Có rất nhiều thắc mắc liên quan đến việc “suy giảm trí nhớ nên bổ sung gì?”. Các loại cá giàu omega -3 là loại thực phẩm cần được bổ sung đầu tiên trong chế độ ăn.
Các loại cá béo như: cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá mòi... chứa nguồn axit béo omega -3 vô cùng phong phú. Khoảng 60% bộ não được cấu tạo từ chất béo và một nửa số chất béo đó là omega-3. Não bộ dùng omega-3 để tạo nên các tế bào não và thần kinh. Những chất béo này rất cần thiết để nâng cao hiệu quả làm việc, học tập và tăng khả năng ghi nhớ.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ nhiều omega-3 có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các vấn đề về trí nhớ liên quan đến tuổi già. Mặt khác, khi cơ thể không được đáp ứng đủ omega-3 khiến dễ gặp tình trạng suy giảm và sự tập trung, cũng như tăng khả năng trầm cảm.
Ăn cá biển ít nhất 2 lần/ tuần nên chọn các loại chứa ít thủy ngân như cá hồi, cá tuyết, cá ngừ. Nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn chay không hoặc không thích ăn cá thì có thể bổ sung nguồn omega-3 từ thực vật như: dầu oliu, hạt lanh, hạt óc chó, hạt điều, quả bơ.
Chất chống oxy hóa và caffeine trong cà phê là hai thành phần chính giúp tăng cường hoạt động của bộ não. Caffeine có tác dụng làm giảm cảm giác mệt mỏi, kích thích não bộ, duy trì sự tập trung và tăng cường khả năng học tập. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ caffeine và chất chống oxy hóa có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson, những bệnh liên quan đến suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng cà phê cần được kiểm soát để tránh các tác dụng phụ như: mất ngủ, ngủ không sâu giấc, làm tăng nhịp tim… Các chuyên gia đồng ý rằng mức tiêu thụ caffein trong ngày không nên quá 300 mg. Trong một ly cà phê có khoảng 100 mg caffeine, do vậy không nên uống quá ba ly/ ngày
Các loại quả mọng như quả việt quất, mâm xôi, anh đào là nguồn cung cấp nhóm các hợp chất thực vật như anthocyanin có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa hoạt động chống lại tình trạng stress và viêm. Đây là hai yếu tố góp phần vào tình trạng lão hóa não và các bệnh thoái hóa thần kinh. Một số chất chống oxy hóa trong các loại quả mọng có khả năng cải thiện chức năng não bộ, tăng cường khả năng tập trung và ngăn ngừa các triệu chứng mất trí nhớ ở người lớn tuổi.
Nghệ là một loại gia vị và thảo dược có chứa một hợp chất chính được gọi là curcumin, mà nhiều nghiên cứu đã chỉ ra có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe của não và trí nhớ. Dưới đây là một số cách củ nghệ có thể giúp cải thiện suy giảm trí nhớ:
Bông cải xanh chứa các chất chống oxy hóa như: vitamin C, beta-carotene và đặc biệt là vitamin K. Bông cải xanh cung cấp hơn 100% lượng vitamin K khuyến nghị hàng ngày. Vitamin này liên quan đến việc cải thiện chức năng não và ngăn chặn suy giảm trí nhớ.
Hạt bí ngô là một nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ bảo vệ cơ thể và não khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra. Hạt bí ngô chứa một lượng magie, sắt, kẽm, choline dồi dào, rất cần thiết đối với sức khỏe của não:
Sô cô la đen, đặc biệt là loại có hàm lượng cacao cao, chứa một số hợp chất như: flavonoid, caffeine và chất chống oxy hóa có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe não đồng thời có tác động tích cực đối với trí nhớ. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sô cô la đen nên được thực hiện trong mức độ vừa phải, bởi vì chúng cũng chứa hàm lượng đường đường và calo đáng kể.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn các loại hạt có thể cải thiện sức khỏe tim đồng thời sẽ có một bộ não khỏe mạnh. Vì thế bạn nên thường xuyên ăn các loại hạt chẳng hạn như: hạt hạnh nhân, hạt điều, quả phỉ, hạt thông, hạt dẻ cười, hạt óc chó hay hồ đào. Một đánh giá năm 2014 cho thấy các loại hạt có thể cải thiện khả năng nhận thức và thậm chí giúp ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh.
Một số chất dinh dưỡng trong các loại hạt như: chất béo omega 3, chất chống oxy hóa và vitamin E đem lại nhiều lợi ích có sức khỏe của não bộ. Vitamin E bảo vệ màng tế bào khỏi tổn thương gốc tự do, giúp làm chậm sự suy giảm tinh thần.
Trứng cũng là một đáp án phù hợp cho thắc mắc “suy giảm trí nhớ nên bổ sung gì để cải thiện ?”. Đây là một nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe não bộ. Dưới đây là một số lợi ích của trứng đóng góp vào việc cải thiện suy giảm trí nhớ:
Trà xanh là một loại đồ uống giàu chất chống oxy hóa và nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà xanh có thể có tác dụng tích cực đối với sức khỏe não và trí nhớ.
