Zalo

Làm gì khi bị mệt mỏi không rõ nguyên nhân?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hầu hết tình trạng mệt mỏi thường bắt nguồn từ một hoặc nhiều vấn đề trong cuộc sống, điển hình như ngủ không sâu giấc, thiếu hoạt động thể chất, do thuốc điều trị hoặc dấu hiệu của trầm cảm. Vậy phải làm gì khi bị mệt mỏi không rõ nguyên nhân? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giảm bớt sự mệt mỏi bằng một số giải pháp cụ thể từ các chuyên gia.

1. Thế nào là mệt mỏi không rõ nguyên nhân? 

Mệt mỏi là tình trạng khá phổ biến trong cuộc sống thường nhật. Hầu hết mọi người đều đã từng cảm thấy mệt mỏi trong một thời gian ngắn. Thông thường, mệt mỏi sẽ biến mất khi người bệnh giải quyết được nguyên nhân. 

Tuy nhiên, đôi khi sự mệt mỏi không biến mất mà diễn ra dai dẳng với một nguyên nhân không rõ ràng (mệt mỏi mãn tính). Trong trường hợp này, cơ thể bạn không được hồi phục dù đã nghỉ ngơi đầy đủ. Mệt mỏi không rõ nguyên nhân làm ảnh hưởng rất lớn đến năng lượng, hiệu suất làm việc lẫn khả năng tập trung. Mệt mỏi liên tục kéo dài làm giảm chất lượng cuộc sống cả về thể chất và tinh thần của người bệnh. 

Mệt mỏi liên tục kéo dài làm giảm chất lượng cuộc sống
Mệt mỏi liên tục kéo dài làm giảm chất lượng cuộc sống

2. Làm gì khi bị mệt mỏi không rõ nguyên nhân?  

Như đã đề cập, có hai kiểu mệt mỏi: Mệt mỏi thông thường và mệt mỏi mãn tính. Mệt mỏi thông thường có thể giảm bớt thông qua chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý. Tuy nhiên, mệt mỏi mãn tính có thể là dấu hiệu của bệnh lý cần có sự can thiệp của bác sĩ và phương pháp điều trị thích hợp. 

2.1. Mệt mỏi thông thường 

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mệt mỏi thông thường đến từ tuổi tác, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, ngủ không đủ giấc, lối sống ít vận động,...Làm việc quá nhiều trong thời gian dài khiến người mệt mỏi kiệt sức do cơ thể không có thời gian để hồi phục. Trong khi đó, lối sống ít vận động làm cơ thể trở nên ì ạch, lười biếng, các cơ không được kéo giãn dẫn đến mệt mỏi cả thể chất lẫn tinh thần. 

Bên cạnh đó, uống quá nhiều caffeine vào ban ngày sẽ khiến bạn dễ bị mất ngủ buổi đêm và dẫn đến tình trạng mệt mỏi vào sáng hôm sau. Uống quá nhiều rượu cũng gây ra trạng thái mệt mỏi tương tự cho cơ thể. Ngoài ra, mệt mỏi có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc như kháng histamin (điều trị cảm lạnh/cúm), thuốc giảm đau, thuốc chẹn beta (điều trị các bệnh tim mạch), thuốc ngủ hay nhóm thuốc chống trầm cảm khác. 

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi vì bất kỳ nguyên nhân nào kể trên, bạn có thể khắc phục tình trạng này và giúp bản thân cảm thấy thoải mái hơn bằng cách: 

Nguyên nhân mất ngủGiải pháp
Ngủ không đủ giấcƯu tiên giấc ngủ và lịch trình sinh hoạt đều đặn. Hạn chế sử dụng máy tính xách tay, điện thoại di động, tivi trong phòng ngủ. Cố gắng đi ngủ và thức dậy đều đặn trong một khung giờ cố định. Nếu chất lượng giấc ngủ vẫn không được cải thiện sau khi thực hiện tất cả các biện pháp trên, hãy đến gặp bác sĩ vì rất có thể bạn đã bị rối loạn giấc ngủ. 
Uống quá nhiều caffeine vào ban ngàyCắt giảm dần cà phê, trà, socola, nước ngọt hay bất kỳ loại thuốc nào có chứa caffeine. Nên cắt giảm cafeine từ từ vì việc dừng cung cấp caffeine đột ngột có thể gây ra hiện tượng “cai caffeine” và khiến cơ thể mệt mỏi hơn. 
Làm việc quá nhiều hoặc lối sống ít vận độngNếu bạn làm việc quá nhiều, hãy cân chỉnh lại lịch làm việc điều độ hơn để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi. Nếu bạn có lối sống ít vận động, hãy dành thời gian cho các hoạt động thể chất ngoài trời thường xuyên hơn. 
Thuốc Trao đổi với bác sĩ về tình trạng mệt mỏi mà bạn gặp phải và đề nghị thay thế bằng loại thuốc khác. 

2.2. Mệt mỏi mãn tính 

Tình trạng mệt mỏi là một triệu chứng khá mơ hồ và không đặc hiệu, có thể đi kèm với nhiều bệnh. Nếu bạn mệt mỏi kéo dài từ 2 đến 4 tuần mà không rõ nguyên nhân, đây có thể là dấu hiệu của mệt mỏi mãn tính cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Đó có thể là trầm cảm, thiếu máu, ung thư, bệnh tim và bệnh thận mạn, ngưng thở khi ngủ, béo phì, tiểu đường, suy giáp,....

