Zalo

Người ăn nhiều chất béo sẽ bị bệnh gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tiêu thụ quá nhiều chất béo trong chế độ ăn uống, đặc biệt là chất béo bão hoà, có thể làm tăng cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, bạn nên ăn chất béo ở mức độ vừa phải. Nhưng với xu hướng ngày nay, giới trẻ thường áp dụng chế độ ăn ít carb và tiêu thụ nhiều chất béo. Vậy ăn quá nhiều chất béo sẽ bị bệnh gì? Có nguy hiểm gì tới sức khoẻ?

1. Ăn nhiều chất béo gây ra bệnh gì?

Quá nhiều chất béo trong chế độ ăn uống có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe bao gồm hội chứng chuyển hóa, bệnh tim mạch và một số vấn đề về đường tiêu hoá. Nhưng chất béo trong chế độ ăn uống cũng là một chất dinh dưỡng cần thiết và lành mạnh hỗ trợ nhiều chức năng của cơ thể. Một số vấn đề khi ăn quá nhiều chất béo như:

  • Tăng cân và béo phì;
  • Bệnh tim và các vấn đề liên quan như cao huyết áp;
  • Mức chất béo trung tính và mức cholesterol trong máu cao;
  • Hội chứng chuyển hóa;
  • Tiền tiểu đường;
  • Bệnh tiểu đường loại 2;
  • Kháng insulin;
  • Bệnh gan nhiễm mỡ;
  • Đột quỵ;
  • Một số vấn đề liên quan đến phát triển thần kinh ở trẻ em và ở người lớn;
  • Ung thư;
  • Khả năng cao mất thị lực liên quan đến tuổi tác;
  • Nguy cơ suy giảm hệ thống miễn dịch ở đường tiêu hoá.

Nguy cơ sức khỏe của việc ăn quá nhiều chất béo thường liên quan đến việc tiêu thụ chất béo không lành mạnh. Đồ ăn nhanh, thức ăn tinh chế và thực phẩm chế biến sẵn rất phổ biến chứa nhiều chất béo có trong chế độ ăn của giới trẻ ngày nay không tốt cho sức khỏe. 

Theo một bài báo vào tháng 4 năm 2018 trên Tạp chí Y học Lối sống Hoa Kỳ, có ít nhất 71% người Mỹ bị thừa cân, béo phì. Nhiều người trong số này mắc các vấn đề về sức khoẻ khác chẳng hạn như tiền tiểu đường hoặc viêm đường tiêu hoá. Nhiều mối nguy hiểm của việc ăn quá nhiều chất béo bắt đầu từ những vấn đề nhỏ như tăng cân, các vấn đề về tiêu hoá, huyết áp cao và cholesterol cao. Tuy nhiên, để cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ béo phì, chúng ta cần ăn một chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Trong nhiều trường hợp, không cần giảm lượng chất béo nạp vào, thay vào đó chỉ cần đảm rằng mình đang tiêu thụ chất béo lành mạnh. 

         Ăn nhiều chất béo sẽ bị bệnh gì

2. Chất béo lành mạnh và chất béo không lành mạnh

Không phải tất cả chất béo trong chế độ ăn uống đều xấu. Vậy ăn nhiều chất béo có tốt không? Trên thực tế, một số chất béo lành mạnh, thậm chí còn được coi là cần thiết cho sức khỏe của bạn. Một số loại chất béo mà bạn có thể tiêu thụ hàng ngày:

