Zalo

Omega 3 giảm mỡ nội tạng được không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Omega 3 hay dầu cá được biết đến được biết đến là thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là tim mạch, làn da và não bộ. Ngoài ra, nó cũng thường được sử dụng trong quá trình giảm cân. Vậy omega 3 giảm mỡ nội tạng có được không và cách để sử dụng viên uống giảm mỡ nội tạng như thế nào ?

1. Tác dụng của omega 3 với sức khỏe

Omega 3 là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một nhóm axit béo không bão hòa với 3 loại được biết đến nhiều nhất là axit eicosapentaenoic (EPA), axit alpha-linolenic (ALA) và axit docosahexaenoic (DHA).

omega 3 giảm mỡ nội tạng
Nhiều người thắc mắc omega 3 giảm mỡ nội tạng không? 

Theo các bác sĩ, chúng được gọi là 'axit béo thiết yếu' vì cơ thể chúng ta không thể tạo ra chúng mà chỉ có thể hấp thụ omega 3 thông qua chế độ ăn uống của mình. Ngoài những thực phẩm bổ sung, có một số nguồn cung cấp omega 3 tuyệt vời được tìm thấy trong các loại thực phẩm khác. Các loại cá nhiều dầu như cá hồi, cá thu và cá trích là những nguồn omega 3 dồi dào. Quả óc chó, đậu nành, hạt chia và hạt lanh cũng là những lựa chọn tuyệt vời để cung cấp omega- 3 mà không chứa thịt. Những lợi ích tuyệt vời của omega 3 đối với sức khỏe đó là:

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Một trong những lợi ích của omega 3 được nghiên cứu nhiều nhất cho đến hiện nay là khả năng bảo vệ hệ thống tim mạch của chúng ta. Theo một nghiên cứu tổng quan và hệ thống, các axit béo này có thể làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành và các biến cố tim mạch, đồng thời ALA cũng có thể giúp ngăn ngừa rối loạn nhịp tim.

Omega 3 có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch bằng nhiều cách, thông qua việc tạo ra các hormone điều chỉnh quá trình đông máu, sự co giãn của thành động mạch và ức chế tình trạng viêm nhiễm”. Kết quả là omega 3 giúp làm giảm mảng bám trong động mạch và dẫn đến những lợi ích cho bệnh tim mạch.

Axit béo omega 3 cũng có vai trò trong việc cải thiện chức năng lớp nội mô mạch máu bằng cách kiểm soát lượng chất lỏng được vận chuyển trong máu cũng như tình trạng giãn ra và co lại của các mạch máu.

Các nghiên cứu được thực hiện trên bệnh nhân thừa cân mắc hội chứng chuyển hóa cũng cho thấy omega 3 có thể giúp cân bằng lipid máu, đặc biệt bằng cách giảm mức cholesterol LDL 'xấu'. Đây là cơ sở cho việc giảm mỡ nội tạng bằng omega 3.

Tăng cường hệ miễn dịch

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một lợi ích tiềm năng khác của omega 3 là giúp hệ thống miễn dịch của chúng ta trở nên khỏe mạnh hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các axit béo này có thể ảnh hưởng đến thành phần của vi khuẩn đường ruột, do đó có thể có tác động tích cực đến sức khỏe đường ruột của chúng ta. Đường tiêu hóa thường là nơi đầu tiên chống lại các vi khuẩn có hại, nên việc bổ sung omega 3 có thể có tác động một cách rộng rãi đến toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Những axit béo này cũng đã được chứng minh là kích thích quá trình sản xuất kháng thể cũng như điều chỉnh các hoạt động của tế bào bạch cầu, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tăng cường sức khỏe cho não bộ

Hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh trung ương và não bộ chịu ảnh hưởng đáng kể từ sự có mặt của Omega 3. Trên thực tế, chúng đã được chứng minh là ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson và Alzheimer, kết quả được báo cáo trên Tạp chí Khoa học Phân tử Quốc tế .

