Zalo

Bị mệt mỏi có nên truyền nước không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Khi mệt mỏi thì hầu hết mọi người đều có mong muốn được truyền nước để mau chóng khỏi bệnh do thời điểm này họ thường có tâm lý chán ăn, dễ gây ra tình trạng kiệt sức. Vậy người bị mệt mỏi có nên truyền nước không? cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Truyền nước là gì và có tác dụng như thế nào? Thành phần của nước truyền

Truyền nước hay còn gọi là truyền dịch được xem là phương pháp đưa nhỏ giọt dung dịch cùng các chất điện giải vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch. Thành phần của nước biển bao gồm Natri clorid 0.9% (thường có vị mặn như nước biển). Thành phần này thuộc nhóm dịch truyền cung cấp nước và điện giải cho cơ thể. Nhóm dịch truyền này có thể bao gồm các loại khác nhau như Ringer lactate, bicarbonate natri hàm lượng 1.4%... được sử dụng trong các trường hợp mất nước, mất máu, … do tiêu chảy, nôn ói, bỏng, ngộ độc…

Natri hàm lượng 0.9% được biết là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu gần tương tự với áp suất dịch trong cơ thể. Ion dương Natri chính là dịch của ngoại bào, với chức năng chủ yếu là cân bằng nước, điện giải và áp suất thẩm thấu dịch trong cơ thể. Còn ion âm Clo là dịch của ngoại bào với tác dụng trong việc bài tiết nước tiểu. Dịch Natri clorid 0.9% không gây tác dụng tan hồng cầu khi được truyền vào trong cơ thể.

Ở một người khoẻ mạnh bình thường có chỉ số muối, đường, điện giải ở mức độ cân bằng giúp đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể. Khi cơ thể bị bệnh hoặc cơ thể mệt mỏi có nên truyền nước không? Lúc này cơ thể đang xảy ra quá trình mất nước, mất máu hoặc ngộ độc,... dẫn tới các chỉ số trong cơ thể giảm sút. Vì vậy cần phải cung cấp dịch truyền từ bên ngoài bằng đường tĩnh mạch để cải thiện tình trạng này. 

mệt mỏi có nên truyền nước không
Nhiều người thắc mắc mệt mỏi có nên truyền nước không? 

Truyền nước giúp cơ thể khắc phục được các tình trạng: 

  • Mất nước do bị tiêu chảy, hay sốt cao, sau phẫu thuật… Những trường hợp này thường chế độ ăn không thể bù nước kịp thời. 
  • Thiếu hụt ion Natri, ion Clo… do điều trị lợi tiểu quá mức, hoặc những trường hợp thiếu hụt muối do thực hiện chế độ ăn kiêng, 
  • Những trường hợp bị mệt mỏi do bài tiết nhiều qua tuyến mồ hôi. 
  • Một số trường hợp dự phòng mất dịch, giảm natri khi bắt đầu hoặc kết thúc truyền máu, thẩm tách máu. 

Mặc dù truyền nước có thể khắc phục được những tình trạng kể trên nhưng trước khi tiến hành truyền nước người bệnh cần được thực hiện xét nghiệm máu, điện giải và một số xét nghiệm khác để tìm hiểu nguyên nhân gây mệt mỏi. Thêm vào đó, quá trình truyền nước cần được thực hiện và theo dõi bởi nhân viên y tế, và phải tuân thủ đúng quy trình, liều lượng cũng như tốc độ truyền nước. 

2. Bị mệt mỏi có nên truyền nước không? Tại sao?

Truyền nước có thể mang lại hiệu quả nếu sử dụng đúng bệnh, đúng lúc và đúng liều. Việc lạm dụng truyền nước hoặc truyền sai chỉ định có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vậy người mệt mỏi có nên truyền nước không? 

Trước khi trả lời câu hỏi này thì cần xem xét những trường hợp nào sẽ được khuyến nghị truyền nước. 

  • Những trường hợp cần cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể người bệnh mà không thể ăn uống được dẫn tới suy kiệt sức khỏe, hôn mê, hoặc sau khi người bệnh thực hiện phẫu thuật đường ruột. 
  • Cung cấp và bồi hoàn thể tích nước cho cơ thể khi bị sốt cao, ói mửa nhiều, tiêu chảy, bỏng , chấn thương gây chảy máu…
  • Cung cấp và hồi hoàn chất điện giải như natri, kali, canxi, clo… Những hợp chất này cơ thể bị thiếu hụt và được phát hiện khi thực hiện các xét nghiệm liên quan. 
  • Sử dụng đường truyền để pha loãng thuốc đưa vào cơ thể. Bời vì có một số loại thuốc không thể tiêm thẳng hoặc tiêm nhanh vào mạch máu. 

Cơ thể mệt mỏi là trạng thái kiệt sức, không còn năng lượng để làm việc, ảnh hưởng cả thể chất và tinh thần. Những trường hợp này thường bị suy nhược cơ thể, sụt cân, ăn không ngon….

