Zalo

Cảnh giác với dấu hiệu mất tập trung suy giảm trí nhớ kéo dài

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trong cuộc sống hiện đại với áp lực công việc, học tập và cuộc sống cá nhân, nhiều người đang phải đối mặt với tình trạng liên quan đến sự mất tập trung suy giảm trí nhớ. Đây không chỉ là vấn đề thường gặp ở người cao tuổi mà đang dần trẻ hóa khiến nhiều người lo lắng.

1. Mất tập trung suy giảm trí nhớ có thể cảnh báo điều gì? 

Mất tập trung suy giảm trí nhớ có thể là những dấu hiệu thường gặp của quá trình lão hóa. Khi càng lớn tuổi sẽ có những thay đổi xảy ra với tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể, bao gồm cả não bộ. Tuy nhiên thực tế cho thấy, các tế bào thần kinh đã bắt đầu thoái hóa từ độ tuổi đôi mươi- một độ tuổi còn rất trẻ. Chính vì vậy mà vấn đề suy giảm trí nhớ kém tập trung đang trở thành mối lo ngại của cả những người trẻ tuổi. 

mất tập trung suy giảm trí nhớ
Mất tập trung suy giảm trí nhớ có thể là những dấu hiệu thường gặp của quá trình lão hóa 

Mất tập trung và suy giảm trí nhớ có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm: stress, lo âu, bị thiếu ngủ, sức khỏe tâm thần đang gặp vấn đề. Ngoài ra, suy giảm trí nhớ kém tập trung còn cảnh báo cơ thể có các bệnh lý nền như tiểu đường, bệnh tim, bệnh lý liên quan đến não bộ hoặc bạn đang duy trì một lối sống không lành mạnh. 

Người bị suy giảm trí nhớ mất tập trung còn có nguy cơ cao mắc sa sút trí tuệ như Alzheimer - một dạng bệnh mất trí nhớ (một loại rối loạn não) tiến triển và không thể chữa khỏi.

2. Làm gì khi có dấu hiệu mất tập trung suy giảm trí nhớ kéo dài?

Mất tập trung giảm trí nhớ ở giai đoạn sớm có thể cải thiện và điều trị được. Khi thấy có biểu hiện hay quên, lơ đãng người bệnh cần đi khám ngay. Điều này giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ của bệnh và có những phương pháp điều trị đúng hướng. Ngoài việc tuân thủ các loại thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể áp dụng thêm một số biện pháp cải thiện trí nhớ sau:

2.1 Tập luyện trí não

Thường xuyên chơi các trò chơi giải đố là một cách hiệu quả để tập luyện trí não và duy trì sự linh hoạt tư duy. Một số loại trò chơi giải đố phổ biến mà bạn có thể lựa chọn như: Sudoku, cờ vua, giải câu đố…

Liên tục học hỏi những điều mới mẻ như: học một ngôn ngữ mới, học chơi một nhạc cụ mới, tập làm đồ thủ công (chẳng hạn như đan lát và may vá)… cũng là một phương pháp cải thiện suy giảm trí nhớ kém tập trung được các chuyên gia khuyến nghị. 

2.2 Tập thể dục thường xuyên 

Tập thể dục đều đặn, thường xuyên giúp cải thiện chức năng của não bộ, ngăn ngừa các dấu hiệu thoái hóa não và cải thiện cả trí nhớ. Bạn có thể lựa chọn bất kì hoạt động thể lực nào mà bản thân yêu thích và phù hợp với sức khỏe của mình như: đi bộ, chạy bộ, tập yoga, đạp xe, bơi lội… Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày

2.3 Ngủ đủ giấc

Một giấc ngủ chất lượng giúp bộ não được nghỉ ngơi, ngăn ngừa tình trạng mất tập trung suy giảm trí nhớ. Tập thói quen đi ngủ sớm và đúng giờ, cố gắng ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm. Để có một giấc ngủ ngon và sâu giấc hãy tránh xa thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, tivi…ít nhất 30 phút trước giờ đi ngủ và giữ phòng ngủ luôn yên tĩnh và thoải mái. 