  • Axit béo không bão hoà đơn: Chất béo không bão hòa đơn, chẳng hạn như axit oleic và các axit béo omega-9 khác, được tìm thấy trong dầu thực vật hay những loại thực phẩm giàu chất béo có nguồn gốc thực vật khác như bơ và dừa. Những chất béo lành mạnh có trong một số sản phẩm từ động được coi là tốt cho sức khoẻ nhưng không thiết yếu.
  • Axit béo không bão hoà đa: Chất béo không bão hoà đa như axit béo omega-3 và omega-6, được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như rau và hải sản. Đây là những chất béo lành mạnh có vai trò đối với sức khoẻ của nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể bao gồm hệ thống miễn dịch, hệ thần kinh và hệ tim mạch. Chúng cũng có thể giúp giảm mức cholesterol và chất béo trung tính, hay còn được sử dụng để điều trị các vấn đề sức khoẻ khác. 
  • Chất béo bão hòa: Chất béo này có trong các loại sản phẩm từ động vật như trứng, thịt hay một số loại dầu, thực phẩm chế biến sẵn và các sản phẩm từ sữa, Những chất béo này được tiêu thụ ở mức độ vừa phải nhưng không nên ăn quá nhiều. Trái với chất béo không bão hoà lành mạnh, nếu ăn quá nhiều chất béo bão hoà có thể góp phần làm tăng mức cholesterol và các vấn đề sức khoẻ khác. 
  • Chất béo chuyển hóa: Chất béo chuyển hóa có trong dầu hydro hóa, thực phẩm chế biến và đồ nướng. Có thể nói đây là những chất béo gây hại tới sức khoẻ của bạn. Ngay cả một lượng nhỏ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề khác. Hơn nữa, nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh. Tuy nhiên, một số chất béo chuyển hóa có liên kết hoá học không giống nhau như axit linoleic liên hợp, an toàn và tốt cho sức khỏe. 

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, những người ăn chế độ ăn tiêu chuẩn 2000 calo nên tiêu thụ không quá 65 gam chất béo mỗi ngày. Hầu hết các chất béo này phải là chất béo lành mạnh như axit béo không bão hoà đơn và chất béo không bão hoà đa. 

       Ăn chất béo lành mạnh có tốt cho sức khoẻ không

3. Ăn một chế độ ăn giàu chất béo

Khi bạn tuân theo ăn một chế độ ăn nhiều chất béo (hay còn gọi là chế độ ăn ít carbohydrate) như Atkins hoặc Ketogenic, có nghĩa là bạn đang tiêu thụ khoảng 20g carbohydrate mỗi ngày. Trong đó, chất béo chiếm 70% đến 80% chế độ dinh dưỡng của bạn. Ăn nhiều chất béo có tác dụng gì? Nếu cho rằng có nhiều mối nguy hiểm liên quan đến việc ăn quá nhiều chất béo, nhiều người có thể ngạc nhiên bởi chế độ ăn nhiều chất béo thực sự có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Trên thực tế, chế độ ăn nhiều chất béo lành mạnh được chứng minh có thể giúp:

  • Giảm cân;
  • Giảm cholesterol cao và cải thiện sức khỏe tim mạch;
  • Cải thiện sức khỏe tinh thần và thần kinh;
  • Đảo ngược bệnh tiểu đường loại 2;
  • Quản lý chứng động kinh không thể điều trị hoàn toàn bằng thuốc.

Chế độ ăn nhiều chất béo thậm chí có thể đảo ngược một số vấn đề liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều chất béo không lành mạnh. Điều này có nghĩa là có thể ăn một lượng lớn chất béo thường xuyên mà vẫn khỏe mạnh.

4. Chế độ ăn kiêng giàu chất béo lành mạnh hoạt động như thế nào?

Mặc dù những chế độ ăn kiêng giàu chất béo lành mạnh thúc đẩy tiêu thụ chất béo, nhưng những người tuân theo chế độ này lại tránh được phần lớn thức ăn nhanh, thực phẩm tinh chế và thực phẩm chế biến sẵn. Do đó không nên ăn nhiều chất béo chuyển hóa. Điều này là do chế độ ăn giàu chất béo tập trung vào việc tiêu thụ một lượng lớn chất béo nhưng ít carbohydrate và chỉ có một lượng protein vừa phải. 