Giải thích cho lý do tại sao các axit béo này lại có lợi đối với hệ thần kinh của chúng ta thì đó là vì omega 3 được tìm thấy rất nhiều trong màng tế bào não trong khi màng não lại ảnh hưởng đến cách các tế bào thần kinh giao tiếp với nhau. 

Và theo một bài đánh giá khác trên tạp chí Chất dinh dưỡng, DHA là một trong những thành phần chính giúp não và mắt phát triển khỏe mạnh. Loại axit béo đặc biệt này có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tâm thần ở trẻ em. Nhiều bằng chứng được đưa ra cho thấy rằng có mối liên quan giữa lượng omega 3 hấp thụ thấp với chứng tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý, trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những người thường xuyên tiêu thụ omega 3 ít có khả năng bị trầm cảm hơn. 

omega 3 giảm mỡ nội tạng
Nhiều người dùng omega 3 giảm mỡ toàn thân

2. Mỡ nội tạng là gì và vì sao nó nguy hiểm ?

Béo bụng rất nguy hiểm theo nhiều cách, đặc biệt là nó cản trở sức khỏe của các cơ quan và quá trình trao đổi chất. Ở bên trong, gan, mô mỡ và ruột của một người đang thực hiện một điệu nhảy tinh tế để điều chỉnh sự trao đổi chất.

Khi nói đến mỡ bụng, có hai loại chính: mỡ dưới da hoặc mỡ bụng nằm ngay bên dưới da và mỡ nội tạng hoặc mỡ bụng bao quanh các cơ quan nội tạng của bạn. Mọi người có cả mỡ bụng nội tạng và mỡ dưới da, và một mức độ chất béo cần thiết để tồn tại. Chất béo dư thừa bất kể vị trí nào đều có thể gây ra những nguy cơ về sức khỏe.

Mỡ nội tạng là mô mỡ thừa tích tụ ở vùng bụng. Các yếu tố góp phần gây ra mỡ nội tạng bao gồm tuổi tác, giới tính, di truyền và dân tộc.

Các cơ chế góp phần tích trữ thêm chất béo nội tạng bao gồm hormone giới tính, hormone tăng trưởng, đường fructose trong chế độ ăn uống và sản xuất cortisol (một loại hormone sản xuất nếu cơ thể trong tình trạng căng thẳng) cục bộ trong các mô mỡ ở bụng. Chất béo dư thừa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và nhiều tình trạng nguy hiểm khác.

Vì sao mỡ nội tạng lại nguy hiểm ?

Không phải tất cả các dạng béo phì đều nguy hiểm như nhau. Trên thực tế, một số người có tỷ lệ mỡ cơ thể cao hơn có nguy cơ mắc một số biến chứng liên quan đến béo phì thấp hơn. Vậy tại sao lại thế này?

Dữ liệu cho thấy vị trí của chất béo ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ mắc bệnh. Mỡ nội tạng dư thừa, so với mô mỡ dưới da, có liên quan đến nguy cơ chuyển hóa cao hơn. Mặt khác, các tế bào mỡ nội tạng có mối liên quan đến tình trạng viêm, hội chứng chuyển hóa và với bệnh tim. Mỡ nội tạng là nguyên nhân dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm như:

Bệnh vẩy nến

Lượng mỡ nội tạng cao có liên quan đến bệnh vẩy nến. Một nghiên cứu đã xem xét mối liên hệ giữa chất béo nội tạng với bệnh vẩy nến và các bệnh chuyển hóa tim mạch. Các nhà nghiên cứu đã đo lượng mỡ nội tạng bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính, đây là phương pháp vàng tiêu chuẩn để đo lượng mỡ nội tạng.

