Zalo

Rối loạn lo âu ảnh hưởng thế nào tới sức khoẻ?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mặc dù lo âu là 1 phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với các vấn đề trong cuộc sống, nhưng nếu bạn bị chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu thì đó lại là 1 bệnh lý cần phải điều trị. Người bệnh rối loạn cảm xúc lo âu thường có những lo lắng, căng thẳng hoặc sợ hãi quá mức gây ám ảnh.

1.  Người bị rối loạn lo âu có biểu hiện như thế nào?

Để phát hiện được xem mình có đang bị chứng rối loạn cảm xúc lo âu không thì người bệnh cần chú ý tới các biểu hiện sau:

  • Căng thẳng, cáu gắt hoặc lo lắng kéo dài, chìm trong suy nghĩ tiêu cực không lối thoát.
  • Không ngừng được sự lo lắng, luôn suy nghĩ dai dẳng về mọi vấn đề trong cuộc sống.
  • Không chỉ lo lắng về 1 việc mà người bệnh thường có quá nhiều việc lo lắng khác nhau, gia tăng những căng thẳng mệt mỏi và hình thành những thói quen tiêu cực cho bản thân.
  • Khó thư giãn: Tâm lý không ổn định khiến người bệnh khó có thể thư giãn thực sự, mất dần sở thích cá nhân. 
  • Rối loạn giấc ngủ hoặc rối loạn ăn uống.
  • Tâm lý bồn chồn, không thể ngồi yên lâu.
  • Mệt mỏi về thể chất, đau đầu khó tập trung.
  • Luôn suy nghĩ đến một điều kinh khủng sắp xảy ra trong tương lai.
  • Một số bệnh nhân có biểu hiện rối loạn về tiêu hoá, viêm đường ruột hoặc viêm ruột kích thích.
Rối loạn lo âu có thể gây ra nhiều biểu hiện khác nhau
Rối loạn lo âu có thể gây ra nhiều biểu hiện khác nhau

2. Rối loạn lo âu ảnh hưởng tới sức khoẻ như thế nào?

Nhiều người lo lắng không biết “rối loạn lo âu có nguy hiểm không?” hay “rối loạn lo âu ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?”. Thực tế, chứng rối loạn lo âu nếu không được kiểm soát bằng thuốc hay không được trị liệu có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ như:

  • Ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch: Rối loạn lo âu có thể làm tăng lượng hormone stress (cortisol) trong cơ thể dẫn tới cản trở hoạt động tim mạch và cuối cùng là gây đột quỵ hoặc đau tim.
  • Rối loạn giấc ngủ: Việc căng thẳng và lo âu liên tục khiến người bệnh thường mất ngủ về đêm lâu dần trở thành mất ngủ kéo dài cũng là 1 tình trạng ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ.
  • Rối loạn lo âu tăng huyết áp: Là tình trạng căng thẳng, lo âu liên tục khiến người bệnh không thể kiểm soát huyết áp một cách tốt nhất. Ngoài ra, chứng rối loạn lo âu còn làm nặng thêm các bệnh lý mạn tính như bệnh tuyến giáp hoặc tiểu đường.
  • Sợ hãi: Lo lắng quá nhiều về các vấn đề dù là nhỏ nhất có thể dần trở thành chứng sợ hãi - một rối loạn tâm thần gây ra các suy nghĩ tiêu cực có thể hình thành ý định tự sát.
  • Căng cơ bắp: Rối loạn lo âu còn có thể gây tăng hoạt động thụ động của cơ bắp từ đó dẫn tới căng cơ, đau mỏi vai hoặc hàm.
  • Rối loạn tiêu hoá: Ban đầu rối loạn lo âu có thể chỉ liên quan đến thần kinh nhưng khi kéo dài lại ảnh hưởng tới tất cả bộ phận cơ thể, trong đó có hệ tiêu hoá. Người bệnh có thể mắc hội chứng ruột kích thích, bị đau bụng, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy,…
  • Gây mất tự tin: Rối loạn lo âu kéo dài khiến tâm trí người bệnh xáo trộn, mất tự tin trong việc giao tiếp với xã hội và có thể hình thành trầm cảm.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Là tình trạng người bệnh phản ứng với vấn đề lo âu liên tục bằng một hành vi lặp đi lặp lại nhằm giải quyết tình trạng lo âu. Ví dụ như một người sợ vi khuẩn có thể rửa tay liên tục dù không hề chạm vào vật gì. 
Rối loạn lo âu để lại nhiều hậu quả về tâm lý và sức khỏe cho người bệnh
Rối loạn lo âu để lại nhiều hậu quả về tâm lý và sức khỏe cho người bệnh

Tóm lại, chứng rối loạn cảm xúc lo âu là một bệnh lý thần kinh nguy hiểm nếu không được điều trị có thể dẫn tới mãn tính và gây ra hậu quả lâu dài cho sức khỏe. Ngay khi có các biểu hiện thái quá về vấn đề lo âu trong cuộc sống, đừng ngần ngại đến các bác sĩ chuyên khoa thần kinh - tâm lý để được tư vấn và điều trị kịp thời. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên sống trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và không làm cách nào để giải tỏa được thì có thể tham khảo phương pháp truyền tái tạo năng lượng. Đây là phương pháp có thể giúp tăng cường sức khỏe từ cấp độ tế bào. Sau khi bác sĩ thăm khám và đánh giá tình trạng sức khỏe chung, bạn sẽ được truyền tĩnh mạch vi hoạt chất giúp bổ sung toàn diện vitamin, axit amin và thúc đẩy glutathione để có sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Vi hợp chất bao gồm: Chất lỏng, chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa và axit amin cùng dung dịch truyền độc quyền sẽ được hấp thụ 100% vào máu thông qua đường truyền tĩnh mạch. Sau đó chuyển hóa thành năng lượng, giải độc, trẻ hóa cơ thể và tối ưu hóa hiệu suất của bạn. Nhờ đó bạn sẽ nhanh chóng lấy lại năng lượng tích cực cho bản thân và thoát ra được những suy nghĩ tiêu cực, chán nản, stress hay lo âu.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh Xem thêm bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh
xem thêm
Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không? Có gây chết người không?

Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không? Có gây chết người không?

Bị suy nhược cơ thể nên ăn uống gì để mau hồi phục?

Bị suy nhược cơ thể nên ăn uống gì để mau hồi phục?

Cách nào điều trị mệt mỏi trong người dứt điểm?

Cách nào điều trị mệt mỏi trong người dứt điểm?

Cách điều trị tâm lý cho người trầm cảm

Cách điều trị tâm lý cho người trầm cảm

Tập yoga chữa rối loạn lo âu hiệu quả không?

Tập yoga chữa rối loạn lo âu hiệu quả không?

119

Bài viết hữu ích?