Mỗi người chúng ta đều trải qua những khoảnh khắc lo lắng, nhưng nếu bạn không thể vượt qua sau một vài tuần, hoặc nó bắt đầu làm ảnh hưởng đến công việc hàng ngày hoặc cuộc sống gia đình của bạn, đó có thể là dấu hiệu cần phải tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ. Vậy, lo lắng nhiều có hại không?
Lo lắng không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng mà còn có thể gắn liền với các vấn đề rối loạn lo âu, nếu kéo dài tình trạng này hoàn toàn có hại cho sức khỏe.
Tình trạng lo lắng kéo dài có thể tác động đến cuộc sống hàng ngày của bạn đến mức nó có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn, thói quen sinh hoạt, các mối quan hệ, giấc ngủ và hiệu suất công việc. Đối với nhiều người, cảm giác lo lắng quá mức có thể dẫn đến những hành vi tự kiểm soát có hại như quá ăn, hút thuốc lá hoặc lạm dụng rượu và ma túy.
Lo lắng nhiều có hại không, dĩ nhiên đây không phải là một trạng thái tâm lý tốt mà ai cũng mong muốn. Tình trạng lo lắng kéo dài thường là hậu quả của các rối loạn như rối loạn lo âu tổng hợp, rối loạn hoảng sợ hoặc lo âu xã hội. Tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, lo lắng ảnh hưởng đến khoảng 40 triệu người trưởng thành. Sự lo lắng biểu hiện theo nhiều cách và không phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính hay chủng tộc.
Lo lắng quá mức, sợ hãi hoặc lo lắng liên tục trở nên có hại khiến bạn không thể tập trung vào thực tế hoặc suy nghĩ rõ ràng. Những người có mức độ lo lắng cao thường gặp khó khăn trong việc vượt qua những lo lắng của họ, và điều này có thể dẫn đến các triệu chứng về sức khỏe thể chất.
Lo lắng nhiều có hại không, dĩ nhiên là có, sức khỏe tâm lý luôn luôn có những tác động nhất định với lối sống hàng ngày, từ đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Vậy, lo lắng hại gì đến cơ thể?
Tình trạng lo lắng kéo dài và căng thẳng tinh thần có thể tạo ra nhiều vấn đề sức khỏe đáng chú ý. Lo lắng nhiều ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trên cơ thể, một số triệu chứng điển hình khi bạn trải qua lo lắng quá mức là.
Khi năng lượng dư thừa trong cơ thể không được sử dụng, việc giải phóng các hormone gây căng thẳng có thể khiến người bệnh gặp các vấn đề về thể chất như.
Nếu lo lắng và căng thẳng không được điều trị một cách hiệu quả, chúng có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm và thậm chí có thể gây ra ý định tự tử. Phản ứng vật lý của cơ thể đối với áp lực tâm lý bao gồm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, tim và mạch máu, cũng như sự tác động lên các tuyến tiết hormone trong cơ thể. Những hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉ các chức năng khác nhau của cơ thể, bao gồm cả chức năng não và các hệ thống xung thần kinh.
Cơ chế của mỗi người khi gặp lo lắng là hoàn toàn khác nhau, có người buồn chán chẳng muốn ăn gì, ngược lại, có người khi lo lắng thì cơ thể lại tiết ra nhiều cortisol. Đây là hormone kích thích sự thèm ăn và khiến người bị stress dễ dẫn tới béo phì. Do đó, để trả lời cho câu hỏi lo lắng có làm giảm cân không thì yếu tố này cũng sẽ phụ thuộc vào nhiều đối tượng khác nhau.
Vấn đề lo lắng nhiều có hại không đã được giải đáp. Để hạn chế tình trạng lo lắng, bạn có thể tham khảo một vài cách sau đây để cải thiện tình hình.
Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin xung quanh vấn đề “lo lắng nhiều có hại không”, bên cạnh đó là những phương pháp thay đổi lối sống để giúp bạn giảm thiểu lo lắng trong cuộc sống một cách hiệu quả.
46
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
46
Bài viết hữu ích?