Zalo

Bộ não quá tải: Dấu hiệu và hậu quả nếu kéo dài

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Quá tải não bộ là tình trạng kiệt sức về tinh thần xảy ra khi não bộ làm việc vượt quá khả năng của nó. Tình trạng não hoạt động quá nhiều nếu kéo dài có thể dẫn đến căng thẳng tinh thần, suy giảm trí nhớ, kiệt sức và giảm năng suất làm việc. Cùng tìm hiểu rõ hơn về dấu hiệu, hậu quả và cách khắc phục tình trạng bộ não quá tải thông qua bài viết dưới đây.

1. Quá tải não bộ là gì?

Bộ não là cơ quan phức tạp nhất trong cơ thể, có nhiệm vụ kiểm soát chức năng của các cơ quan quan trọng như tim để đập và phổi để vận chuyển oxy. Não bộ còn điều phối chuyển động của tay và chân để đi, nhảy hoặc ôm ai đó và bộ não tạo ra những ký ức và cảm xúc cho phép bạn tương tác với gia đình và bạn bè.

Bộ não có thể xử lý những thông tin bạn thu thập được mỗi ngày từ việc đọc báo, xem tin tức và trò chuyện với bạn bè theo các phương pháp khác nhau.

Bộ não quá tải là tình trạng kiệt sức về tinh thần xảy ra khi não bộ làm việc vượt quá khả năng của nó. Khi lượng thông tin cần xử lý vượt quá khả năng của não bộ thì có thể dẫn đến việc giảm trí nhớ, khó tập trung và giảm hiệu suất làm việc.

Trong cuộc sống bận rộn hiện nay, não hoạt động quá nhiều thường xuyên có thể xảy ra khi nhân viên được yêu cầu quản lý nhiều nhiệm vụ, trách nhiệm hoặc dự án cùng một lúc. Ngoài ra, tình trạng bộ não quá tải cũng có thể xảy ra khi bạn đang học những kỹ năng mới, phức tạp hoặc làm việc với công nghệ hoặc hệ thống lạ.

bộ não quá tải
Bộ não quá tải là tình trạng kiệt sức về tinh thần

2. Dấu hiệu não bộ bị quá tải là gì?

Những dấu hiệu của bộ não quá tải, bao gồm:

2.1. Ngủ không ngon

Bộ não của chúng ta có cơ chế tự làm sạch, nghĩa là trong giai đoạn ngủ sâu não sẽ thải những chất cặn bã đã tích tụ trong ngày và cả những sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất bình thường của tế bào thần kinh.

Khi bạn suy nghĩ quá nhiều khiến não hoạt động quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ vào ban đêm. Tình trạng mất ngủ này sẽ làm gián đoạn quá trình làm sạch của não bộ và gây tích tụ những chất độc hại trong não. Nếu mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của bộ não như giảm trí nhớ, kém tập trung và tinh thần mệt mỏi.

2.2. Tâm trạng chán nản

Thường xuyên cáu kỉnh, lo lắng, buồn bã, hay nổi giận và thiếu kiên nhẫn có thể là những dấu hiệu của việc não hoạt động quá nhiều.

2.3. Không tập trung

Không thể tập trung có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang quá căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều, ngủ không đủ giấc, ăn không ngon, không uống đủ nước và không tập thể dục.

2.4. Mất đam mê và động lực

Nếu bạn đã đánh mất đam mê và động lực trong học tập, công việc và cuộc sống thì có thể do não bộ hoạt động quá nhiều dẫn đến tình trạng kiệt quệ. Nguyên nhân là do tình trạng căng thẳng kéo dài dẫn đến việc bạn bị mất hứng thú trong công việc, hoài nghi bản thân, cực kỳ mệt mỏi và cảm thấy vô dụng.

Suy nghĩ quá nhiều dẫn đến căng thẳng mãn tính sẽ gây ra sự khó khăn cho não bộ và việc liên tục giải phóng những hormone căng thẳng như cortisol sẽ làm cạn kiệt nguồn năng lượng dự trữ của não.

2.5. Không muốn giao tiếp với mọi người

Tình trạng não hoạt động quá nhiều dẫn đến bộ não quá tải cũng có thể khiến bạn không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh. Tình trạng này nếu không được khắc phục có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu và nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần nguy hiểm khác.

Một nghiên cứu đã cho biết rằng những người thường xuyên tham gia vào các hoạt động xã hội có nhiều chất xám trong não hơn và ít bị sa sút trí tuệ cũng như những bệnh lý liên quan đến suy giảm nhận thức khác.

3. Các hậu quả nếu não bộ bị quá tải là gì? Cách nào khắc phục tình trạng này?

3.1. Các hậu quả nếu bộ não quá tải

Khi não hoạt động quá nhiều dẫn đến bộ não quá tải sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe chúng ta, bao gồm:

  • Năng suất giảm: Bộ não quá tải có thể khiến bạn kém tập trung và gặp khó khăn trong khi giải quyết những vấn đề, dẫn đến giảm hiệu suất học tập và làm việc.
  • Kiệt sức: Bộ não quá tải liên tục có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức cả về thể chất, cảm xúc và tinh thần, dẫn đến giảm hứng thú và động lực trong cuộc sống.
  • Khó khăn khi đưa ra quyết định: Bộ não quá tải và bạn không có đủ thời gian để xem xét các lựa chọn, dẫn đến việc bạn có thể đưa ra những quyết định sai lầm.
  • Căng thẳng: Căng thẳng là phản ứng tự nhiên đối với tình trạng não hoạt động quá nhiều.

