Zalo

Chỉ số WBC trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Có rất nhiều người thường xuyên thực hiện các xét nghiệm máu nhưng không hiểu hết các thông số, trong đó có xét nghiệm WBC. Số khác lại băn khoăn không biết kết quả xét nghiệm máu WBC cao hoặc xét nghiệm máu WBC thấp có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Hãy cùng tìm hiểu các chỉ số WBC trong xét nghiệm máu là gì trong bài viết dưới đây.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Chỉ số WBC trong xét nghiệm máu là gì?

WBC - White Blood Cell có nghĩa là bạch cầu. WBC có vai trò vô cùng quan trọng, chúng giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh từ ngoài, tránh tình trạng nhiễm trùng vết thương. Bạch cầu được sinh ra từ tủy xương, chúng nằm trong máu là chủ yếu nhưng vẫn có một lượng lớn trú ngụ ở các mô của cơ thể để làm nhiệm vụ bảo vệ, phát hiện và tiêu diệt các yếu tố gây bệnh. Trong cơ thể chúng ta có 5 loại tế bào bạch cầu chính:

  • Bạch cầu đa nhân ái kiềm;
  • Bạch cầu đa nhân ái toan;
  • Lympho (tế bào T, B và Killer tự nhiên);
  • Bạch cầu đơn nhân;
  • Bạch cầu trung tính.

Vậy xét nghiệm máu WBC là gì? Xét nghiệm tế bào máu WBC là xét nghiệm để đo số lượng tế bào bạch cầu có trong máu. Từ kết quả sau xét nghiệm máu WBC cao, bình thường hoặc kết quả xét nghiệm máu WBC thấp, bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng sức khỏe bệnh nhân.

Xét nghiệm máu WBC là gì?
Xét nghiệm máu WBC là gì?

2. Ý nghĩa của xét nghiệm máu WBC là gì?

Xét nghiệm WBC dùng để xác định số lượng từng loại bạch cầu có trong máu, qua đó giúp chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và nhận biết sơ bộ một số bệnh như: nhiễm trùng, dị ứng, viêm, ung thư máu, bệnh bạch cầu, ung thư hạch hoặc tác dụng phụ do thuốc..

3. Đọc kết quả xét nghiệm máu WBC

Số lượng tế bào bạch cầu trong máu (WBC) của người bình thường là (4 - 10) Giga/L, lưu ý phạm vi giá trị này có thể thay đổi một chút giữa các phòng thí nghiệm khác nhau và thường thay đổi khác nhau theo lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Các phòng thí nghiệm khác nhau sẽ sử dụng các phép đo khác nhau hoặc kiểm tra mẫu xét nghiệm khác nhau, từ đó dẫn đến sự chênh lệch nhỏ về phạm vi số lượng tế bào bạch cầu trong máu người bình thường. Để đảm bảo kết quả chính xác, chúng ta nên hỏi ý kiến bác sĩ về kết quả kiểm tra của mình. Theo đó:

3.1. Xét nghiệm máu WBC thấp

Xét nghiệm máu WBC thấp hơn mức bình thường là hiện tượng giảm bạch cầu với số lượng ít hơn 4 (Giga/L), điều này có thể là do một số nguyên nhân như:

  • Nhiễm virus: Dengue, HIV…;
  • Thiếu hoặc suy tủy xương do nhiễm trùng, khối u, sẹo bất thường..
  • Rối loạn tự miễn dịch như lupus;
  • Thuốc điều trị ung thư…
  • Bệnh gan hoặc bệnh lá lách.
  • Xạ trị ung thư hoặc do virus (thường giảm bạch cầu đơn nhân - mono).
  • Tổn thương tủy xương;
  • Nhiễm vi khuẩn rất nặng.
  • Căng thẳng nghiêm trọng về cảm xúc hoặc thể chất (như chấn thương hoặc phẫu thuật).

Ngoài ra, kết quả xét nghiệm máu WBC thấp hơn bình thường có thể là do nguyên nhân đến từ các loại thuốc đang sử dụng như: kháng sinh, các thuốc chống co giật, thuốc hóa trị, Chlorpromazine, Clozapine, thuốc tuyến giáp, Asen, Captopril, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn histamine-2, Sulfonamid, Quinidin, Terbinafine, Ticlopidin..

3.2. Xét nghiệm máu WBC cao

Xét nghiệm máu WBC cao hơn mức bình thường được gọi là hiện tượng tăng bạch cầu, với các nguyên nhân có thể là do:

  • Hút thuốc lá;
  • Phẫu thuật cắt bỏ lá lách;
  • Nhiễm trùng, viêm (như viêm khớp dạng thấp, dị ứng);
  • Bệnh bạch cầu;
  • Bệnh Hodgkin tổn thương mô (bỏng, ung thư máu, đa hồng cầu);

Ngoài ra, có thể do một số loại thuốc như: Thuốc chủ vận beta adrenergic, Corticosteroid, Epinephrine và các yếu tố kích thích khuẩn lạc bạch cầu Heparin Liti...

Có thế thấy các tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, vì vậy xét nghiệm WBC sẽ giúp xác định số lượng bạch cầu trong máu, từ đó nhận ra những dấu hiệu quan trọng về sức khỏe của người bệnh.

Xét nghiệm máu WBC cao hơn mức bình thường được gọi là hiện tượng tăng bạch cầu
Xét nghiệm máu WBC cao hơn mức bình thường được gọi là hiện tượng tăng bạch cầu

4. Làm gì khi có chỉ số WBC bất thường?

Không phải ai cũng có kiến thức để am hiểu chỉ số xét nghiệm WBC, nhiều người bệnh có chỉ số WBC tăng cao hoặc giảm thấp nhưng lại chủ quan với các loại bệnh lý của mình, gây ra những bất lợi cho sức khỏe và còn có thể dẫn đến những bệnh về máu khác, ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe.

Do đó khi kết quả xét nghiệm máu WBC bất thường, chúng ta cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để xác định bệnh hoặc thực hiện thâm các xét nghiệm cận lâm sàng khác nhằm chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh. Đối với người có chỉ số WBC bình thường vẫn nên khám sức khỏe định kỳ một năm để sớm phát hiện các loại bệnh lý (nếu có) và được khám chữa kịp thời.

Hiện nay, xét nghiệm máu tổng quát tại các cơ sở y tế uy tín sẽ giúp các bác sĩ nắm rõ và đánh giá được tình trạng sức khỏe tổng thể và những nguy cơ mắc các bệnh lý như mỡ máu, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì. Từ đó sẽ có những lời khuyên phù hợp về hướng xử lý. Bản thân mỗi người nên chủ động kiểm tra định kỳ theo khuyến cáo của Bộ Y tế để sớm phát hiện và điều trị những bệnh ở giai đoạn đầu.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Người bị Cholesterol cao nên ăn gì?

Người bị Cholesterol cao nên ăn gì?

Tác dụng của vitamin B1 Thiamine với người muốn giảm cân

Tác dụng của vitamin B1 Thiamine với người muốn giảm cân

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Nên ăn gì để tăng cơ mông nhanh?

Nên ăn gì để tăng cơ mông nhanh?

Cha mẹ có nên khám tổng quát cho trẻ nhỏ không?

Cha mẹ có nên khám tổng quát cho trẻ nhỏ không?

1230

Bài viết hữu ích?