Zalo

Chỉ số VS trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chỉ số VS trong xét nghiệm máu dùng để thể hiện mức độ lắng của hồng cầu, được sử dụng trong việc tầm soát nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là tình trạng rối loạn sinh học liên quan tới phản ứng viêm. Vậy thực sự VS là xét nghiệm gì?

1. Chỉ số VS trong xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm VS là xét nghiệm máu nhằm đo tốc độ lắng của hồng cầu. Thực hiện bằng cách đưa máu đã thêm thành phần chống đông vào cột ống nghiệm đặc biệt có chia vạch trong thời gian 1 giờ và 2 giờ. Tốc độ lắng máu sẽ phụ thuộc vào số lượng hồng cầu và nồng độ các protein trọng lượng cao phân tử trong máu. Các protein càng thay đổi nhiều thì càng dẫn tới các kết tụ khác nhau của hồng cầu, trong đó tế bào hồng cầu càng lắng nhanh sẽ biểu hiện hoạt động của tình trạng viêm và hoại tử. Tuy nhiên, xét nghiệm VS không có khả năng xác định nguyên nhân gây viêm. Vì vậy, đây là xét nghiệm không đặc hiệu cho bệnh lý nào mà chỉ được sử dụng để phát hiện sự tồn tại của phản ứng viêm và chẩn đoán bệnh chính xác hơn như cơn nhồi máu cơ tim cấp.

Chỉ số VS trong xét nghiệm máu giúp đánh giá tình trạng viêm của cơ thể
Chỉ số VS trong xét nghiệm máu giúp đánh giá tình trạng viêm của cơ thể

2. Ý nghĩa của chỉ số VS trong xét nghiệm máu

Sau khi biết xét nghiệm VS là gì thì cũng cần biết ý nghĩa về kết quả mà xét nghiệm này mang lại. Giá trị bình thường của chỉ số VS như sau:

  • Nam giới dưới 50 tuổi: < 15 mm/h;
  • Nữ giới dưới 50 tuổi: < 20 mm/h;
  • Nam giới trên 50 tuổi: < 20 mm/h;
  • Nữ giới trên 50 tuổi: < 30 mm/h;
  • Trẻ em: 3-13 mm/h.

Nguyên nhân gây nên tăng tốc độ máu lắng (VS) có thể là do:

  • Nhiễm khuẩn cấp tính: Viêm phổi, viêm ruột thừa;
  • Nhiễm khuẩn mãn tính: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm xương, áp-xe, bệnh lao;
  • Bệnh lý do u và ung thư: U lympho, đa u tuỷ xương;
  • Phản ứng viêm mạn tính: Viêm hồi tràng chảy máu, viêm đa khớp mạn tính tiến triển, bệnh đau xơ cơ do thấp, bệnh Horton (viêm động mạch thái dương);
  • Lupus ban đỏ hệ thống;
  • Nhồi máu cơ tim cấp;
  • Nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng;
  • Thiếu máu nặng.

Ngược lại, chỉ số VS giảm hơn giá trị tham chiếu có thể do các nguyên nhân chính như:

  • Suy tim xung huyết;
  • Thiếu hụt yếu tố V;
  • Giảm albumin máu;
  • Bệnh đa hồng cầu tiên phát;
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Tuy nhiên, không phải lúc nào kết quả VS bất thường cũng biểu thị 1 tình trạng bệnh lý cần phải điều trị. Có những yếu tố vẫn có thể tác động làm tốc độ máu lắng tăng cao hơn như:

  • Người cao tuổi;
  • Phụ nữ mang thai;
  • Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt;
  • Thiếu máu;
  • Sử dụng thuốc như aspirin, thuốc tránh thai, vitamin A, cortisone hoặc quinine.
Chỉ số VS trong xét nghiệm máu tăng có thể do phản ứng viêm hoặc bệnh lý cấp tính
Chỉ số VS trong xét nghiệm máu tăng có thể do phản ứng viêm hoặc bệnh lý cấp tính

3. Cần làm gì khi chỉ số VS có sự thay đổi?

Chỉ số VS trong xét nghiệm máu thường được dùng để làm rõ hội chứng viêm, mặc dù không cho biết nguyên nhân nhưng cũng là chỉ báo tốt cho sự hiện diện của tình trạng viêm ở người bệnh. Ngoài ra, một giá trị tốc độ lắng hồng cầu tăng rất cao có thể gợi ý cho các trường hợp nhiễm trùng như nhiễm trùng phổi và tiết niệu, bệnh lý ung thư hoặc các tổn thương hoại tử mô. Xét nghiệm VS cho phép theo dõi tiến triển của bệnh lý nguyên nhân gây ra tình trạng viêm và đáp ứng với điều trị. Tình trạng giảm dần giá trị tốc độ lắng hồng cầu phản ánh tình trạng bệnh nguyên nhân của bệnh nhân đã được cải thiện và ngược lại. Trong bệnh đau xơ cơ do thấp, theo dõi tốc độ lắng hồng cầu định kỳ giúp hỗ trợ nhân viên y tế trong việc sử dụng liều prednisolon cần dùng để kiểm soát các triệu chứng cho bệnh nhân. Nhìn chung, xét nghiệm máu tổng quát là 1 trong những kỹ thuật thường quy, có thể giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: Tiểu đường, gout, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…). Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn  tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Chỉ số xét nghiệm máu HGB là gì?

Chỉ số xét nghiệm máu HGB là gì?

Chỉ số WBC trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số WBC trong xét nghiệm máu là gì?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì?

Để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì?

120

Bài viết hữu ích?