Nếu bạn cảm thấy người mệt mỏi không có sức để làm bất cứ việc gì (kể cả những điều bạn yêu thích) và bạn đã loại trừ các nguyên nhân gây mệt mỏi thông thường nêu trên, tốt nhất, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám tổng quát và tìm ra nguyên nhân cụ thể. Với sự tiến bộ của nền y học hiện tại, hầu hết các bệnh đều có phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng mệt mỏi và nâng cao chất lượng tinh thần của người bệnh trong suốt quá trình điều trị. 

Dưới đây là một số phương pháp khắc phục mệt mỏi mãn tính mà bạn có thể tham khảo: 

Nguyên nhân mệt mỏi mãn tínhGiải pháp
Ngưng thở khi ngủGiảm cân nếu bạn thừa cân, bỏ hút thuốc và có thể cần máy trợ thở CPAP để giúp đường hô hấp luôn thông thoáng trong khi ngủ. 
Thiếu máuĐối với trường hợp thiếu máu do thiếu sắt, bạn cần bổ sung sắt và ăn thực phẩm giàu chất sắt như thịt nạc, gan, động vật có vỏ, đậu và ngũ cốc. 
Trầm cảmLiệu pháp trò chuyện, dùng thuốc và tư vấn từ chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ. 
Suy giápNếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy nồng độ hormone tuyến giáp của bạn thấp hơn so với giá trị bình thường, bạn có thể cần bổ sung hormone tuyến giáp theo chỉ định của bác sĩ. 
Nhiễm trùng đường tiết niệuChẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu thông qua kết quả xét nghiệm nước tiểu. Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng kháng sinh. Tình trạng mệt mỏi thường sẽ biến mất sau một tuần. 
Tiểu đườngPhương pháp điều trị bệnh tiểu đường hiện nay bao gồm thay đổi lối sống (chế độ ăn uống, tập thể dục,...) và dùng thuốc (liệu pháp insulin, thuốc điều hòa đường huyết trong cơ thể).
Bệnh tim mạchThay đổi lối sống, dùng thuốc hoặc phẫu thuật (nếu được chỉ định) có thể giúp kiểm soát bệnh tim mạch và cải thiện tình trạng mệt mỏi. 
Viêm cơ não tủy (CFS) và đau cơ xơ hóaTriệu chứng chính là mệt mỏi (có ảnh hưởng đến cuộc sống) kéo dài trên 6 tháng không rõ nguyên nhân. Bệnh nhân có thể giảm bớt cảm giác mệt mỏi thông qua việc thay đổi lịch trình, tập thói quen ngủ và tập thể dục nhẹ nhàng. 

3. Phòng ngừa tình trạng mệt mỏi không rõ nguyên nhân 

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi nhẹ mà không liên quan đến bất kỳ tình trạng bệnh lý nào, giải pháp tốt nhất có thể là hoạt động thể chất và nghỉ ngơi điều độ. Nghiên cứu cho thấy, những người trưởng thành khỏe mạnh có thể tăng cường năng lượng đáng kể sau khi thực hiện các bài tập thể chất cường độ trung bình. Trong một nghiên cứu, những người tham gia đạp xe 3 lần/tuần, mỗi lần 20 phút với tốc độ vừa phải có khả năng chống lại sự mệt mỏi gấp 3 lần so với nhóm đối chứng. 

Ngoài ra, bạn nên thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ 1 năm 1 lần để phát hiện các bệnh lý và bất thường trong cơ thể. Từ đó, tiến hành điều trị sớm, tránh bệnh tiến triển sang giai đoạn muộn khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi mãn tính. 

Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bất thường về sức khỏe
Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bất thường về sức khỏe

“Làm gì khi bị mệt mỏi không rõ nguyên nhân?” là nỗi băn khoăn của nhiều người rơi vào tình trạng này. Mệt mỏi kéo dài khiến người bệnh trở nên kiệt sức, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và trao đổi về tình trạng mệt mỏi của mình. Dưới góc nhìn chuyên môn, các bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng của bạn. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp nhé. 

Hiện nay, liệu pháp tái tạo năng lượng được nhiều người tin tưởng, giúp bổ sung vitamin cho toàn bộ cơ thể, chống lại sự mệt mỏi, cải thiện tinh thần, trẻ hóa não bộ và tăng cường năng lượng nhanh chóng từ cấp độ tế bào. Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch vi hoạt chất (bao gồm: Chất lỏng, chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa và axit amin cùng dung dịch truyền độc quyền) giúp bổ sung toàn diện vitamin, axit amin và thúc đẩy glutathione để có sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Nhờ đó bạn sẽ nhanh chóng lấy lại năng lượng tích cực và thoát khỏi tình trạng căng thẳng, stress kéo dài. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 cho người trung niên

Cách điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 cho người trung niên

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi là bị bệnh gì?

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi là bị bệnh gì?

Làm gì người mệt mỏi chân tay rã rời khó thở?

Làm gì người mệt mỏi chân tay rã rời khó thở?

Bị mệt mỏi có nên truyền nước không?

Bị mệt mỏi có nên truyền nước không?

Các dấu hiệu bạn đang bị mệt mỏi, kiệt sức vì công việc

Các dấu hiệu bạn đang bị mệt mỏi, kiệt sức vì công việc

14

Bài viết hữu ích?