Bệnh suy giảm trí nhớ đôi khi bắt đầu bằng những dấu hiệu tưởng chừng nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày. Một trong những triệu chứng suy giảm trí nhớ điển hình nhất là sự hay quên. Ví dụ như để mất đồ đạc và không thể nhớ đã để chúng ở đâu.
Ngoài ra, người bệnh có thể quên mất một số thông tin cơ bản như một cuộc hẹn, một cái tên, một số điện thoại hoặc ngày, tháng, thậm chí là năm và không thể xác định được thời gian hiện tại.
Một dấu hiệu suy giảm trí nhớ cần chú ý đó là người bệnh gặp vấn đề khi trò chuyện và giao tiếp. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý kiến, ý nghĩ của mình một cách rõ ràng và logic. Ngoài ra, còn có thể gặp khó khăn trong việc theo kịp cuộc trò chuyện và không thể hiểu ý của người khác một cách đầy đủ.
Mất tập trung và do dự khi đưa ra quyết định là một biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ. Họ gặp khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, đặc biệt là trong các hoạt động đòi hỏi sự chú ý lâu dài. Ngoài ra, sự suy giảm trí nhớ có thể làm chậm quá trình phản ứng, làm tăng thời gian cần thiết để xử lý thông tin và đưa ra quyết định. Từ đó, người bệnh trở nên do dự khi đưa ra quyết định, cảm thấy thiếu tự tin và lo lắng về sự chính xác lựa chọn của mình.
Một số ví dụ cụ thể thường gặp như: giảm khả năng thực hiện một số công việc quen thuộc (quản lý chi tiêu, đi chợ, mua đồ, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như tắm, rửa, thay quần áo,...), có hành vi bất thường, không có khả năng nhận biết các tình huống nguy hiểm...
Trong giai đoạn đầu của chứng suy giảm trí, người bệnh có thể gặp phải tình trạng căng thẳng và lo lắng. Họ gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, có thể phản ứng mạnh mẽ hơn và không tự chủ với các tình huống thường ngày. Thỉnh thoảng, họ trở nên buồn bã, ủ rũ hoặc cáu gắt. Người mắc chứng bệnh này trải qua những biến động tâm lý đột ngột và bất thường mà không có lý do rõ ràng.
Suy giảm trí nhớ không chỉ tác động đến khả năng ghi nhớ thông tin mà còn ảnh hưởng đến khả năng xác định phương hướng trong không gian. Mất khả năng xác định địa điểm hiện tại và không nhớ được các địa điểm đã đến trước đây là một dấu hiệu suy giảm trí nhớ thường gặp. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc nhớ đường hoặc lạc hướng trong những nơi họ đã quen thuộc trước đó. Đôi khi họ có thể quên mất mình đang ở đâu hoặc làm cách nào mà họ đến được đó.
Sự lặp lại là một trong những biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ, đặc biệt khi người bệnh không nhớ được thông tin mà họ đã nói hoặc trải qua trước đó. Họ có thể lặp đi lặp lại câu hỏi hoặc câu chuyện mà họ đã nói chỉ vài phút trước đó, không nhớ rằng họ đã thảo luận về điều đó. Sự lặp lại cũng xuất hiện trong các hành động hàng ngày như việc đặt đi đặt lại vật dụng ở một nơi hoặc tắm nhiều lần trong ngày mà không nhớ đã làm.
Sự suy giảm trí nhớ thường đồng nghĩa với việc mất khả năng tự chủ và độc lập trong cuộc sống hàng ngày. Người bệnh có thể sợ hãi về việc không còn kiểm soát được bản thân và phải phụ thuộc vào người khác. Ngoài ra, họ còn trở nên sợ sệt, e dè trước những thay đổi trong môi trường sống, không còn nhận ra những người quen và địa điểm quen thuộc.
