Zalo

Các yêu cầu trước khi xét nghiệm máu cần thực hiện

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm máu tổng quát là những xét nghiệm huyết học và sinh hoá phổ biến nhất thường được chỉ định nhằm gợi ý về các bệnh lý về máu và tình trạng sức khỏe chung như thiếu máu, viêm nhiễm, bệnh ký sinh trùng. Vậy trước khi xét nghiệm máu nên làm gì?

1. Có những loại xét nghiệm máu nào?

Xét nghiệm máu thông thường sẽ có 2 nhóm cơ bản gồm các xét nghiệm huyết học và xét nghiệm sinh hoá máu, trong đó:

1.1. Xét nghiệm công thức máu

Là xét nghiệm cơ bản trong xét nghiệm máu, được thực hiện thường quy khi khám sức khỏe cũng như khám chữa bệnh nói chung. Xét nghiệm này cung cấp các chỉ số về tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào tiểu cầu và nhiều thành phần tế bào khác trong máu. Kết quả công thức máu sẽ giúp đánh giá xem người bệnh có thiếu máu hay có dấu hiệu bất thường như nhiễm trùng hoặc các rối loạn khác hay không. Xét nghiệm nhóm máu sẽ cần thiết trong các trường hợp cấp cứu cần truyền máu, chỉ cần khảo sát một lần duy nhất.

1.2. Xét nghiệm sinh hoá máu

  • Xét nghiệm chức năng gan: đánh giá qua chỉ số AST, ALT, GGT, định lượng Bilirubin
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng thận qua các chỉ số ure, creatinine
  • Xét nghiệm đường huyết và HbA1c giúp tầm soát đái tháo đường
  • Xét nghiệm mỡ máu gồm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol, triglycerid giúp tầm soát các yếu nguy cơ gây bệnh tim mạch
  • Xét nghiệm acid uric máu đánh giá nguy cơ bệnh gout
  • Đánh giá chức năng tuyến giáp: FT3, FT4, TSH
Nhiều người thắc mắc trước khi xét nghiệm máu cần làm gì?
Nhiều người thắc mắc trước khi xét nghiệm máu cần làm gì?

2. Trước khi xét nghiệm máu cần làm gì?

Rất nhiều người bệnh cảm thấy lo lắng và thắc mắc cần làm gì trước khi xét nghiệm máu. Một số lưu ý trước khi xét nghiệm máu gồm có:

  • Thời điểm lấy máu xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng.
  • Không uống thuốc bổ, vitamin, khoáng chất trước khi làm xét nghiệm vitamin và vi chất.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê trước khi lấy máu vài giờ.
  • Các xét nghiệm như mỡ máu, đường huyết, định lượng vitamin cần nhịn ăn trong vòng 10-12 tiếng trước khi xét nghiệm, vì các chất dinh dưỡng như đường và chất béo có thể chuyển hóa nhanh gây sai lệch trong kết quả xét nghiệm.
  • Một số loại xét nghiệm máu vẫn có thể ăn uống bình thường trước khi lấy máu như công thức máu, xét nghiệm sắt, xét nghiệm canxi, HIV, chức năng tuyến giáp, chức năng thận,…
  • Tránh vận động thể lực ngay trước khi lấy máu vì cảm xúc, thể trạng, tâm lý cũng có tác động lên kết quả xét nghiệm. Nếu bạn vận động mạnh, cảm xúc bộc phát, đang nhiễm trùng hoặc bỏng cũng làm gia tăng hàm lượng glucose trong máu do nhu cầu sử dụng năng lượng tăng cao của cơ thể.
Nhịn ăn 8 -10 giờ là một trong các yêu cầu trước khi xét nghiệm máu
Nhịn ăn 8 -10 giờ là một trong các yêu cầu trước khi xét nghiệm máu

3. Các nhịn đói an toàn trước khi xét nghiệm

Một số xét nghiệm yêu cầu việc nhịn đói trong khoảng thời gian 8-10 giờ trước khi lấy máu. Việc nhịn ăn mặc dù đơn giản nhưng cũng sẽ là vấn đề đối với nhiều người. Để nhịn đói an toàn trước khi xét nghiệm cần chú ý:

  • Bổ sung nhiều nước lọc trong quá trình nhịn ăn để tạo cảm giác no, tránh cho cơ thể mất nước. Bên cạnh đó nước lọc cũng không làm sai lệch các chỉ số trong máu, vẫn cho ra kết quả chính xác khi xét nghiệm.
  • Tính toán thời gian phù hợp nhất cho bữa ăn cuối trước khi xét nghiệm sao cho thời gian nhịn ăn là vừa đủ với chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu đang trong thời gian sử dụng thuốc điều trị, cần thông báo với bác sĩ, nếu không ảnh hưởng gì có thể sử dụng bình thường.
  • Phụ nữ mang thai việc nhịn đói cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, vì vậy hãy gặp bác sĩ trước khi xét nghiệm máu để nhận được lời khuyên phù hợp.

4. Ai cần phải làm các xét nghiệm máu?

Xét nghiệm máu tổng quát nên được thực hiện định kỳ hàng năm với cả người trưởng thành, người già và trẻ em, cụ thể như sau:

  • Người lớn (18-30 tuổi): nên định kỳ thử máu để tầm soát các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây nhiễm cao như viêm gan B, viêm gan C, bệnh lây qua đường tình dục, kiểm tra sức khoẻ sinh sản, sức khỏe tiền hôn nhân.
  • Từ 30-40 tuổi: xét nghiệm máu giúp tầm soát sớm các bệnh tim mạch, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, gout,…
  • Người lớn tuổi: xét nghiệm máu giúp tầm soát sớm các bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, xương khớp,… các bệnh lý ung thư phổ biến như ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng,…

Tóm lại, xét nghiệm máu là xét nghiệm đơn giản và phổ biến nhất được sử dụng trong các quy trình kiểm tra sức khoẻ. Chỉ có một vài xét nghiệm máu yêu cầu nhịn ăn để tránh sai lệch kết quả, còn lại bạn chỉ cần chú ý không sử dụng các chất kích thích, tránh vận động mạnh trước khi lấy máu xét nghiệm là có thể an tâm về kết quả. Nhìn chung, xét nghiệm máu tổng quát là 1 trong những kỹ thuật thường quy, có thể giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: Tiểu đường, gout, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…). Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn  tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp để nhằm có được thể trạng tốt nhất ở mỗi người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Chỉ số MXD trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số MXD trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số RBC trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số RBC trong xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm CA 125 là xét nghiệm gì?

Xét nghiệm CA 125 là xét nghiệm gì?

51

Bài viết hữu ích?