Nguyên liệu làm bánh mì bao gồm thành phần chính là bột mì và men nở. Ngoài ra còn có bổ sung thêm nước ấm, muối, đường, giấm, sữa chua, dầu ăn để tạo độ thơm ngon, béo ngậy cho bánh mì. Hoặc có thể với một số loại công thức làm bánh mì phức tạp hơn còn có thêm chà bông, trứng, hải sản…
Nguyên tắc để phối trộn men và bột mì thường tuân thủ theo lượng 500 gam bột mì sẽ cần khoảng 1.5 muỗng cà phê men khô hoặc 15 gam men tươi. Bên cạnh đó cần lưu ý bánh mì phải có sự kết hợp hài hoà giữa men, muối. Bởi vì nếu thiếu muối sẽ làm cho bánh mì có mùi men nồng và vị hơi đắng, còn nếu quá nhiều muối thì làm cho bột bánh mì khó nở và hương vị rất tệ.
Trong 100 gam bánh mì hàm lượng dinh dưỡng bao gồm chất béo 3.3 gam, carbs 49 gam, protein 7.6 gam, Canxi: 260mg, Magie: 25mg, Kẽm: 0,7mg, Đồng: 0,3mg, kali 115 mg, natri 491 mg… Ngoài ra trong bánh mì còn chứa một số vi chất khác như sắt, vitamin B1 và năng lượng cung cấp cho cơ thể.
Bánh mì là một trong những thực phẩm tiện lợi, ngon, bổ dưỡng và mang lại cảm giác no bụng khi ăn. Ngoài ra, tiêu thụ bánh mì còn làm tăng mức serotonin trong não, đây là một chất hóa học giúp ngăn chặn cơn thèm ăn và cải thiện tâm trạng.
Hàm lượng chất xơ trong bánh mì khá cao. Đây là một điều thuận lợi cho sức khỏe đường ruột, đồng thời giúp kiểm soát cân nặng phù hợp. Tuy nhiên, với một số người ăn bánh mì có thể gặp khó chịu do hàm lượng chất xơ làm cho cơ thể gặp tình trạng đầy hơi, chướng bụng hoặc có thể bị chuột rút. Trong trường hợp này có thể lựa chọn loại bánh mì phù hợp, chẳng hạn như bánh mì trắng và bánh mì chua có hàm lượng chất xơ thấp hơn so với các loại còn lại.
Bánh mì vốn là món ăn tiện lợi nên thường được sử dụng vào bữa sáng. Vậy, sáng ăn bánh mì có béo không?
Theo một số nghiên cứu nhận định rằng, trong bánh mì có chứa thành phần tinh bột đối kháng nếu bánh mì được chế biến từ các loại lúa mì nguyên cám. Thành phần tinh bột này giúp cơ thể tăng cảm giác no, đồng thời kiểm soát được lượng đường máu và đẩy mạnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Vì thế có thể sử dụng bánh mì như một món ăn sáng tiện lợi và có thể giữ được vóc dáng cân đối khi kết hợp với một số loại thực phẩm như rau, thịt, hải sản…
Các loại bánh mì có thể không gây béo nếu ăn hợp lý như: bánh mì nguyên cám, bánh mì đen, bánh mì chua được làm từ bột nên men… Ngoài ra một vài cách ăn bánh mì sau giúp hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân như:
Trong trường hợp nếu bạn đang muốn giảm cân nhanh và hiệu quả, có thể sử dụng liệu pháp tiêu hao mỡ thừa - Drip FIT để giúp giảm lượng mỡ từ 1 - 1,2% trọng lượng cơ thể mỗi tuần. Với cơ chế hoạt động là sự tổ hợp các vi hoạt chất tác động trực tiếp và mạnh mẽ vào các tế bào mỡ nhằm giúp chuyển hóa tế bào mỡ thành năng lượng sống ATP, và tăng cường tiêu hao năng lượng cơ bản, giúp giảm kích thước và số lượng mỡ. Công nghệ Drip FIT không xâm lấn, không gây đau, và có thời gian thực hiện khá nhanh. Bên cạnh đó Drip FIT còn giúp giảm khả năng tái béo khá cao. Vì thế đây chính là giải pháp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào dành cho những người đã từng giảm béo thất bại hoặc bị thừa cân, béo phì lâu năm.
Nguồn: medicinenet.com - healthline.com - eatingwell.com
32
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
32
Bài viết hữu ích?