Các biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ có thể dễ bị nhầm lẫn hoặc bỏ qua vì các triệu chứng suy giảm trí nhớ thường xuất hiện dần dần theo thời gian và ở giai đoạn ban đầu, những biểu hiện không đặc trưng và không rõ ràng. Chẳng hạn như sự thay đổi trong tâm trạng, sự căng thẳng, hoặc sự mất ngủ khiến người bệnh và người xung quanh chỉ đánh giá đây là những thay đổi nhỏ do tuổi tác và chấp nhận nó là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa tự nhiên.
Chính vì những lý do trên, mà chứng suy giảm trí nhớ thường được chẩn đoán khi tình trạng đã trở nên rất nghiêm trọng hoặc khi người bệnh gặp phải những bất tiện lớn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Việc tăng cường nhận thức về các biểu hiện sớm là điều quan trọng để giúp phát hiện và ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
Khi bạn hoặc người thân có các biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ, bước đầu quan trọng là tham khảo ý kiến của bác sĩ để đánh giá tình trạng và xác định nguyên nhân. Ngoài việc tuân thủ các loại thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, bạn có thể áp dụng thêm một số biện pháp cải thiện suy giảm trí nhớ sau:
Cần sắp xếp thời gian dành cho công việc và chăm sóc gia đình, con cái một cách cân đối và phù hợp. Cố gắng loại bỏ những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ nhất có thể.
Thường xuyên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để não bộ không phải làm việc quá sức. Thỉnh thoảng, có thể “tự thưởng” cho bản thân bằng một chuyến du lịch đến các vùng đất mới để giải tỏa những muộn phiền, âu lo đã tích tụ.
Để cải thiện các triệu chứng suy giảm trí nhớ cần thường xuyên duy trì các hoạt động của não như: ghi nhớ, tư duy. Một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy, những người thường xuyên làm việc trí óc sẽ giảm được 50% nguy cơ mắc bệnh mất trí Alzheimer so với những người ít tư duy.
Ngoài ra, nên thường xuyên chơi các trò chơi giải đố là một cách hiệu quả để tập luyện trí não và duy trì sự linh hoạt tư duy. Một số loại trò chơi giải đố phổ biến mà bạn có thể lựa chọn như: Sudoku, cờ vua, giải câu đố, tính nhẩm…
Liên tục học hỏi những điều mới như: học một ngôn ngữ mới, học chơi một nhạc cụ mới, đọc một cuốn sách mới…cũng là một phương pháp cải thiện suy giảm trí nhớ kém tập trung được các chuyên gia khuyến nghị.
Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện chức năng của não bộ, ngăn ngừa các dấu hiệu thoái hóa não và cải thiện cả trí nhớ. Bạn có thể lựa chọn bất kì hoạt động nào mà bản thân yêu thích và phù hợp với tình trạng sức khỏe như: đi bộ, chạy bộ, tập yoga, đạp xe, bơi lội… Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn ít nhất 150 phút mỗi tuần.
Một giấc ngủ đủ và chất lượng giúp bộ não được nghỉ ngơi và hỗ trợ cải thiện các biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ khá hiệu quả. Tập thói quen đi ngủ sớm và đúng giờ, cố gắng ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm.
Cắt giảm những loại thực phẩm chứa nhiều đường, muối, carbohydrate tinh chế, đồ ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ. Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, đồ uống có ga.
Đối với chế độ ăn hàng ngày cần được tăng cường những loại thực phẩm giàu vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B), axit béo omega 3, choline có trong cá biển, nấm, ngũ cốc nguyên cám, trứng, sữa… Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa như rau xanh, củ quả tươi, các loại hạt…
Cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, vì nước chính là một thành phần rất cần thiết cho hoạt động của não.
Tóm lại, nếu bạn hoặc người thân đang có những dấu hiệu suy giảm trí nhớ thì hãy
thăm bác sĩ sớm nhất có thể để được đánh giá và tư vấn chẩn đoán. Đối với bệnh suy giảm trí nhớ, sự chẩn đoán sớm có thể giúp tăng cơ hội kiểm soát bệnh tình và cải thiện chất lượng cuộc sống.
15
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
15
Bài viết hữu ích?