Zalo

Đã uống cà phê có xét nghiệm máu được không ?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm máu được chính xác, bác sĩ thường dặn người bệnh nhịn ăn, dừng uống thuốc hoặc kiêng một số loại đồ ăn thức uống khác. Vậy uống cà phê có xét nghiệm máu được không và uống cà phê sau bao lâu thì có thế xét nghiệm máu được ?

1. Đã uống cà phê có xét nghiệm máu được không?

Một chu trình khám sức khỏe sẽ thường bao gồm việc thăm khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh... Và tùy thuộc vào từng loại xét nghiệm mà sẽ có những lưu ý riêng biệt người bệnh cần biết để chuẩn bị. Trong khi một số xét nghiệm yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn trước đó nhiều giờ thì một số khác chỉ cần tránh những loại thức ăn hoặc đồ uống nhất định hoặc cũng có trường hợp người bệnh vẫn có thể ăn uống bình thường trước khi làm xét nghiệm. Để có được kết quả chính xác nhất, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về những lưu ý khi làm xét nghiệm. Xét nghiệm máu có được uống cà phê không ? Mặc dù một số loại thức ăn đồ uống có thể sử dụng trước khi làm xét nghiệm, những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và cà phê thì người bệnh không nên dùng trong bất cứ trường hợp nào. Ngoài ra, một số thực phẩm không tốt cho sức khỏe bạn cũng nên hạn chế trước khi xét nghiệm như:

  • Thức ăn quá giàu chất béo.
  • Các loại bánh kẹo, thực phẩm quá ngọt.
Xét nghiệm máu có được uống cà phê không ?
Xét nghiệm máu có được uống cà phê không ?

Thay vì uống cà phê hay những chất kích thích không được cho phép khác, trước khi đi khám sức khỏe, người bệnh hãy cố gắng uống đủ nước. Nước không chỉ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn mà còn giúp ổn định các chỉ số trong máu, từ đó đưa đến kết quả chính xác hơn, nhất là khi đo huyết áp hoặc kiểm tra tần số mạch. Ngoài ra, một số xét nghiệm cũng sẽ cần uống nhiều mới có thể thực hiện được như xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng,...

2. Sau khi uống cà phê bao lâu mới được xét nghiệm máu ?

Trước khi xét nghiệm máu có được uống cà phê không thì câu trả lời chắc chắn là không. Vậy sau khi uống cà phê bao lâu bạn có thể thực hiện được xét nghiệm máu mà không làm ảnh hưởng đến kết quả ? Các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, nước có ga, nước hoa quả,... sẽ cung cấp nhiều năng lượng hoặc làm kết quả xét nghiệm máu cao hơn mức bình thường. Thông thường sẽ cần khoảng 8 - 12 tiếng để có thể đào thải hết lượng chất đã nạp này và các thông số của máu trở về đúng kết quả thực tế. Vì thế, nếu bạn đã lỡ uống cà phê hoặc bất kỳ chất kích thích nào thì không nên làm xét nghiệm máu ngay sau đó. Bạn có thể chờ ít nhất là từ 8 - 12 giờ sau hoặc tốt nhất là sau 1 ngày để tiến hành làm các xét nghiệm này để đảm bảo kết quả chính xác.

Bên cạnh quan tâm uống cà phê có xét nghiệm máu được không, bạn cũng cần chú ý đến các loại xét nghiệm máu
Bên cạnh quan tâm uống cà phê có xét nghiệm máu được không, bạn cũng cần chú ý đến các loại xét nghiệm máu

Bên cạnh việc quan tâm uống cà phê có xét nghiệm máu được không thì bạn cũng cần chú ý rằng xét nghiệm máu có rất nhiều loại và với mỗi loại xét nghiệm khác nhau, bác sĩ sẽ dặn dò bạn những thực phẩm cần tránh trước khi làm xét nghiệm. Một số ví dụ như là:

  • Đối với xét nghiệm đường huyết, mỡ máu, xét nghiệm định lượng các loại vitamin,... người bệnh không được ăn gì trong vòng 10-12 tiếng trước khi làm xét nghiệm. Điều này là để đảm bảo các chất dinh dưỡng như chất béo, đường có trong thức ăn sẽ không làm sai lệch kết quả xét nghiệm, từ đó chẩn đoán bệnh không chính xác. Thời điểm tốt nhất để làm các xét nghiệm này là vào buổi sáng, trước khi ăn bất cứ thức ăn gì và lượng thức ăn từ đêm qua đã được tiêu hóa và chuyển hóa hết.
  • Không uống thuốc bổ, các loại bổ sung vitamin, khoáng chất trước khi làm xét nghiệm định lượng nồng độ vitamin và vi chất. Tùy vào từng loại xét nghiệm vitamin và khoáng chất mà thời gian ngừng uống trước sẽ khác nhau trước khi làm xét nghiệm, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Với những bệnh nhân mắc bệnh lý mãn tính cần sử dụng thuốc hàng ngày như thuốc tiểu đường, thuốc huyết áp,... thì cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng trước khi làm xét nghiệm.

3. Một số lưu ý khác trước khi xét nghiệm máu

Ngoài vấn đề uống cà phê có xét nghiệm máu được không và sau uống cà phê bao lâu có thể xét nghiệm được thì bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề khác cần chuẩn bị trước khi xét nghiệm để có được kết quả chính xác nhất:

  • Các loại thuốc, thực phẩm chức năng không nên dùng trước khi lấy máu vì những thành phần có trong các loại sản phẩm sẽ hấp thụ vào máu và chuyển hóa gây ra các thay đổi khi xét nghiệm.
  • Không hút thuốc lá trước khi thực hiện bất cứ xét nghiệm máu nào.
  • Nếu đang dùng các loại thuốc chữa bệnh để điều trị các bệnh cấp hoặc mãn tính, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc có cần dừng thuốc trước khi lấy máu xét nghiệm hay không. Một số loại thuốc đã được chứng minh là có thể khiến tăng hàm lượng amylase trong máu như các loại thuốc lợi tiểu, thuốc aspirin, thuốc tránh thai, morphin,...
  • Bên cạnh việc ăn uống, tâm lý trước khi xét nghiệm máu cũng nên được quan tâm. Bạn cũng nên hạn chế tập luyện thể lực quá nhiều vào ngày trước khi lấy máu và nên giữ tinh thần luôn thoải mái. Tập luyện ở cường độ cao, tâm lý bất ổn hoặc đang gặp phải tình trạng muộn phiền, suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến cơ thể có xu hướng sử dụng năng lượng nhiều hơn, điều này sẽ kích thích giải phóng glucose vào máu và làm tăng giả chỉ số đường huyết của bạn.

Như vậy, giờ bạn đã biết trước khi xét nghiệm máu có được uống cà phê không ? Cà phê, rượu bia, thuốc lá hay những sản phẩm chứa chất kích thích khác không nên được sử dụng trước khi lấy máu làm xét nghiệm để đảm bảo có được kết quả chính xác nhất. Ngoài ra, các yếu tố khác như vận động thể lực, tâm lý hay các loại thuốc đang sử dụng cũng cần được quan tâm để không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu tổng quát là 1 trong những kỹ thuật thường quy, có thể giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: Tiểu đường, gout, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…). Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn  tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp để nhằm có được thể trạng tốt nhất ở mỗi người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Đã uống rượu có xét nghiệm máu được không?

Đã uống rượu có xét nghiệm máu được không?

Ý nghĩa chỉ số CA 19-9 trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa chỉ số CA 19-9 trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa của EDTA trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa của EDTA trong xét nghiệm máu

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

2398

Bài viết hữu ích?