3.2. Cách khắc phục tình trạng bộ não quá tải

Một số cách giúp chúng ta khắc phục tình trạng bộ não quá tải, bao gồm:

  • Ngủ đủ giấc: Không ngủ đủ giấc mỗi ngày sẽ khiến bạn nhanh chóng kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần và bạn sẽ phải mất nhiều nỗ lực hơn để hoàn thành công việc. Vì vậy, hãy cố gắng ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm để có một bộ não khỏe mạnh.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Khi quá bận rộn bạn sẽ có xu hướng tiêu thụ những đồ ăn chế biến sẵn không tốt cho sức khỏe. Để khắc phục tình trạng bộ não quá tải bạn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng cách tiêu thụ nhiều trái cây, rau xanh, thịt nạc và chất béo lành mạnh. Ngoài ra, bạn cũng cần cung cấp đủ nước cho cơ thể và không nên nhịn đói vì khi đói lượng đường trong máu sẽ giảm khiến cơ thể không có đủ năng lượng để làm việc.
bộ não quá tải
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp nâng cao sức khỏe não bộ
  • Tập thể dục: Nếu bạn cảm thấy bộ não quá tải, bạn có thể dừng công việc đang làm và ra ngoài tập thể dục hoặc đi dạo. Điều này sẽ giúp cho não bộ được nghỉ ngơi, giảm bớt căng thẳng, cải thiện tinh thần và mang lại sự minh mẫn cho đầu óc.
  • Chia nhỏ công việc: Suy nghĩ quá nhiều về việc phải hoàn thành một khối lượng lớn công việc có thể khiến bạn cảm thấy kiệt quệ và thậm chí không thể bắt đầu. Thay vào đó, bạn nên chia nhỏ công việc và lên kế hoạch hoàn thành từng việc nhỏ, nhờ đó bạn sẽ dễ quản lý và thực hiện công việc tốt hơn. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng não hoạt động quá nhiều gây quá tải bộ não.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ: Khi bạn gặp những khó khăn trong học tập, công việc và cuộc sống khiến bạn suy nghĩ quá nhiều nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề. Lúc này, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh như gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn giải quyết công việc tốt hơn và thư giãn hơn khi được trút bầu tâm sự với những người bạn yêu thương.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Để tránh tình trạng bộ não quá tải bạn nên dành thời gian để bản thân được nghỉ ngơi. Dành thời gian tự chăm sóc bản thân đóng một vai trò không nhỏ trong việc giảm thiểu căng thẳng và giữ gìn sức khỏe. 

Bài viết đã cho chúng ta biết được não hoạt động quá nhiều có thể dẫn đến những căng thẳng tinh thần, cảm xúc tiêu cực, kiệt sức và giảm năng suất làm việc. Bạn cần tránh tình trạng bộ não quá tải bằng cách ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chia nhỏ công việc, tìm kiếm sự giúp đỡ và dành thời gian để nghỉ ngơi. Điều này không chỉ giúp giảm tình trạng bộ não quá tải mà còn giúp tăng cường khả năng hoạt động của não, trẻ hóa não bộ và làm chậm quá trình lão hóa của não, giúp bạn duy trì đầu óc minh mẫn và sáng tạo.

Ngày nay, ngoài việc ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh thì bạn có thể bổ sung thực phẩm chức năng có chứa NAD. NAD là một loại thần dược giúp cải lão hoàn đồng, là một trong những nguồn năng lượng tế bào chính trong cơ thể. NAD có tác dụng chống lão hóa ở cấp độ tế bào, làm giảm lão hóa da, cơ, xương, gan, thị giác, cải thiện độ nhạy cảm insulin, chức năng miễn dịch và mức độ hoạt động thể chất. NAD cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, lưu thông máu, có chức năng giúp cơ thể tránh khỏi bệnh tật, ảnh hưởng trực tiếp đến sự lão hóa do đó có tác dụng chống lão hóa, giảm lão hóa da sớm và đảo ngược tuổi già. 

Tài liệu tham khảo: Talentcards.com, Mayoclinichealthsystem.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vì sao khả năng tập trung kém và suy giảm theo tuổi?

Vì sao khả năng tập trung kém và suy giảm theo tuổi?

Hay thức khuya gây suy giảm trí nhớ không?

Hay thức khuya gây suy giảm trí nhớ không?

Vì sao stress gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng?

Vì sao stress gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng?

Suy giảm trí nhớ là biểu hiện của bệnh gì?

Suy giảm trí nhớ là biểu hiện của bệnh gì?

Cách nào làm chậm lão hóa não ở người?

Cách nào làm chậm lão hóa não ở người?

304

Bài viết hữu ích?