Zalo

Tâm lý của bệnh béo phì: Tai họa và cách điều trị

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ngày nay, béo phì đang là 1 vấn đề phổ biến trên toàn thế giới. Các báo cáo cho thấy, những người béo phì có liên quan đến tỷ lệ rối loạn tâm lý, đồng thời làm tăng tình trạng rối loạn lo âu khoảng 25% và tăng tỷ lệ sử dụng chất gây nghiện khoảng 25%. Vậy tâm lý của bệnh béo phì là gì?

1. Tâm lý không giảm được cân

Hiện nay, các nhà khoa học chưa biết rõ tại sao những người béo phì có tâm lý lo lắng hơn những người bình thường. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra tâm lý của bệnh nhân béo phì có thể xuất phát từ những vấn đề mà họ đang phải đối mặt như:

  • Sự phát xét, kỳ thị của mọi người xung quanh. Những người béo phì ục ịch ngại giao tiếp hay có thể không tham gia những công việc yêu cầu cao về mặt ngoại hình.
  • Vấn đề sức khỏe của bản thân với những bệnh đi kèm như tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, đái tháo đường, vô sinh,...
  • Tiêu cực về bản thân đi kèm với lòng tự trọng bị hạ thấp
Hình: Tâm lý của bệnh béo phì ảnh hưởng như thế nào
Tâm lý của bệnh béo phì ảnh hưởng như thế nào

Những nguyên nhân trên đã làm cho người mắc bệnh béo phì rơi vào tình trạng trầm cảm, stress,... Họ luôn cảm thấy buồn bã, mất hứng thú với các hoạt động hoặc sở thích. Chính điều này càng làm gia tăng hoạt động của tuyến yên - tuyến thượng thận, từ đó làm tăng cảm giác thèm ăn và dẫn đến thừa cân béo phì.

Với những người mắc chứng trầm cảm, ăn có thể giúp họ đối phó với cảm giác tiêu cực. Điều này dẫn đến việc tăng cân quá mức theo thời gian. Hơn nữa, đối với người mắc bệnh béo phì, trạng thái căng thẳng khi phải đối mặt với những vấn đề trong cuộc sống sẽ rất dễ dẫn đến cảm giác tiêu cực dần chuyển biến thành trầm cảm. Vì vậy, khi họ điều trị thuốc chống trầm cảm hoặc uống thuốc chống loạn thần kinh như paroxetine, mirtazapine, amitriptyline, olanzapine có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc khiến bệnh nhân ngủ nhiều tăng cân. Đây là một trong những nguyên nhân khiến những người béo phì khó kiểm soát được cân nặng. 

2. Các điều trị tâm lý của bệnh béo phì

Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa cân nặng với sức khỏe thể chất và tinh thần đó là thay đổi lối sống, giảm cân tích cực để cải thiện tâm lý trầm cảm hay tự ti vì béo phì.  

2.1 Chế độ ăn uống lành mạnh

Lựa chọn ăn một chế độ lành mạnh và giảm thiểu lượng calo nạp vào cơ thể cũng là một cách giúp người bệnh giảm cân và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe liên quan đến béo phì. Có thể thấy, serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh được tìm thấy trong cơ thể con người giúp điều chỉnh tâm trạng, sự thèm ăn và giấc ngủ. Phần lớn serotonin được sản xuất trong đường tiêu hoá. Thực phẩm chúng ta ăn vào có ảnh hưởng đến sản xuất serotonin, khi đó tâm trạng của bạn có thể được cải thiện tích cực hơn. 

Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm:

  •  Hoa quả và rau hay các loại ngũ cốc.
  •  Protein bao gồm thịt, các loại hạt, đậu nành, trứng, sữa ít béo hoặc không béo, dầu thực vật và chất béo lành mạnh. Cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm được chế biến sẵn hay thực phẩm chứa nhiều đường. 

2.2 Ngủ đủ giấc

Mất ngủ cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống tinh thần của bạn. Hơn nữa, nó còn làm tăng nguy cơ béo phì. Các nghiên cứu đã phát hiện rằng những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có nhiều khả năng bị béo phì hơn những người ngủ đủ giấc từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm. 