Nghiên cứu cho thấy chất béo nội tạng có liên quan đến bệnh vẩy nến. Bệnh vẩy nến cũng được phát hiện có liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2. Điều này cho thấy rằng chất béo nội tạng đóng một vai trò quan trọng trong các bệnh chuyển hóa, bệnh lý tim mạch hoặc bệnh tại da như bệnh vẩy nến.

Bệnh Crohn

Chất béo nội tạng là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của bệnh Crohn. Một nghiên cứu đã xem xét 97 bệnh nhân mắc bệnh Crohn bị loét. Họ phát hiện ra rằng những bệnh nhân bị loét đã lành có diện tích mỡ nội tạng ít hơn đáng kể trước khi điều trị.

Họ cũng có chỉ số mỡ mạc treo thấp hơn, đây là một chỉ số khác về mỡ nội tạng. Trong khi đó, không có sự khác biệt đáng kể giữa vùng mỡ dưới da và bệnh Crohn. Ít chất béo nội tạng hơn có nghĩa là quá trình lành niêm mạc nhanh hơn.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng có mối liên quan giữa lượng mỡ nội tạng cao hơn và quá trình lành niêm mạc chậm hơn. Điều này cho thấy bệnh nhân mắc bệnh Crohn có thể cần dùng thuốc liều cao sớm hơn nếu họ có nhiều mỡ nội tạng.

Suy giảm khả năng nhận thức

Nghiên cứu cho thấy chất béo nội tạng cao hơn có liên quan đến khả năng nhận thức kém hơn ở trẻ em. Một nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa mô mỡ nội tạng với thành tích học tập và khả năng nhận thức ở trẻ em.

Trẻ em bị béo bụng trong độ tuổi từ tám đến chín đã tham gia vào nghiên cứu bằng cách hoàn thành các bài kiểm tra nhận thức và học tập. Trẻ em có trọng lượng cơ thể bình thường nằm trong nhóm kiểm soát.

Nghiên cứu này cho thấy trẻ em béo phì có thành tích thấp hơn đáng kể trong các bài kiểm tra đọc và toán. Mô mỡ dưới da không đóng vai trò gì, chỉ có mô mỡ nội tạng. Mỡ nội tạng cao hơn có liên quan đến khả năng trí tuệ và hiệu suất nhận thức kém hơn. Điều này bao gồm cả các hoạt động tư duy và hiệu quả nhận thức.

Những kết quả này cho thấy mô mỡ nội tạng có liên quan đến nhận thức ở trẻ béo phì. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng mô mỡ nội tạng rất nguy hiểm cũng như gây bất lợi cho chức năng nhận thức và trí tuệ của trẻ béo phì.

Bệnh gan nhiễm mỡ

Mô mỡ nội tạng có liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ. Khi các axit béo tự do được giải phóng khỏi các tế bào mỡ nội tạng béo phì, chúng sẽ đi đến gan qua tĩnh mạch cửa.

Nếu điều này xảy ra với số lượng lớn thì trong gan, các axit béo tự do tích tụ và hình thành mỡ ngoài gan. Và đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Ngoài ra, mỡ nội tạng cũng có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe nguy hiểm sau: Hội chứng chuyển hóa, tăng triglyceride máu, tăng giải phóng các cytokine tiền viêm, tăng tình trạng kháng insulin và viêm hệ thống, tăng tổng hợp và bài tiết lipoprotein mật độ rất thấp của gan hay còn gọi là những “cholesterol xấu”, giảm mức cholesterol HDL (“cholesterol tốt”), gây huyết áp cao hơn và chất lượng cuộc sống thấp hơn.

3. Omega 3 giảm mỡ nội tạng được không? Vì sao ?

Omega 3 giảm mỡ toàn thân hay omega 3 giảm mỡ nội tạng được không ? Các nhà nghiên cứu nói rằng, dầu cá có thể giúp loại bỏ chất béo nội tạng bằng cách điều chỉnh các thông số lipid huyết thanh và nhân trắc học. Dầu cá giúp giảm tổng thể khối lượng chất béo và là một chất bổ sung an toàn được sử dụng để tăng mức cholesterol, ngay cả khi chúng được kê dưới dạng viên uống giảm mỡ nội tạng. 

