Zalo

Làm sao ngăn chặn bệnh suy giảm trí nhớ ở người già?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Suy giảm trí nhớ ở người già được coi là một phần của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, nếu tình trạng mất trí nhớ xảy ra nghiêm trọng, gây nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống thì có thể là dấu hiệu sớm của hội chứng suy giảm trí nhớ. Việc chủ động tìm hiểu bệnh suy giảm trí nhớ ở người già giúp chúng ta biết cách ngăn chặn bệnh sớm hơn.

1. Vì sao người già dễ bị suy giảm trí nhớ?

Suy giảm trí nhớ là tình trạng bệnh lý khi chúng ta gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin mới, học hỏi điều mới hoặc dần quên đi các thông tin mà chúng ta đã biết trước đây. Suy giảm trí nhớ ngoài xảy ra ở người cao tuổi còn gặp sau khi bị chấn thương sọ não, viêm não, đột quỵ, bệnh Alzheimer, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, stress, mất ngủ, nghiện rượu, sử dụng các chất kích thích, lạm dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ hoặc những loại chấn thương hay bệnh tật khác tổn thương đến hệ thống thần kinh. Nhưng trong đó, suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi là bệnh lý phổ biến và thường gặp nhất bởi vì các lý do sau đây:

  • Từ lúc mới chào đời, não bộ của cơ thể chúng ta hình thành hơn một triệu kết nối thần kinh mới mỗi giây. Và thể tích não tăng lên nhiều vào năm 6 tuổi. Tuy nhiên, não bộ chúng ta bắt đầu co rút lại từ năm 30, 40 tuổi đến khi già thể tích và khối lượng não bộ giảm đi gây ảnh hưởng đến khả năng nhận thức cũng như trí nhớ. Tuổi càng cao thì sự lão hoá của các tế bào thần kinh diễn ra càng nhanh, các vùng não liên quan đến nhận thức và trí nhớ như thuỳ trán và hồi hải mã co lại nhiều làm thúc đẩy quá trình suy giảm trí nhớ ở người già.
  • Người cao tuổi luôn có nhiều bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu. Tăng huyết áp và mỡ máu làm giảm lưu lượng máu lưu thông đến não có thể thúc đẩy quá trình lão hoá não và suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó đường máu là nguồn năng lượng chính của các tế bào não nên chức năng của não rất nhạy cảm với các tác động bất lợi của tình trạng kháng insulin trong bệnh đái tháo đường, chúng sẽ làm cho não bộ lão hóa sớm hơn, thúc đẩy quá trình suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, các mảng xơ vữa được hình thành do rối loạn mỡ máu là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh suy giảm trí nhớ ở người già, bệnh Alzheimer. 
  • Người cao tuổi thường hay mất ngủ và có những giấc ngủ chất lượng kém. Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Khi ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể được thư giãn nghỉ ngơi, giảm căng thẳng mệt mỏi, tăng cường trí nhớ, sự sáng suốt và tập trung. Việc ngủ không đủ giấc, giấc ngủ không sâu sẽ làm ảnh hưởng đến các tế bào não bộ. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc hội chứng suy giảm trí nhớ ở người già.
  • Ngoài ra, việc sử dụng kéo dài một số loại thuốc điều trị bệnh mạn tính ở người cao tuổi cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ ở người già.

2. Làm sao để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh suy giảm trí nhớ ở người già?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ thúc đẩy nhanh hội chứng suy giảm trí nhớ ở người. Không bao giờ là quá sớm hoặc quá muộn để bắt đầu nghĩ đến việc bảo vệ bộ não của chúng ta, vì vậy bạn cần phải chủ động làm trẻ hoá não bộ, tăng cường khả năng hoạt động của não bộ, khả năng nhận thức và trí nhớ. Để có thể làm được những điều này, bạn cần thực hiện các phương pháp sau:

2.1 Quản lý tốt các bệnh lý mạn tính

Bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu có khả năng thúc đẩy suy giảm trí nhớ ở người già diễn ra nhanh hơn. Việc bạn kiểm soát tốt những bệnh lý này có thể giúp bạn phòng ngừa suy giảm trí nhớ diễn ra sớm. Bạn cần kết hợp giữa điều trị bằng thuốc theo đơn của bác sĩ kết hợp với thay đổi chế độ ăn lành mạnh, tăng cường tập thể dục thể thao và duy trì lối sống sinh hoạt tốt.

2.2 Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Việc ăn nhiều thịt đỏ, chất béo ngọt, đường bổ sung, thức ăn nhanh chế biến sẵn sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ. Vì thế hãy thay thế đạm, chất béo có trong các loại hạt thay cho đạm béo động vật. Tăng cường các loại ngũ cốc nguyên cám nguyên hạt, gạo lứt thay cho cơm gạo trắng và các sản phẩm từ gạo trắng. 

Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường vitamin, khoáng chất có lợi cho trí nhớ của não bộ. Nhiều nghiên cứu chứng minh được rằng trong các loại quả mọng như lựu, việt quất có chứa các chất làm chậm lão hoá não bộ, tăng cường trí nhớ. Ngoài ra, tăng cường các thực phẩm chức nhiều vitamin B12, omega -3 là những chất có lợi cho sức khỏe não bộ.

bệnh suy giảm trí nhớ ở người già
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp bạn ngăn chặn bệnh suy giảm trí nhớ ở người già

2.3 Tăng cường tập luyện thể thao

Việc thường xuyên tập luyện thể thao sẽ làm tăng lượng máu lưu thông đến não, giúp cơ thể giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường trí nhớ và nâng cao sức khỏe não bộ. Việc tập thể dục nên duy trì ít nhất 30 phút/lần và 5 lần/ tuần với các hình thức như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đi xe đạp, leo núi, yoga, dưỡng sinh..