2.4 Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học 

Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học là điều quan trọng để duy trì sức khỏe và phòng ngừa tình trạng mất tập trung suy giảm trí nhớ . Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn xây dựng một chế độ ăn uống cân đối và đầy đủ chất dinh dưỡng:

  • Đa dạng hóa các loại thực phẩm: Xây dựng chế độ ăn hàng ngày với đủ loại thực phẩm từ tất cả các nhóm thực phẩm: rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu protein (như thịt, cá, đậu, hạt), và sản phẩm từ sữa.
  • Kiểm soát lượng calo phù hợp: Theo dõi lượng calo bạn tiêu thụ và đảm bảo rằng nó phù hợp với nhu cầu năng lượng của cơ thể dựa trên mức hoạt động và mục tiêu tình trạng cân nặng.
  • Ăn đủ số bữa: Chia bữa ăn thành 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ trong ngày. Việc này giúp duy trì mức đường huyết ổn định và ngăn chặn cảm giác đói quá mức.
  • Hạn chế chất béo bão hòa: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ quá chất béo bão hòa có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng não. Vì vậy cần hạn chế lượng chất béo bão hòa đến từ các loại thực phẩm như: mỡ và nội tạng động vật, bơ thực vật… trong chế độ ăn uống hàng ngày. Ưu tiên lựa chọn các nguồn chất béo tốt từ dầu oliu, các loại hạt, cá biển và quả bơ. 
  • Tăng cường chất xơ, vitamin và khoáng chất: Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất như rau xanh, củ quả tươi, các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám… Các vitamin nhóm B (đặc biệt là B6, B9 - Folate, và B12) và vitamin C đều đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe não bộ. Ngoài ra, một số loại khoáng chất bao gồm: sắt, kẽm và magie cũng góp phần quan trọng trong cải thiện trí nhớ và chức năng não. 
  • Uống đủ nước: Nước cũng là một thành phần rất cần thiết cho các hoạt động của não bộ. Duy trì thói quen uống đủ 40ml nước/kg cân nặng/ ngày. Một người có cân nặng 50 kg cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. 
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống có hại cho não bộ: Hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh. Các loại thực phẩm này thường chứa nhiều đường, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể gây ra tình trạng viêm, làm tổn thương não bộ. Ngoài ra nên hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều muối và tránh dung nạp các loại nước có gas hoặc đồ uống có cồn. 
mất tập trung suy giảm trí nhớ
Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học giúp phòng ngừa tình trạng mất tập trung suy giảm trí nhớ 

2.5 Hạn chế căng thẳng và stress

Căng thẳng và stress có thể làm tổn thương não bộ. Các phương pháp thiền và yoga giúp tạo cải thiện tâm trạng, giảm stress và tăng cường khả năng tập trung

Dành thời gian để thực hiện các hoạt động thư giãn, nghỉ ngơi hoặc tham gia các hoạt động xã hội như câu lạc bộ, các sự kiện cộng đồng, các buổi tổ chức trò chơi dân gian… điều này giúp não bộ có thời gian để nghỉ ngơi, phòng ngừa nguy cơ suy giảm trí nhớ kém tập trung. 

2.6 Hạn chế sử dụng rượu và các chất kích thích

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng não, đặc biệt là trí nhớ. Cồn trong rượu có thể gây tổn thương tới các tế bào não và làm suy giảm khả năng học và ghi nhớ thông tin.

Tránh sử dụng quá mức cồn, caffeine và nicotine, đặc biệt là vào buổi tối để không gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích mạnh vì chúng gây hại cho trực tiếp đến não bộ và tâm lý. 

Tóm lại, đừng nên xem nhẹ những dấu hiệu của mất tập trung suy giảm trí nhớ. Hãy dành thời gian để chăm sóc tâm trí và cơ thể của bạn. Nếu tình trạng này kéo dài, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế nhận được sự hỗ trợ và điều trị kịp thời. 

Nguồn: msdmanuals.combb- mayoclinichealthsystem.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân Y khoa Cấn Thị Mai Huê xem thêm bài viết cùng tác giả

10

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vì sao khả năng tập trung kém và suy giảm theo tuổi?

Vì sao khả năng tập trung kém và suy giảm theo tuổi?

Suy giảm trí nhớ và lo âu có mối liên hệ gì?

Suy giảm trí nhớ và lo âu có mối liên hệ gì?

Các biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ

Các biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ

Khi nào cần dùng thuốc điều trị suy giảm trí nhớ?

Khi nào cần dùng thuốc điều trị suy giảm trí nhớ?

Khi nào cần dùng thuốc trị suy giảm trí nhớ?

Khi nào cần dùng thuốc trị suy giảm trí nhớ?

10

Bài viết hữu ích?