Có khả năng tương tác giữa thuốc bổ sung omega 3 với các thuốc chống đông máu nên dầu cá có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm: chảy máu cam, phân lỏng, ợ chua. Những người có nguy cơ chảy máu nên được theo dõi cẩn thận khi sử dụng các chất bổ sung dầu cá như viên uống giảm mỡ nội tạng.

Theo tạp chí y khoa Mayo Clinic, "Axit béo omega 3 rất cần thiết cho sức khỏe. Hãy cố gắng bổ sung chúng từ chế độ ăn uống của bạn bằng cách ăn các loại cá nhiều mỡ. Bổ sung dầu cá có thể mang lại nhiều hữu ích nếu bạn đang có tình trạng chất béo trung tính cao hoặc viêm khớp dạng thấp. 

Vậy là có thể nói rằng giảm mỡ nội tạng bằng omega 3 là điều hoàn toàn khoa học. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc hấp thụ quá nhiều dầu cá có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của bạn. Bên cạnh đó, tác dụng giảm mỡ nội tạng bằng omega 3 cũng được giải thích bằng việc axit béo omega 3 có mối liên quan đến các stress oxy hóa và các thông số chuyển hóa năng lượng trong chất béo nội tạng. Các nhà nghiên cứu đã cho chuột ăn chế độ ăn kiểm soát hoặc chế độ ăn nhiều chất béo trong sáu tuần. Sau đó, họ cho chuột ăn dầu cá trong 4 tuần. Kết quả cho thấy, điều trị bằng axit béo omega 3 giúp làm giảm khối lượng mỡ nội tạng và giảm những tổn thương do quá trình oxy hóa gây ra.

Giờ bạn đã biết rằng việc omega 3 giảm mỡ nội tạng là điều hoàn toàn có thể. Vì thế, những người thừa cân, béo phì hoặc có các bệnh lý mãn tính do mỡ thừa nội tạng gây ra có thể bổ sung thêm omega 3 vào chế độ dinh dưỡng của mình thông qua thực phẩm hoặc các sản phẩm chức năng để giúp giảm bớt mỡ nội tạng dư thừa.

omega 3 giảm mỡ nội tạng
Omega 3 giảm mỡ nội tạng là điều hoàn toàn có thể 

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm kiếm một phương pháp giảm cân an toàn còn có thể lựa chọn phương pháp truyền tiêu hao năng lượng giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào. Trước khi thực hiện liệu trình, người dùng sẽ được thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm máu và đo các chỉ số của cơ thể. Sau đó, các bác sĩ điều trị sẽ tư vấn và lên lịch trình cụ thể để tiến hành truyền các vitamin nhằm mục đích tiêu hao năng lượng và đốt cháy mỡ theo cách tự nhiên nhất. Lượng mỡ dư thừa trong cơ thể bao gồm cả mỡ nội tạng đều sẽ được chuyển hóa. Thông qua đó bạn không chỉ giảm mỡ bụng, giảm mỡ bắp chân hiệu quả mà còn giảm cân đồng đều, mang đến một vóc dáng cân đối, khỏe mạnh. Với phương pháp này bạn sẽ không cảm thấy mệt, ngược lại, còn cảm thấy khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng cho các hoạt động khác trong ngày. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Các bài tập thể dục giảm mỡ máu cho người thừa cân

Các bài tập thể dục giảm mỡ máu cho người thừa cân

Tập dance giảm cân được không?

Tập dance giảm cân được không?

Uống omega 3 có giảm mỡ bụng không?

Uống omega 3 có giảm mỡ bụng không?

Ăn quả nho có béo không?

Ăn quả nho có béo không?

Bánh mì ăn có gây béo không?

Bánh mì ăn có gây béo không?

283

Bài viết hữu ích?