2.4 Tránh xa thuốc lá, chất kích thích và hạn chế bia rượu 

Thuốc lá, các chất kích thích sẽ làm tổn thương các tế bào thần kinh của não, làm tăng nguy cơ lão hoá não và suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó, uống quá nhiều bia rượu và uống thường xuyên sẽ làm thoái hoá các tế bào não gây suy giảm trí nhớ và nhận thức. Vì vậy, hãy bỏ thuốc lá và các chất kích thích ngay từ bây giờ. Đồng thời hãy kiểm soát tốt lượng cồn đưa vào cơ thể ở mức cho phép. Đây là cách giúp bạn phòng ngừa hội chứng suy giảm trí nhớ ở người già.

2.5 Ngủ đủ giấc

Việc ngủ sớm và ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh suy giảm trí nhớ ở người già. Giấc ngủ chất lượng rất quan trọng cho não bộ và trí nhớ của bạn. Hãy ngủ đủ 8 tiếng/ngày, có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ của bạn bằng việc nghe nhạc, đọc sách, tắm nước ấm trước khi đi ngủ. 

2.6 Tránh căng thẳng, stress

Với xã hội ngày nay, lượng công việc cũng như những áp lực công việc rất nhiều. Nếu bạn stress, căng thẳng, suy nghĩ kéo dài sẽ làm thúc đẩy quá trình suy giảm trí nhớ diễn ra nhanh hơn. Vì vậy, hãy cân bằng tốt giữa học tập làm việc với nghỉ ngơi, thư giãn. Tăng cường các hoạt động và sở thích của bạn như thể thao, chơi đàn, đọc sách, chơi game. Hãy chia nhỏ công việc để giải quyết chúng một cách hiệu quả hơn.

2.7 Tăng cường trò chơi trí tuệ

Bạn có thể đã nghe nói rằng những hoạt động như trò chơi ô chữ, sudoku, tìm kiếm từ, mê cung… có thể là những trò chơi trí não hiệu quả để luôn nhạy bén. Một số tuyên bố này dựa trên khoa học thực tế và nếu bạn tham gia vào các hoạt động này, bạn có thể nâng cao trí nhớ, giữ cho tinh thần của mình tươi sáng và nhạy bén hơn trong thời gian dài hơn.

bệnh suy giảm trí nhớ ở người già
Các trò chơi trí tuệ có thể giúp bạn tăng cường trí nhớ não bộ

2.8 Tăng cường giao tiếp xã hội

Bộ não của bạn cần được kích hoạt nhiều nhất có thể và điều quan trọng là mọi người phải tham gia các sự kiện văn hóa cũng như tương tác với gia đình và bạn bè, những loại hoạt động mà não bạn tham gia sẽ rất tích cực cho sức khỏe não bộ tổng thể, bao gồm cả khả năng giảm nguy cơ phát triển chứng mất trí nhớ.

Tăng cường tham gia các hội nhóm để được giao lưu và hoạt động nhiều hơn, được trò chuyện với những người cùng trang lứa, cùng sở thích sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe não bộ.

3. Những điểm cần lưu ý trong việc ngăn chặn chứng suy giảm trí nhớ người già

Bệnh suy giảm trí nhớ ở người già gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bản thân người bệnh. Họ có thể quên đi người thân, quên đi những công việc dự định bản thân phải làm, không còn khả năng quản lý chi tiêu, lái xe hay làm những công việc mình yêu thích. Để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh suy giảm trí nhớ ở người già, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, mỡ máu, đường huyết bằng cách kết hợp phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.
  • Tăng cường thay đổi chế độ ăn khoa học, thay thế thịt, các sản phẩm từ thịt sang đạm thực vật, ngũ cốc. Tăng cường cá, rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin B12, omega-3 và nhiều vitamin khoáng chất khác có lợi cho trí nhớ não bộ.
  • Tăng cường các hoạt động thể lực và hạn chế các chấn thương vùng đầu sẽ giúp bạn ngăn chặn suy giảm trí nhớ ở người già.
  • Bỏ thuốc lá, các chất kích thích và hạn chế uống bia rượu thường xuyên.
  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ, tránh căng thẳng lo lắng. Tích cực làm những công việc mình yêu thích.
  • Tăng cường tham gia các trò chơi trí tuệ, phát triển trí não.
  • Tích cực tham gia các hội nhóm, các hoạt động xã hội.

Như vậy, bệnh suy giảm trí nhớ ở người già là một bệnh lý phổ biến hiện nay. Bệnh xảy ra do nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau. Việc bạn chủ động phòng ngừa sớm và tích cực các yếu tố nguy cơ này bằng chế độ ăn khoa học lành mạnh kết hợp với xây dựng một lối sống sinh hoạt tốt sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe não bộ, tăng cường trí nhớ và làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ ở người già.

Nguồn: today.uconn.edu - mayoclinichealthsystem.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Trần Thị Thuý Hiếu xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách nào phòng ngừa lão hóa não bộ?

Cách nào phòng ngừa lão hóa não bộ?

Bị suy giảm trí nhớ có chữa khỏi được không?

Bị suy giảm trí nhớ có chữa khỏi được không?

Thử dùng bài kiểm tra sức khỏe não bộ tại nhà

Thử dùng bài kiểm tra sức khỏe não bộ tại nhà

Rượu gây ức chế não bộ và làm não bị lão hóa như thế nào?

Rượu gây ức chế não bộ và làm não bị lão hóa như thế nào?

Hay thức khuya gây suy giảm trí nhớ không?

Hay thức khuya gây suy giảm trí nhớ không?

22

Bài viết hữu ích?