Chế độ ăn ketogenic cũng ngăn bạn tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ động vật, vì bạn chỉ tiêu thụ một lượng protein vừa phải. Điều này có nghĩa là mặc dù bạn có thể tiêu thụ chất béo bão hòa hàng ngày, nhưng không chắc là bạn sẽ tiêu thụ quá nhiều. Chất béo bạn tiêu thụ thường đến từ thực phẩm giàu chất béo không bão hoà đơn và không bão hoà đa , như cá béo, dầu ô liu nguyên chất và các sản phẩm béo từ thực vật, như bơ hoặc dừa. Vì carbohydrate bị hạn chế (ngoài carbohydrate lành mạnh từ chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa của bạn), những người có chế độ ăn nhiều chất béo, lành mạnh thường ăn carbohydrate ở dạng rau hoặc trái cây có hàm lượng đường thấp, như quả mâm xôi. 

5. Cách kiểm soát lượng chất béo đưa vào cơ thể

Hoạt động thể chất là một cách an toàn và hiệu quả để giảm mỡ và đốt cháy calo giúp kiểm soát lượng chất béo đưa vào cơ thể. Hãy nhớ rằng bạn phải giải phóng nhiều năng lượng hơn là hấp thụ từ thức ăn. Tập thể dục cường độ cao có thể giúp xây dựng khối lượng cơ bắp và giảm mỡ cơ thể. Đồng thời, hạn chế loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như mỡ động vật, bánh ngọt, khoai tây chiên, gà quay, xúc xích,... vì chúng có thể thúc đẩy tích tụ mỡ nội tạng. Thay vào đó, nên tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như cá, quả óc chó, hạt lanh, hạt chia và dầu ô liu.

Vì cortisol có trong mô mỡ nội tạng nên tránh căng thẳng, stress có thể giúp ngăn chặn sự tích tụ mỡ nội tạng. Bạn có thể hạn chế lượng mỡ trong cơ thể bằng cách ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm. Ngoài ra, những người uống rượu thường xuyên có xu hướng béo bụng hơn, vì thế cần hạn chế uống rượu sẽ làm giảm lượng calo trong cơ thể bạn. Để cơ thể khỏe mạnh với vóc dáng cân đối, bạn hãy duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng 18,5 - 22,9 kg/m2. Nếu chỉ số BMI trên 25 được coi là béo phì và cần có một kế hoạch giảm cân hợp lý. 

Nhìn chung, chất béo rất cần thiết cho các hoạt động sống, nhưng cần kiểm soát chất béo trong cơ thể ở mức độ thích hợp. Thiết lập thói quen ăn uống và tập thể dục lành mạnh có thể giúp cân bằng lượng chất béo, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường, đồng thời giảm nguy cơ tử vong và các bệnh khác liên quan đến béo phì khác.

Tóm lại, ăn quá nhiều chất béo không lành mạnh trong một thời gian dài có thể dẫn đến tăng cân, đi kèm với các vấn đề trao đổi chất khác như kháng insulin và leptin, chất béo trung tính cao và tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường. Nếu ăn vặt trở thành thói quen khó bỏ của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc làm việc với chuyên gia dinh dưỡng để có thể giúp bạn xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp hợp lý. 

Đặc biệt, nếu bạn đang thực hiện các chế độ ăn kiêng lành mạnh để giúp giảm cân thì có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Các loại thực phẩm chứa ít chất béo bão hòa nên ăn thường xuyên

Các loại thực phẩm chứa ít chất béo bão hòa nên ăn thường xuyên

Chất béo chuyển hóa “ẩn nấp” ở đâu để khiến bạn tăng cân tích mỡ?

Chất béo chuyển hóa “ẩn nấp” ở đâu để khiến bạn tăng cân tích mỡ?

Chất béo bão hòa và không bão hòa: Cái nào tốt cho sức khỏe hơn?

Chất béo bão hòa và không bão hòa: Cái nào tốt cho sức khỏe hơn?

22

Bài viết hữu ích?