Zalo

Nguy cơ ung thư buồng trứng ở bệnh nhân béo phì

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ung thư buồng trứng là căn bệnh chưa xác định chính xác được nguyên nhân. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài một số yếu tố không thể thay đổi, người phụ nữ có thể bị giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng bằng cách hạn chế tiếp xúc hoặc tránh các yếu tố nguy cơ này. Vậy nguy cơ ung thư buồng trứng là gì?

1. Những yếu tố nguy cơ ung thư buồng trứng

Các yếu tố được cho tác nhân ung thư buồng trứng bao gồm: Phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh hoặc sinh đẻ ít; Phụ nữ có kinh nguyệt không đều; Phụ nữ đã và đang sử dụng thuốc kích thích rụng trứng hay đang sử dụng các liệu pháp thay thế hormone hậu mãn kinh; người đã bị mắc bệnh.

Ngoài ra, nếu trong gia đình những người phụ nữ mà có mẹ hoặc chị em gái đã và đang điều trị bệnh ung thư buồng trứng, ung thư vú hay ung thư đại trực tràng thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng tăng cao gấp 2 đến 4 lần so với những người bình thường.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ thì nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng bao gồm những yếu tố cụ thể như: Tình trạng thừa cân hay béo phì, tuổi tác, phụ nữ sinh con khi đã lớn tuổi, sử dụng các liệu pháp hormone sau khi mãn kinh, phụ nữ từng có tiền sử đã bị ung thư vú, có tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng hoặc ung thư đại trực tràng… Vậy nên, có thể có nguy cơ béo phì gây ung thư buồng trứng.

1.1. Yếu tố tuổi tác

Tuổi tác được coi là một tác nhân ung thư buồng trứng. Nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn khi tuổi tác càng cao. Trong hầu hết các trường hợp thì ung thư buồng trứng phát triển sau giai đoạn đã mãn kinh. Một nửa số ca ung thư buồng trứng được phát hiện đối với phụ nữ từ 63 tuổi trở lên.

1.2. Tình trạng thừa cân hoặc béo phì

Béo phì có liên quan đến nguy cơ phát triển nhiều bệnh trong đó có bệnh ung thư mà cụ thể là nguy cơ ung thư buồng trứng. Tình trạng thừa cân, béo phì cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng bệnh và khả năng sống đối với những người đang bị ung thư buồng trứng.

1.3. Sinh con muộn

Phụ nữ mang thai lần đầu sau 35 tuổi hoặc những người phụ nữ chưa từng bao giờ mang thai đủ tháng có nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn so với những người phụ nữ bình thường. Những phụ nữ đã mang thai và sinh con đủ tháng ở trước 26 tuổi thì có nguy cơ ung thư buồng trứng thấp hơn so với những phụ nữ không mang thai. Nguy cơ ung thư buồng trứng giảm xuống với mỗi lần mang thai đủ tháng và khi cho con bú có thể làm giảm nguy cơ hơn nữa.

1.4. Sử dụng liệu pháp hormone sau khi mãn kinh

Sử dụng các liệu pháp hormone sau khi mãn kinh là tác nhân ung thư buồng trứng. Phụ nữ sử dụng liệu pháp estrogen đơn thuần hoặc kết hợp với progesterone sau giai đoạn mãn kinh có nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn so với những phụ nữ chưa bao giờ sử dụng liệu pháp hormone để điều trị.

1.5. Người đã có tiền sử gia đình đã bị mắc ung thư

Ung thư buồng trứng có thể có tính chất di truyền trong gia đình với những người phụ nữ trong cùng một gia đình. Nguy cơ ung thư buồng trứng đối với người phụ nữ tăng lên nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị em gái hoặc con gái của bạn bị ung thư buồng trứng. Nguy cơ ung thư buồng trứng cũng cao hơn so với bạn có nhiều người thân bị ung thư buồng trứng.

Tiền sử trong gia đình mắc một số loại ung thư khác như ung thư vú, ung thư đại trực tràng có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Điều này là do những bệnh ung thư này có thể do đột biến di truyền đối với một số gen gây ra hội chứng ung thư có tính chất gia đình làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng.

