Zalo

Người bị Cholesterol cao nên ăn gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tăng cholesterol là một trong những tình trạng rối loạn lipid máu phổ biến nhất hiện nay, tình trạng này dẫn đến nhiều biến cố sức khỏe nguy hiểm. Người có chỉ số cholesterol cao cần được can thiệp sớm và một trong số các biện pháp điều trị hàng đầu là thay đổi chế độ dinh dưỡng. Vậy người có chỉ số cholesterol cao nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Cảnh báo Cholesterol cao là yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe

Cholesterol là một loại chất béo trong máu được cơ thể sản xuất một cách tự nhiên và cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên vì một nguyên nhân nào đó khiến mức cholesterol tăng cao trong máu sẽ đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch. Hiện tượng này xảy ra khi các mảng bám tích tụ trong thành động mạch, khiến chúng trở nên hẹp hơn, máu khó lưu thông và dễ gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Cholesterol cao là tình trạng bệnh lý không có bất kỳ triệu chứng nào, vì vậy chúng ta chỉ có thể phát hiện nó bằng cách thực hiện xét nghiệm máu để biết mình có mắc bệnh hay không. Xét nghiệm máu cũng cho biết mức độ cholesterol "tốt" và "xấu" trong máu của chúng ta.

  • Cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) là "cholesterol xấu", nếu có quá nhiều sẽ dễ  bám vào thành động mạch của bạn.
  • Cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) là "cholesterol tốt" giúp loại bỏ "cholesterol xấu" ra khỏi mạch máu của bạn.
  • Triglyceride là dạng chất béo phổ biến nhất trong cơ thể với chức năng lưu trữ và vận chuyển chất béo trong máu, theo đó bất kỳ nguồn năng lượng bổ sung nào từ thức ăn mà cơ thể không  dụng đến sẽ được chuyển thành chất béo trung tính.

Cholesterol toàn phần trong máu cao chính là chỉ số thước đo cho tất cả các loại cholesterol và triglyceride trong máu. Chỉ số cholesterol cao là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tim mạch.

Lựa chọn các loại thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và cả tình trạng cholesterol cao
Lựa chọn các loại thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và cả tình trạng cholesterol cao

2. Người bị Cholesterol cao nên ăn gì?

Nguyên tắc dinh dưỡng mà người có chỉ số cholesterol cao cần biết:

  • Giảm tổng năng lượng mà bạn ăn vào trong ngày, từ đó giúp giảm cân theo chỉ số khối cơ thể BMI nếu có thừa cân, béo phì.
  • Giảm năng lượng của khẩu phần ăn từng bước một, nên giảm khoảng 300 Calo so với khẩu phần ăn bình thường cho đến khi đạt được năng lượng tương ứng với mức BMI thích hợp. Cần theo dõi cân nặng và BMI của bệnh nhân có chỉ số cholesterol cao để điều chỉnh tổng lượng calo hàng tháng hoặc hàng quý, phòng ngừa tình trạng giảm cân quá nhanh hoặc quá nhiều.
  • Giảm lượng chất béo (lipid): tuỳ theo BMI của từng trường hợp, nhưng nhìn chung vẫn dựa trên nguyên tắc chất béo chỉ nên chiếm 15-20% tổng năng lượng. Với tỷ lệ chất béo no chiếm =1/3 tổng số chất béo, 1/3 là acid béo chưa no chứa nhiều nối đôi và 1/3 còn lại là acid béo chưa no có một nối đôi. Vậy đối với chất béo người cholesterol cao nên ăn gì? 
    • Người có chỉ số cholesterol cao nên dùng dầu lạc, dầu olive, dầu đỗ tương thay cho mỡ, có thể ăn các hạt có dầu như: vừng, lạc, hạt dẻ, bí ngô… để cung cấp acid béo không no nhiều nối đôi (omega 3, omega 6…).
    • Nên bổ sung dầu cá chứa nhiều acid béo không no.
    • Loại bỏ thức ăn nhiều acid béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt;
    • Giảm lượng cholesterol ăn vào mỗi ngày xuống dưới 250mg/ngày thông qua việc không ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol.
  • Tăng lượng đạm (protein): người có chỉ số cholesterol cao nên sử dụng thịt ít béo như thịt bò nạc, thịt gà bỏ da, thịt lợn thăn, cá, đậu đỗ…
    • Các sản phẩm chế biến từ đậu tương (sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ, bột đậu tương)... chứa nhiều estrogen thực vật và isoflavon, làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần, cholesterol tỷ trọng thấp (LDL-c) và cả Triglycerid. Để giảm nguy cơ tim mạch, bệnh nhân nên tiêu thụ ít nhất 25g đậu tương/ngày dưới bất cứ hình thức chế biến nào. 
    • Lượng protein nên chiếm khoảng 12-20% tổng năng lượng nạp vào cơ thể, bao gồm đạm động vật và đạm thực vật.
  • Hạn chế đường: tối đa chỉ nên dùng 10-20g/ngày.
  • Dùng ngũ cốc kết hợp với khoai củ, nên ăn gạo lứt để cung cấp thêm chất xơ góp, phần đào thải cholesterol nội sinh ra ngoài.
  • Ăn nhiều rau quả với định lượng 500g/ngày để cung cấp đủ vitamin, chất khoáng và chất xơ. Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống giàu các chất chống oxy hoá có thể giảm đến 20 - 40% nguy cơ bệnh mạch vành. Các thực phẩm sau đây nên đưa vào khẩu phần ăn của người bệnh:
    • Thức ăn giàu vitamin E: giá đỗ, dầu gấc, các sản phẩm từ gấc;
    • Thức ăn giàu beta-caroten: Cà rốt, bí đỏ, đu đủ chín, xoài, rau có màu xanh thẫm;
    • Thức ăn giàu vitamin C: các loại rau quả nói chung;
    • Thức ăn giàu selen: rau muống... 
  • Uống nước chè xanh hàng ngày có thể giúp bệnh nhân giảm 44-58 % nguy cơ mắc bệnh mạch vành. 

Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, bệnh nhân có chỉ số cholesterol cao nên chú ý luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày để nhận được những tác dụng rất tích cực đối với sức khỏe.

Lòng đỏ trứng gà là thực phẩm cần hạn chế của người có cholesterol caos
Lòng đỏ trứng gà là thực phẩm cần hạn chế của người có cholesterol cao

3. Bệnh nhân Cholesterol cao nên kiêng gì?

Để ngăn ngừa  chứng, người có cholesterol cao kiêng gì là tốt nhất:

  • Thịt nguội, thịt xông khói, chả lợn hoặc xúc xích…: chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol và muối (có thể làm tăng huyết áp). 
  • Bơ động vật cần tránh, thay vào đó là bơ thực vật có phytosterol, tuy nhiên vẫn nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ về việc sử dụng bơ thực vật trong thời gian dài.
  • Lòng đỏ trứng có nhiều cholesterol nhưng lại cung cấp nhiều lecithin - một chất điều hoà chuyển hoá cholesterol trong cơ thể. Do đó, ở những người có cholesterol máu cao, chỉ nên ăn trứng 1-2 lần/ tuần
  • Dầu dừa: rất giàu acid béo bão hòa, người cholesterol cao nên tiêu thụ nó một cách có chừng mực;
  • Rượu làm tăng mức chất béo trung tính (triglyceride) trong máu, tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch, nguy cơ này sẽ còn tăng gấp 10 lần khi đồng thời mức cholesterol cao.
  • Thịt đỏ: Không nên ăn quá 500g thịt đỏ/tuần, ưu tiên tiêu thụ thịt trắng như thịt gia cầm, thỏ, cá béo.
  • Nội tạng như óc, gan, thận có hàm lượng cholesterol rất cao 
  • Bánh ngọt thường giàu bơ và trứng, để không làm tăng mức cholesterol hãy thay thế lòng đỏ trứng bằng lòng trắng, ưu tiên bột mì nguyên hạt, thay thế bơ động vật bằng bơ thực vật…
  • Các sản phẩm chiên tăng đáng kể hàm lượng cholesterol của thực phẩm, do đó người cholesterol cao nên tránh tối đa nên luộc thực phẩm hoặc nấu trong lò nướng.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề người bị Cholesterol cao nên ăn gì? Để biết được các chỉ số cholesterol trong cơ thể đang ở mức nào bạn có thể thực hiện xét nghiệm máu trong các gói khám sức khỏe tổng quát. Căn cứ vào chỉ số xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ tư vấn, đồng thời có những lời khuyên cụ thể về chế độ dinh dưỡng, tập luyện, nguy cơ thừa cân, béo phì để giúp bạn chăm sóc sức khỏe và quản lý cân nặng 1 cách hiệu quả.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
xem thêm
Đã uống rượu có xét nghiệm máu được không?

Đã uống rượu có xét nghiệm máu được không?

Ý nghĩa chỉ số CA 19-9 trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa chỉ số CA 19-9 trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa của EDTA trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa của EDTA trong xét nghiệm máu

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu là gì? Thế nào là cao, thấp, bình thường?

18795

Bài viết hữu ích?