Thoái hóa não là một trong 3 nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở các nước phát triển, tuy thoái hóa não không phải là hệ quả tất yếu của sự lão hóa nhưng bệnh thường gặp ở người cao tuổi, phổ biến nhất là ở độ tuổi 65 trở lên. Ở nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn ở nam giới. Khả năng mắc bệnh này tăng dần theo độ tuổi, vì vậy cần hết sức lưu ý theo dõi các dấu hiệu và điều trị bệnh kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng xảy ra, đặc biệt là căn bệnh mất trí Alzheimer.
Bệnh thường do vấn đề về tuổi tác. Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân khác như: di truyền, người có tiền sử bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, thiếu máu não, tổn thương não và những người có thói quen nghiện rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích...
Theo các nhà khoa học, tình trạng suy giảm trí nhớ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chúng ta có xu hướng gia tăng theo độ tuổi.
Trong giai đoạn từ 0 -25 tuổi, não phát triển mạnh mẽ nhất. Các tế bào não tăng nhanh về số lượng, và các liên kết giữa chúng đang được xây dựng một cách ổn định.
Ở giai đoạn trung niên, các kết nối trong não tiếp tục phát triển, nhưng có sự tinh lọc và tối ưu hóa. Một số vùng của não có thể giảm kích thước, nhưng vẫn giữ được khả năng hoạt động. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp các tế bào thần kinh bị thoái hóa, giảm dần khả năng tham gia vào quá trình thực hiện các chức năng của não bộ.
Trong giai đoạn tuổi già (65 tuổi trở lên). Các vùng của não có thể giảm kích thước, và số lượng tế bào não giảm đi mà không được sản sinh thêm, dễ gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ.
Ở độ tuổi trung niên các cơ quan dần bị lão hóa, chẳng hạn như: lão hóa các khớp, giảm hoặc mất khối cơ, tâm lý căng thẳng đến từ gánh nặng gia đình, con cái là những vấn đề mà người trung niên thường xuyên phải đối mặt. Họ dễ mắc phải tình trạng suy giảm trí nhớ tuổi trung niên với những triệu chứng như nhớ nhớ quên quên, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt chóng mặt, hay quên, nghe nhìn kém, nhận thức chậm, tâm trạng hay bị cáu gắt, buồn bã thất thường, khó khăn trong giao tiếp và giảm khả năng vận động…
Hội chứng suy giảm trí nhớ tuổi trung niên có thể biểu hiện bằng những dấu hiệu khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:
Đây được coi là một trong những triệu chứng suy giảm trí nhớ tuổi trung niên điển hình. Người bệnh có thể quên mất một số thông tin cơ bản vừa mới tìm hiểu như một cuộc hẹn, sự kiện, một cái tên, một số điện thoại…
Suy giảm trí nhớ ở tuổi trung niên có thể làm người bệnh giảm khả năng tư duy và giải quyết vấn đề. Do đó, họ có thể thấy khó khăn khi cố gắng làm theo một chỉ dẫn nào đó như: nấu ăn theo công thức được hướng dẫn, không thể lập kế hoặc quản lý chi tiêu
Ngoài ra, sự suy giảm trí nhớ có thể làm chậm quá trình phản ứng, làm tăng thời gian để xử lý thông tin và đưa ra quyết định. Từ đó, người cảm thấy thiếu tự tin và lo lắng về lựa chọn của mình.
Một dấu hiệu suy giảm trí nhớ tuổi trung niên đáng chú ý đó là gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như: nấu ăn, tắm rửa, vệ sinh cá nhân, làm việc nhà hoặc lái xe đến một địa điểm quen thuộc.
Người bị suy giảm trí nhớ tuổi trung niên có thể quên mất ngày, tháng, thậm chí là năm và không thể xác định được thời gian hiện tại. Người bệnh cũng có thể không biết được mình đang ở đâu hoặc đang làm gì. Họ gặp khó khăn trong việc nhớ đường hoặc lạc hướng trong những nơi họ đã quen thuộc trước đó.
Một người bị suy giảm trí nhớ tuổi trung niên có thể đặt vật dụng cá nhân ở những nơi không phù hợp, chẳng hạn như: đặt chìa khóa xe trong tủ lạnh, đặt quần áo trong tủ giày… và sau đó không thể nhớ để tìm lại.
Dấu hiệu suy giảm trí nhớ tuổi trung niên còn là là sự thay đổi đột ngột về tính cách, cảm xúc và hành vi. Chẳng hạn như người bệnh dễ cảm thấy buồn bã, lo lắng sợ hãi hơn bình thường. Họ gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, có thể phản ứng mạnh mẽ hơn và không tự chủ hơn với các tình huống thường ngày. Thỉnh thoảng, học trở bên ủ rũ hoặc cáu gắt. Người mắc chứng bệnh này trải qua những biến động tâm lý đột ngột và bất thường mà không có lý do rõ ràng.
Một dấu hiệu suy giảm trí nhớ cần chú ý đó là người bệnh gặp vấn đề khi trò chuyện và giao tiếp. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý kiến, ý nghĩ của mình một cách rõ ràng và logic. Ngoài ra, còn có thể gặp khó khăn trong việc theo kịp cuộc trò chuyện và không thể hiểu ý của người khác một cách đầy đủ.
Tóm lại, suy giảm trí nhớ ở tuổi trung niên là một thách thức lớn đối với cộng đồng nhưng có thể được quản lý và cải thiện thông qua những biện pháp thích hợp. Bằng cách thay đổi lối sống và thực hiện những hành động tích cực, người trung niên có thể duy trì sức khỏe tốt và giữ cho trí não nhanh nhạy và ổn định hơn.
41
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
41
Bài viết hữu ích?