Zalo

Đã uống rượu có xét nghiệm máu được không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm máu là xét nghiệm y tế thường được bác sĩ chỉ định trong các buổi thăm khám sức khỏe. Tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu, bạn có thể được yêu cầu nhịn ăn hoặc nhịn uống. Chính vì thế, có rất nhiều người thắc mắc không biết đã uống rượu có xét nghiệm máu được không?

1. Uống rượu có xét nghiệm máu được không?

Xét nghiệm máu là xét nghiệm khoa học được thực hiện trên một mẫu máu để phát hiện những bất thường. Có nhiều loại xét nghiệm máu khác nhau, tùy thuộc vào vấn đề cần điều tra. Dựa trên loại xét nghiệm mà bạn thực hiện, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể hoặc không yêu cầu bạn chuẩn bị trước. Uống rượu hay uống bia có xét nghiệm máu được không? Khi mọi người ăn thức ăn và uống rượu, chúng sẽ được chuyển hóa trong dạ dày và hấp thụ vào máu. Điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ của một số chất trong máu, chẳng hạn như đường huyết hoặc cholesterol, khiến các chỉ số liên quan trong máu của bạn tạm thời tăng đột biến hoặc giảm xuống. Đo mức độ của các chất này là rất quan trọng để chẩn đoán một số điều kiện, chẳng hạn như: bệnh tiểu đường, thiếu máu, cholesterol cao, bệnh gan.  Đây là lý do tại sao nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu là điều cần thiết. Nếu bác sĩ của bạn đề nghị nhịn ăn, hãy biết rằng điều này bao gồm cả việc không uống rượu trước khi xét nghiệm máu. 

Uống rượu có xét nghiệm máu được không là vấn đề nhiều người thắc mắc
Uống rượu có xét nghiệm máu được không là vấn đề nhiều người thắc mắc

2. Đã uống rượu thì bao lâu sau mới xét nghiệm máu được?

Bất kể mức tiêu thụ là bao nhiêu, rượu ít nhất cũng có một số ảnh hưởng đối với cơ thể chúng ta. Vậy uống rượu sau bao lâu thì xét nghiệm máu được? Sau khi uống vào, cơ thể bắt đầu chuyển hóa rượu với tốc độ không đổi. Thông thường, rượu cần tới 12 giờ để đào thải ra khỏi máu. Tuy nhiên, ngay cả ở lượng nhỏ nhất cũng có thể được tìm thấy trong máu sau vài ngày tiêu thụ. Tuy nhiên, việc có cần nhịn ăn hay không trước khi xét nghiệm máu còn tùy thuộc vào loại xét nghiệm. Một số xét nghiệm máu yêu cầu nhịn ăn, bao gồm cả uống rượu bia hay các chất kích thích để cho kết quả chính xác, trong khi một số khác thì không. Các loại xét nghiệm máu yêu cầu nhịn ăn và thời gian cần nhịn trước khi xét nghiệm đó là: 

2.1. Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Xét nghiệm đường huyết lúc đói có thể giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường. Đây là một tình trạng có thể dẫn đến lượng đường quá mức trong máu. Điều quan trọng là một cá nhân không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngoài nước trong 8–10 giờ trước khi xét nghiệm đường huyết lúc đói. Rượu cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và cho kết quả không chính xác. Vì vậy bạn cần nhịn ăn qua đêm và làm xét nghiệm vào sáng sớm để đảm bảo rằng xét nghiệm máu ghi lại phép đo chính xác lượng đường trong máu lúc đói. 

Uống rượu bia trước khi xét nghiệm máu 12 giờ vẫn gây ảnh hưởng tới kết quả
Uống rượu bia trước khi xét nghiệm máu 12 giờ vẫn gây ảnh hưởng tới kết quả

2.2. Xét nghiệm cholesterol trong máu

Cholesterol là một chất béo trong máu, nồng độ cao có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe. Các chất béo khác nhau được thử nghiệm bao gồm: cholesterol lipoprotein mật độ cao, còn được gọi là cholesterol “tốt”; Cholesterol lipoprotein mật độ thấp, còn được gọi là cholesterol “xấu”; triglycerides - Lượng chất béo này sẽ tăng lên nếu một người mới ăn thức ăn. Đó là lý do tại sao mọi người được yêu cầu không ăn trong 9 –12 giờ trước khi thử nghiệm, giúp đưa ra kết quả chính xác về lượng chất béo này trong máu. Nghiên cứu đã gợi ý rằng, bạn có thể không cần nhịn ăn trước tất cả các xét nghiệm cholesterol và chất béo trung tính. Tuy nhiên, những người được chỉ định các xét nghiệm này nên hạn chế uống rượu trong 24 giờ. Tốt nhất là kiểm tra với bác sĩ để xem liệu những hướng dẫn mới này thực sự phù hợp áp dụng cho bệnh nhân hay không?

2.3. Xét nghiệm transferase gamma-glutamyl

Xét nghiệm gamma-glutamyl transferase (GGT) là một xét nghiệm giúp bác sĩ có thể chẩn đoán các bệnh liên quan đến gan. GGT là một enzym trong gan giúp nó hoạt động hiệu quả. Một người có thể cần tránh ăn và uống trong 8 giờ trước khi xét nghiệm, cũng như tránh uống rượu và uống một số loại thuốc theo toa.

2.4. Xét nghiệm hàm lượng sắt trong máu

Xét nghiệm này giúp xác định các tình trạng gây ra do thiếu chất sắt trong máu, chẳng hạn như thiếu máu. Sắt là khoáng chất có trong một số loại thực phẩm và được hấp thu rất nhanh từ thực phẩm vào máu. Do đó, nếu một người ăn thức trước khi xét nghiệm, kết quả có thể cho thấy mức độ sắt tăng cao. Để đảm bảo kết quả chính xác, một người nên nhịn ăn và tránh uống rượu bia từ nửa đêm trước khi xét nghiệm được thực hiện. Ngoài ra, các xét nghiệm máu khác cũng yêu cầu người thực hiện nhịn ăn, uống bia rượu và một số loại thuốc, bao gồm: xét nghiệm đường huyết, kiểm tra chức năng gan, xét nghiệm chức năng thận và chất điện giải trong huyết thanh, xét nghiệm vitamin B12. Rượu sau khi uống sẽ được hấp thụ vào máu của chúng ta và đây là một yếu tố rất lớn có thể gây ra kết quả xét nghiệm máu không chính xác. Đây là lý do tại sao các bác sĩ khuyên bạn nên nhịn ăn ít nhất 8-12 giờ trước khi xét nghiệm máu. Hy vọng bài viết giải đáp được thắc mắc uống rượu bia có xét nghiệm máu được không để bạn có kế hoạch và chuẩn bị thật tốt, đảm bảo kết quả luôn chính xác, giúp bác sĩ có những tư vấn cụ thể, nâng cao sức khỏe cho bạn. Nhìn chung, xét nghiệm máu tổng quát là 1 trong những kỹ thuật thường quy, có thể giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: Tiểu đường, gout, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…). Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp để nhằm có được thể trạng tốt nhất ở mỗi người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Võ Thị Nhật xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Ý nghĩa chỉ số CA 19-9 trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa chỉ số CA 19-9 trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa của EDTA trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa của EDTA trong xét nghiệm máu

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số MPV trong xét nghiệm máu thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số MPV trong xét nghiệm máu thế nào là cao, thấp, bình thường?

614

Bài viết hữu ích?