Trên thực tế, ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể bao gồm cả quá trình trao đổi chất. Đối với những người ngủ thiếu giấc sẽ có xu hướng tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu carbs hơn, điều này có thể dẫn đến việc tăng cân nhanh chóng. Có thể thấy, ngủ đủ giấc là điều cần thiết không chỉ giúp kiểm soát cân nặng, đồng thời nó còn ngăn ngừa các tình trạng sức khỏe thể chất khác nhau mà còn giúp duy trì sức khỏe tinh thần tốt. 

Hình: Ngủ đủ giấc cải thiện tâm trạng và cân nặng
Ngủ đủ giấc cải thiện tâm trạng và cân nặng

2.3 Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là một hoạt động quan trọng để kiểm soát cân nặng cũng như sức khỏe của bạn. Nó có thể giúp bạn giảm cân và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch và rối loạn lipid máu,....

Ngoài ra, tập thể dục có thể cải thiện chứng trầm cảm, stress, lo lắng. Vì hoạt động thể chất làm tăng lưu thông máu não, đồng thời tác động đến tuyến yên - thượng thận (HPA), từ đó làm giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng của bạn. 

Theo chuyên gia, chúng ta nên tập thể dục thường xuyên với cường độ trung bình khoảng 150 phút/tuần hoặc trải dài trong vài ngày. Ví dụ, bạn có thể tập trong vòng 50 phút 3 ngày mỗi tuần hoặc 30 phút cho 5 ngày mỗi tuần. 

Một số những hoạt động thể chất với cường độ vừa phải như đạp xe, đi bộ,.... Nếu bạn đang hoạt động với cường độ cao như bơi lội, chạy bộ hay các môn thể thao đối kháng thì bạn nên tập ít nhất 75 phút mỗi tuần. 

2.4 Hình thức giải toả căng thẳng

Căng thẳng không chỉ liên quan đến các tình trạng sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng mà còn liên quan đến hành vi ăn uống. Những người bị căng thẳng có thể có xu hướng ăn quá nhiều và dẫn đến béo phì. Đối với một số người, ăn uống có thể là một cách đối phó với căng thẳng, nhưng về lâu dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề hơn. Thay vì chuyển sang ăn uống để làm giảm stress, có vô số hoạt động mà bạn có thể làm để giúp giảm bớt căng thẳng bao gồm:

  • Trò chuyện, tâm sự, chia sẻ với người thân
  • Đọc sách, ca hát, nhảy múa
  • Làm những việc mình yêu thích
  • Hoàn thành công việc tốt

Nếu bạn thường xuyên thấy mình bị căng thẳng, bạn có thể nhận được từ việc điều trị sức khỏe tâm thần như trị liệu hoặc dùng thuốc. Liệu pháp hoặc tư vấn có thể giúp giảm căng thẳng bằng cách hướng dẫn bạn những phương pháp lành mạnh để đối phó với các vấn đề lo âu, trầm cảm.

Tóm lại, có mối quan hệ mật thiết giữa người bệnh béo phì và các vấn đề sức khỏe tâm thần. Béo phì có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần và các vấn đề sức khỏe tâm thần có thể dẫn đến tăng cân và béo phì. Giảm cân tích cực với nhiều hoạt động thay đổi chế độ ăn, lối sống, hành vi thậm chí dùng thuốc giảm béo dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa có thể giúp người bệnh thừa cân, béo phì cải thiện sức khỏe, tác động tích cực đến cân nặng và tinh thần của người bệnh.

Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Béo phì ảnh hưởng thế nào đến huyết áp?

Béo phì ảnh hưởng thế nào đến huyết áp?

Nguy cơ ung thư buồng trứng ở bệnh nhân béo phì

Nguy cơ ung thư buồng trứng ở bệnh nhân béo phì

Những khó khăn khi giảm cân phổ biến nhất

Những khó khăn khi giảm cân phổ biến nhất

45

Bài viết hữu ích?