Trà xanh chứa caffeine, một chất kích thích có thể tăng cường sự tỉnh táo và tập trung. Tuy nhiên, trà xanh cũng chứa l-theanine, một amino acid có thể giảm cảm giác căng thẳng và tạo ra tâm trạng thoải mái, tạo sự cân bằng cho tác động kích thích của caffeine. Ngoài ra, các hợp chất trong trà xanh có thể giúp giảm viêm, giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe liên quan đến viêm nhiễm có thể ảnh hưởng đến trí nhớ.
Bơ là nguồn cung cấp omega 3 dồi dào giúp thúc đẩy sức khỏe của não bộ. Ngoài ra quả bơ còn cung cấp một loạt các khoáng chất và vitamin như Vitamin B9, E, vitamin K, và vitamin B6, magiê, kali có tác dụng tích cực đến sức khỏe toàn diện, bao gồm cả sức khỏe não. Tuy nhiên, bơ chứa hàm lượng calo cao, vì vậy bạn chỉ nên ăn khoảng 1/4 - 1/2 trái bơ một bữa như một món ăn phụ.
Ngoài thắc mắc liệu “suy giảm trí nhớ nên bổ sung gì?” thì “suy giảm trí nhớ nên bổ sung chất gì?’ cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Theo một số nghiên cứu thì người bị suy giảm trí nhớ thường không cung cấp đủ chất khoáng cho cơ thể.
Các chất khoáng như: sắt, iot, kẽm rất quan trọng trong việc cải thiện khả năng ghi nhớ. Sắt giúp duy trì sự tỉnh táo, tăng khả năng tập trung khi lao động, học tập. Người thiếu sắt thường có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, buồn ngủ, sa sút kết quả làm việc. Bổ sung iot giúp đầu óc tăng khả năng sáng tạo, tiếp thu, tăng hiệu suất cho công việc… Kẽm cũng là một khoáng chất đóng vai trò trong nhiều chức năng cơ thể, bao gồm cả chức năng não.
Chất đạm cũng là một trong 3 nguồn cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể. Các tế bào được tái tạo, các chất dẫn truyền thần kinh được sản sinh là nhờ được cung cấp đủ đạm. Protein cung cấp amino acid, các hợp chất quan trọng được sử dụng để xây dựng và duy trì tế bào não. Một số amino acid như tryptophan có thể tăng sản xuất serotonin, có ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ.
Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể, đặc biệt là đối với tế bào não. Nhiều người thực hiện chế độ ăn cắt giảm tinh bột để giảm cân cấp tốc. Tuy nhiên việc giảm quá mức tinh bột trong chế độ ăn sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, kém tập trung, suy giảm trí nhớ, học tập và làm việc kém hiệu quả
Khi bạn đang gặp phải tình trạng suy giảm trí nhớ thì có thể cơ thể đang thiếu nguồn chất béo tốt. Omega 3-6-9 là những chất béo cần thiết trong việc hỗ trợ hoạt động của trí não, tăng cường khả năng ghi nhớ.
Suy giảm trí nhớ thiếu chất gì thì vitamin cũng là một đáp án phù hợp. Chắc hẳn không ai còn nghi ngờ về tầm quan trọng của vitamin với sức khỏe, đặc biệt là với não bộ, các vitamin thiết yếu cần bổ sung gồm vitamin A, vitamin D, các vitamin nhóm B,…
Khi bổ sung dưỡng chất cho người bị suy giảm trí nhớ, có một số lưu ý quan trọng cần xem xét để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
Trước khi bắt đầu bất bổ sung các loại thực phẩm nào, đặc biệt là nếu bạn đang điều trị hay sử dụng thuốc, hãy thảo luận với bác sĩ để đảm bảo rằng các loại thực phẩm này không tương tác xấu với các loại thuốc bạn đang duy trì.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể, một số người có thể cần các loại thực phẩm bổ sung cụ thể như vitamin B, omega-3 hoặc chất chống oxy hóa theo tư vấn từ bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng.
Cố gắng đa dạng hóa chế độ ăn từ các nguồn thực phẩm chất lượng. Không nên phụ thuộc quá mức vào một loại dưỡng chất nào. Ưu tiên các loại thực phẩm tươi, theo mùa.
Ngoài những thực phẩm tốt cho não bộ đã nêu bên trên, có một số thực phẩm mà bạn nên hạn chế hoặc tránh ăn để bảo vệ sức khỏe não bộ và cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, bao gồm: Thức ăn nhanh và đồ ăn nhiều dầu mỡ, món ăn, đồ uống chứa nhiều đường, thức ăn chứa nhiều muối, thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn….
Tóm lại, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe não bộ và cải thiện suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bất kỳ thay đổi nào, bạn nên trao đổi với bác sĩ để đảm bảo rằng chúng phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn. Hãy thực hiện ngay hôm nay để chăm sóc não bộ và tạo điều kiện cho một cuộc sống khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái.
46
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
46
Bài viết hữu ích?