Với các phân tích trên cho thấy, nếu người bệnh mệt mỏi mà vẫn có thể ăn được thì hạn chế thực hiện truyền nước. Tuy nhiên, trong trường hợp mệt mỏi kéo dài, cơ thể suy nhược nhiều, tình trạng mất nước nghiêm trọng thì cần thực hiện thăm khám và nhận chỉ định truyền nước từ bác sĩ chuyên khoa. Thêm vào đó, có thể bác sĩ còn thực hiện chỉ định cho người bệnh ăn qua sonde hoặc truyền dịch năng lượng để cung cấp cho cơ thể. 

mệt mỏi có nên truyền nước không
Biết được mệt mỏi có nên truyền nước không giúp bạn xử lý tình trạng mệt mỏi kiệt sức 

Lý do không nên lạm dụng truyền nước:

  • Có thể đau sưng tại vị trí truyền gây phù, viêm tĩnh mạch, đặc biệt khi truyền nước ưu trương. 
  • Một số phản ứng toàn thân như rét run, cảm giác lạnh, vã mồ hôi, khó thở,... những trường hợp này cần báo ngay cho nhân viên y tế. 
  • Có thể gặp tình trạng sốc phản vệ khi truyền nước. Người bệnh đột ngột sốt, lạnh run, toát mồ hôi… Nặng hơn có thể rơi vào trạng thái hôn mê, hạ huyết áp, ngưng tim, ngưng thở…
  • Nhiễm trùng nếu không được thực hiện vô khuẩn đúng quy định. Hoặc có thể bị lây nhiễm một số bệnh nguy hiểm như viêm gan siêu vi C, nhiễm HIV…

3. Cách bổ sung nước/ năng lượng hợp lý cho người mệt mỏi

Để cải thiện tình trạng mệt mỏi có thể bổ sung một số loại nước như: 

  • Nước lọc đây là loại nước cần thiết cho mọi hoạt động của tế bào trong cơ thể. Khi cơ thể mất nước sẽ khiến mệt mỏi, uể oải… Theo theo viện Hàn lâm Khoa học của Mỹ khuyến cáo nên cung cấp nước theo nhu cầu, với nam giới là 3.5 lít mỗi ngày và nữ là 2.5 lít mỗi ngày
  • Sử dụng nước trà xanh có thể giảm mệt mỏi và giảm căng thẳng. Năm 2021 trong một nghiên cứu của viện nghiên cứu tại Nhật thực hiện trên 42 đối tượng là nam giới có độ tuổi từ 25 đến 34 tuổi. Kết quả cho thấy những người tham gia uống hai gam matcha mỗi ngày và thực hiện uống trong hai tuần cải thiện nhận thức và tâm trạng tốt hơn. 
  • Nước trái cây có thể là nước ép hoặc sinh tố giúp xóa tan mệt mỏi, đồng thời cung cấp cho cơ thể năng lượng tốt. Thêm vào đó, sử dụng một ly nước trái cây còn bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng giúp nâng cao sức khoẻ cơ thể, giảm căng thẳng và phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm như ung thư gan, ung thư dạ dày,...
  • Nước dừa cung cấp lượng magie và kali tuyệt vời cho cơ thể. Uống nước dừa còn cung cấp cả vitamin B giúp giảm tình trạng căng thẳng, hạ huyết áp, thúc đẩy tổng hợp năng lượng nên giúp cho cơ thể đi vào giấc ngủ được dễ dàng hơn. 
  • Sữa không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như protein, canxi, vitamin, chất chống oxy hoá, mà trong sữa có khá nhiều acid béo tốt giúp cải thiện sức khỏe chống lại tình trạng cơ thể mệt mỏi. 
  • Sử dụng thực phẩm chức năng để tăng sức khỏe thể trạng và tinh thần. Hiện nay có khá nhiều chất bổ sung dinh dưỡng, giúp cơ thể lấy lại năng lượng, nâng cao sức khoẻ. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn sử dụng thực phẩm chức năng cần đi khám và được tư vấn sử dụng phù hợp. Đồng thời phải lưu ý đến thành phần, nguồn gốc xuất xứ của loại thực phẩm bổ sung. 

Bên cạnh đó cần lưu ý để cơ thể không rơi vào trạng thái mệt mỏi: sinh hoạt và hình thành thói quen lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có đường, hạn chế sử dụng các loại thức ăn chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh. Cần bổ sung đủ lượng nước theo nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Có kế hoạch ăn uống và luyện tập khoa học và phải duy trì được trong một thời gian. Không nên làm việc quá sức, nên dành thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe, thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện và xử trí nguyên nhân tiềm ẩn kịp thời. 

Tóm lại, người mệt mỏi có nên truyền nước không sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe thực tế và chỉ định của bác sĩ. Nếu người mệt nhưng vẫn cố gắng ăn uống được và nghỉ ngơi hợp lý thì chưa cần phải truyền nước ngay. Nhưng với những trường hợp mệt mỏi dài ngày, chỉ định xét nghiệm cho kết quả bất thường thì cần được khám tổng thể và bác sĩ chỉ định truyền nước trong quá trình điều trị. 

Song song với đó, để giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng, áp lực nhanh chóng, hiệu quả bạn cũng có thể lựa chọn liệu pháp tái tạo năng lượng hoàn toàn mới với công thức chứa các vi hợp chất độc quyền từ Mỹ.

Vi hợp chất bao gồm: Chất lỏng, chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa và axit amin cùng dung dịch truyền độc quyền được nghiên cứu bởi tiến sỹ - bác sỹ Abe Malkin.

Với cách thực hiện truyền qua đường tĩnh mạch sẽ giúp hấp thụ 100% vào máu, ngay lập tức chuyển hóa thành năng lượng, giải độc, trẻ hóa cơ thể và tối ưu hóa hiệu suất của bạn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Làm gì người mệt mỏi chân tay rã rời khó thở?

Làm gì người mệt mỏi chân tay rã rời khó thở?

Các dấu hiệu bạn đang bị mệt mỏi, kiệt sức vì công việc

Các dấu hiệu bạn đang bị mệt mỏi, kiệt sức vì công việc

Cách điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 cho người trung niên

Cách điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 cho người trung niên

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi là bị bệnh gì?

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi là bị bệnh gì?

Các nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi

Các nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi

221

Bài viết hữu ích?