Zalo

Các dấu hiệu bạn đang bị mệt mỏi, kiệt sức vì công việc

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Kiệt sức vì công việc là những bệnh lý thường xuyên xảy ra trong xã hội hiện đại phát triển như hiện nay. Nhận biết sớm các dấu hiệu bị mệt mỏi, kiệt sức vì công việc sẽ giúp bạn biết cách cân bằng, vừa đảm bảo hiệu quả, vừa hoàn thành tốt công việc.

1. Các dấu hiệu bạn đang bị mệt mỏi, kiệt sức vì công việc

Mệt mỏi vì áp lực công việc là điều ai cũng từng trải qua. Đôi khi họ cảm thấy kiệt sức vì công việc nhưng có lúc lại không cảm nhận rõ. Vì vậy, chúng ta cần làm rõ các dấu hiệu báo động tình trạng này để sớm đưa ra phương pháp điều trị kịp thời:

  • Tính cách trở nên nóng nảy khó gần với đồng nghiệp, đặc biệt là đồng nghiệp từng rất thân.
  • Không thể tập trung vào công việc mà chỉ nghĩ đến sự việc diễn ra ngoài giờ làm
  • Tâm lý làm việc để trốn tránh nỗi buồn trong cuộc sống cá nhân dẫn đến mệt mỏi kiệt sức vì công việc do tổn thương tâm lý.
  • Suy giảm trí nhớ khiến công việc giảm hiệu quả hoặc quên lịch họp lịch làm việc.
  • Không thể thức dậy sớm và cơ thể luôn có cảm giác uể oải muốn ngủ nhiều hơn
  • Xuất hiện tâm lý đổ lỗi cho sếp và đồng nghiệp mặc dù họ không hề chèn ép hay gây khó khăn khi làm việc.
  •  Bản thân người kiệt sức về công việc sẽ luôn đặt mục tiêu quá cao với khả năng. Vì thế, khi không làm được sẽ xuất hiện tâm lý nghi ngờ và chán nản.
  • Quá mệt mỏi vì công việc sẽ dẫn đến các căn bệnh như đau đầu, rối loạn giấc ngủ, tinh thần sa sút… Khi tinh thần giảm và sức đề kháng giảm, nguy cơ mắc bệnh tim mạchcảm cúm cũng tăng.

2. Dấu hiệu này có dễ nhận biết/ nhầm lẫn không?

Dấu hiệu mệt mỏi vì công việc có khá nhiều nên chúng có thể bị nhầm lẫn với nhau. Đôi khi cơ thể cảm nhận được dấu hiệu như mô tả nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng quá mệt mỏi vì công việc.

Mỗi dấu hiệu đều có thể được phát hiện hoặc nhầm lẫn. Bản thân đối tượng cảm thấy mệt mỏi vì công việc hiện tại nên kiểm tra sức khỏe, tìm ra nguyên nhân để bác sĩ tư vấn hướng điều trị hiệu quả.

3. Làm thế nào khi xuất hiện các dấu hiệu kiệt sức vì công việc?

Có nhiều giải pháp khác nhau để ngăn tình trạng kiệt sức vì công việc. Khi mệt mỏi vì quá áp lực công việc, sức khỏe tinh thần là điều cần được lưu ý đầu tiên. 

kiệt sức vì công việc
Có nhiều giải pháp khác nhau để ngăn tình trạng kiệt sức vì công việc.

Dưới đây là một số lời khuyên giúp cân bằng sức khỏe và tinh thần tránh mệt mỏi vì công việc:

  • Bổ sung đầy đủ vi chất thiết thiết yếu
  • Tránh sử dụng thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn…
  • Luyện tập thể dục hoặc các bài tập phù hợp với thể lực
  • Thư giãn sau mỗi ngày làm việc
  • Dành thời gian ngủ và ngủ đúng giờ
  • Tạo kế hoạch giữa công việc với thói quen sinh hoạt để tránh gián đoạn ảnh hưởng tiến độ công việc

Khi mệt mỏi vì áp lực công việc quá lớn hay quá nhiều việc, bạn nên trao đổi với người quản lý. Hãy nhờ người quản lý và các đồng nghiệp giúp đỡ để vượt qua giai đoạn bản thân đang cảm thấy quá mệt mỏi vì công việc. Một số cách cụ thể cho trường hợp này như:

  • Giảm khối lượng công việc
  • Hạn chế nhận công việc quá khó với khả năng bản thân
  • Luôn cố gắng hoàn thành công việc và có mặt để xử lý khi đồng nghiệp hay lãnh đạo cần
  • Đi lại vận động sau 1 khoảng thời gian làm việc để giảm căng thẳng mệt mỏi

Khi cảm giác kiệt sức vì công việc khiến những cách trên không còn hiệu quả, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái tiêu cực. Với đối tượng có xu hướng tiêu cực và khó thoát khỏi mệt mỏi vì áp lực công việc có thể tham khảo một số giải pháp:

  • Làm công việc theo đam mê cá nhân giúp tinh thần với công việc luôn có sự tích cực
  • Tự làm món đồ hay công việc thủ công để giải tỏa căng thẳng
  • Dành một khoảng thời gian cố định trong ngày ở ngoài để trao đổi không khí với môi trường và trút bỏ căng thẳng
  • Học thêm kiến thức mới không quá nặng hay quá khó
  • Lên kế hoạch thư giãn và chăm sóc sức khỏe chẳng hạn như tắm nước nóng, mát xa….
  • Giữ liên lạc với bạn bè để truyền và nhận năng lượng tích cực
  • Lựa chọn thời điểm cơ thể giàu năng lượng để làm phần lớn công việc. Sau đó có thể nghỉ ngơi giữa các đoạn làm việc để cân bằng.
  • Chọn góc làm việc phù hợp với bản thân cũng giúp giảm mệt mỏi vì công việc

Kiệt sức vì công việc xuất hiện ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Để hạn chế được tình trạng này, bạn nên tạo một kế hoạch để cân bằng giữa công việc, cũng như cuộc sống. Cố gắng giải tỏa căng thẳng trước khi nó trở nên quá tồi tệ. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau một khoảng thời gian làm việc.

Song song với đó, để giải tỏa căng thẳng, áp lực nhanh chóng, hiệu quả bạn có thể lựa chọn liệu pháp tái tạo năng lượng hoàn toàn mới với công thức chứa các vi hợp chất độc quyền từ Mỹ.

Vi hợp chất bao gồm: Chất lỏng, chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa và axit amin cùng dung dịch truyền độc quyền được nghiên cứu bởi tiến sỹ - bác sỹ Abe Malkin.

Với cách thực hiện truyền qua đường tĩnh mạch sẽ giúp hấp thụ 100% vào máu, ngay lập tức chuyển hóa thành năng lượng, giải độc, trẻ hóa cơ thể và tối ưu hóa hiệu suất của bạn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Làm gì người mệt mỏi chân tay rã rời khó thở?

Làm gì người mệt mỏi chân tay rã rời khó thở?

Bị mệt mỏi có nên truyền nước không?

Bị mệt mỏi có nên truyền nước không?

Cách điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 cho người trung niên

Cách điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 cho người trung niên

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi là bị bệnh gì?

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi là bị bệnh gì?

Các nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi

Các nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi

31

Bài viết hữu ích?