1.6. Người đã từng bị ung thư vú

Nếu đã từng bị ung thư vú, người phụ nữ cũng có thể tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Một số yếu tố nguy cơ sinh sản đối với bệnh ung thư buồng trứng cũng có thể ảnh hưởng làm tăng nguy cơ ung thư vú. Nguy cơ ung thư buồng trứng sau khi mắc ung thư vú cao nhất ở những phụ nữ có tiền sử trong gia đình mắc bệnh ung thư vú.

1.7. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Tác nhân ung thư buồng trứng tiếp theo là chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu hợp lý. Nghiên cứu cho thấy, chế độ dinh dưỡng lành mạnh giàu dinh dưỡng, ăn bổ sung thêm nhiều rau củ, các loại trái cây, chất béo lành mạnh và ít các loại thực phẩm chế biến sẵn có thể giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và cải thiện sức khỏe đối với những người mắc bệnh này.

nguy cơ ung thư buồng trứng
Béo phì có liên quan đến nguy cơ ung thư buồng trứng

2. Béo phì và ung thư buồng trứng có liên quan như thế nào? 

Mối liên quan giữa béo phì và nguy cơ ung thư buồng trứng đã được nghiên cứu rộng rãi, nhưng các nghiên cứu đã mang lại kết quả không thống nhất. Các từ khóa bao gồm béo phì, thừa cân, kích thước cơ thể, chỉ số khối cơ thể, tỷ lệ eo-hông, vòng eo, trọng lượng cơ thể, ung thư buồng trứng, ung thư biểu mô buồng trứng, u buồng trứng và khối u buồng trứng. 

Ung thư buồng trứng là ung thư phụ khoa gây ra tử vong nhiều nhất và là nguyên nhân quan trọng gây ra tử vong liên quan đến ung thư, đặc biệt là ở các nước phát triển. Mặc dù có nghiên cứu quan trọng kiểm tra tình trạng béo phì chủ yếu là chỉ số khối cơ thể người trưởng thành [BMI], nhưng bằng chứng tổng thể chỉ cho thấy ảnh hưởng giữa tình trạng béo phì và nguy cơ ung thư buồng trứng, với các mối liên hệ mạnh mẽ hơn được quan sát thấy trong các nghiên cứu bệnh chứng dựa trên dân số so với các nghiên cứu tiến cứu. 

Mặc dù các cơ chế cơ bản có thể liên quan đến nguy cơ béo phì vẫn chưa rõ ràng, nhưng các dấu ấn sinh học gây viêm gia tăng có liên quan đến nguy cơ và các yếu tố nội tiết tố, bao gồm cả nồng độ androgen, có thể quan trọng đối với sự phát triển của các khối u nhầy. 

3. Các cách phòng ngừa ung thư buồng trứng

Ngoài một số yếu tố nguy cơ ung thư buồng trứng như tuổi tác hoặc có tiền sử gia đình không thể thay đổi thì phụ nữ có thể giảm nguy cơ ung thư buồng trứng bằng cách giữ cân nặng hợp lý hoặc không dùng liệu pháp thay thế hormone sau khi mãn kinh.

Nếu tiền sử gia đình cho thấy bạn (hoặc người thân) có thể mắc hội chứng liên quan đến nguy cơ ung thư buồng trứng cao, bạn có thể cân nhắc nên đi khám, tư vấn và xét nghiệm di truyền. Điều này có thể giúp dự đoán liệu bạn có khả năng mắc một trong các đột biến gen liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư buồng trứng hay không.

Cách để dự phòng béo phì gây ra ung thư là duy trì cân nặng phù hợp. Những người bị béo phì với chỉ số khối cơ thể trên 30 thì nên thực hiện giảm cân thông qua thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày điều độ kết hợp với chế độ tập luyện thể dục thể thao một cách hợp lý.

nguy cơ ung thư buồng trứng
Dự phòng béo phì gây ung thư buồng trứng bằng cách duy trì cân nặng hợp lý 

Ngày nay, nếu muốn giảm cân một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin và các loại khoáng chất với vai trò thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện phương pháp này thì bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu và chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ điều trị theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện sao cho phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Tâm lý của bệnh béo phì: Tai họa và cách điều trị

Tâm lý của bệnh béo phì: Tai họa và cách điều trị

Béo phì ảnh hưởng thế nào đến huyết áp?

Béo phì ảnh hưởng thế nào đến huyết áp?

Những khó khăn khi giảm cân phổ biến nhất

Những khó khăn khi giảm cân phổ biến nhất

24

Bài viết hữu ích?