Zalo

Chất béo bão hòa và không bão hòa: Cái nào tốt cho sức khỏe hơn?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chất béo là 1 phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của chúng ta, đặc biệt là khi hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác và giúp cơ thể chúng ta hoạt động bình thường. Khi nói đến chất béo, có chất béo không bão hòa và chất béo bão hòa. Sự khác biệt hai loại chất béo này là gì và bạn nên ăn bao nhiêu mỗi loại?

1. Chất béo bão hòa là gì?

Chất béo bão hòa khi ở nhiệt độ phòng có kết cấu dạng rắn. Chất béo này chủ yếu được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, nhưng cũng có một số thực phẩm thực vật chứa nhiều chất béo bão hòa, chẳng hạn như: Dừa, dầu dừa, dầu cọ và dầu hạt cọ. Đối với chất béo bão hòa, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên hạn chế chất béo bão hòa không quá 7% tổng lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày. Chất béo bão hòa thường được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm sau:

  • Phô mai và pizza;
  • Sữa nguyên chất, bơ và các chế phẩm từ sữa;
  • Các sản phẩm thịt (xúc xích, thịt xông khói, thịt bò, thịt heo, bánh mì kẹp thịt);
  • Bánh quy và các món tráng miệng làm từ sữa;
  • Các thức ăn nhanh.
Thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo bão hòa không có lợi cho sức khỏe
Thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo bão hòa không có lợi cho sức khỏe

2. Chất béo không bão hòa là gì?

Chất béo không bão hòa có dạng lỏng khi ở nhiệt độ phòng. Đây là chất béo được xem là chất béo tốt vì chúng có thể cải thiện mức cholesterol trong máu, ổn định nhịp tim, giảm viêm và đóng một số vai trò có lợi khác. Chất béo không bão hòa chủ yếu được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, chẳng hạn như dầu thực vật, quả hạch và hạt. Có 2 loại chất béo không bão hòa “tốt”:

  • Chất béo không bão hòa đơn, được tìm thấy với hàm lượng lớn trong các loại thực phẩm như: Dầu ô liu, đậu phộng và dầu canola, bơ, các loại hạt như hạnh nhân, quả phỉ, quả hồ đào, hạt bí ngô và vừng,…
  • Chất béo không bão hòa đa, được tìm thấy với hàm lượng lớn trong các loại thực phẩm như: Dầu hướng dương, ngô, đậu tương, hạt lanh, quả óc chó, cá,…Trong đó dầu canola – mặc dù có hàm lượng chất béo không bão hòa đơn cao trong thành phần hơn nhưng nó cũng là một nguồn chất béo không bão hòa đa tốt.

Đặc biệt, chất béo omega-3 là 1 loại chất béo không bão hòa đa quan trọng. Cơ thể không thể tự tổng hợp được nên cần phải bổ sung qua chế độ ăn hàng ngày. Để có chất béo omega – 3, bổ sung bằng việc ăn cá 2 – 3 lần/ tuần. Ngoài ra, các nguồn chất béo omega-3 thực vật tốt bao gồm hạt lanh, quả óc chó và dầu hạt cải hoặc dầu đậu nành. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nồng độ chất béo omega-3 trong máu cao hơn trên đối tượng là người lớn tuổi sẽ làm giảm đi nguy cơ tử vong sớm. Hầu hết mọi người không ăn đủ lượng chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe trong chế độ ăn hàng ngày. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị, nên sử dụng từ 8 – 10% lượng calo tiêu thụ mỗi ngày nên đến từ chất béo không bão hòa đa. Thậm chí đã có nhiều bằng chứng cho thấy, việc sử dụng nhiều chất béo không bão hòa đa lên đến 15% lượng calo mỗi ngày thay thế cho chất béo bão hòa có thể làm giảm đi nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

3. Chất béo nào tốt hơn cho sức khỏe?

Sau khi đã biết chất béo bão hòa là gì? Chất béo không bão hòa là gì? Bạn hầu như đã có thể nhận ra chất béo nào tốt hơn cho sức khỏe của bản thân. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa trong chế độ ăn hàng ngày được xem là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây béo phì và các bệnh liên quan ở đối tượng là người lớn. Đây được xem là “chất béo xấu”, chúng có xu hướng liên quan đến việc tăng nồng độ cholesterol xấu và điều này làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch (sự lắng đọng các mảng chất béo trong lòng động mạch), gây ra bệnh tim, bao gồm đau tim và đột quỵ. Vì vậy, bạn cần phải biết nên ăn bao nhiêu là đủ bằng cách hạn chế những loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa.

Bổ sung omega - 3 là một loại chất béo không bão hòa giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Bổ sung omega - 3 là một loại chất béo không bão hòa giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Còn đối với chất béo không bão hòa, trong đó chất béo không bão hòa đa, đặc biệt là axit béo omega-3 được đánh giá là rất cần thiết cho chức năng thích hợp của não và cả cơ thể chúng ta, trong khi chất béo không bão hòa đơn giúp chúng ta hấp thụ các vitamin tan trong chất béo như: vitamin A, D, E và K. Chất béo không bão hòa có thể thúc đẩy mức cholesterol HDL trong cơ thể bạn và làm giảm mức cholesterol LDL từ đó có thể tránh có sự tích tụ của các mảng chất béo trong tĩnh mạch và động mạch, hạn chế tình trạng cao huyết áp. Ngoài ra, ăn chất béo tốt thay cho chất béo bão hòa cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng kháng insulin, tiền thân của bệnh tiểu đường. Vì vậy, mặc dù chất béo bão hòa có thể không gây hại như người ta từng nghĩ, nhưng bằng chứng cho thấy rõ ràng rằng chất béo không bão hòa vẫn là loại chất béo lành mạnh nhất. Tuy nhiên, bạn cần phải tính toán lượng chất béo sao cho phù hợp và duy trì được hàm lượng này trong giới hạn khuyến nghị để đảm bảo được các vấn đề sức khỏe có liên quan. Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Hoàng Trần An Phương xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Các loại thực phẩm chứa ít chất béo bão hòa nên ăn thường xuyên

Các loại thực phẩm chứa ít chất béo bão hòa nên ăn thường xuyên

Chất béo chuyển hóa “ẩn nấp” ở đâu để khiến bạn tăng cân tích mỡ?

Chất béo chuyển hóa “ẩn nấp” ở đâu để khiến bạn tăng cân tích mỡ?

Cơ thể cần bao nhiêu chất béo mỗi ngày?

Cơ thể cần bao nhiêu chất béo mỗi ngày?

81

Bài viết hữu ích?