Zalo

Cảnh giác dị ứng lòng đỏ trứng gà

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trứng gà là một trong những loại thực phẩm dễ gây dị ứng, trong đó bao gồm cả lòng đỏ và lòng trắng. Hiện tượng dị ứng lòng đỏ trứng gà không hiếm gặp. Tuy nhiên cơ chế khởi phát do đâu và biểu hiện như thế nào thì không phải ai cũng biết rõ.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Vì sao bị dị ứng lòng đỏ trứng gà?

Ăn lòng đỏ trứng bị dị ứng là hiện tượng không hiếm gặp và trứng gà được xác định là một trong những lạo thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ. Các triệu chứng dị ứng lòng đỏ trứng thường xuất hiện từ vài phút đến vài giờ sau khi tiêu thụ trứng hoặc các món ăn có chứa trứng.

Dị ứng lòng đỏ trứng gà có thể xảy ra ngay từ khi còn nhỏ. Theo các bác sĩ, hầu hết các trường hợp nhưng không phải tất cả, bệnh nhân sẽ hết dị ứng lòng đỏ trứng gà trước khi bước vào độ tuổi vị thành niên.

Về nguyên nhân tại sao bị dị ứng lòng đỏ trứng gà, bác sĩ cho biết có liên quan đến phản ứng thái quá của hệ thống miễn dịch. Đối với hiện tượng ăn lòng đỏ trứng bị dị ứng, hệ thống miễn dịch của trẻ xác định nhầm một số protein có trong trứng là có hại. Khi tiếp xúc với protein trứng, các tế bào của hệ thống miễn dịch (hay các kháng thể) sẽ nhận diện và báo hiệu cho hệ thống miễn dịch giải phóng hàng loạt histamin và các hóa chất trung gian khác để gây ra các biểu hiện dị ứng.

Ngoài dị ứng lòng đỏ trứng gà, nhiều trẻ còn dị ứng với cả lòng trắng trứng do đều chứa protein có thể gây kích hoạt hệ miễn dịch và tỷ lệ dị ứng với lòng trắng trứng có xu hướng phổ biến hơn. Một vấn đề cần lưu ý là trẻ sơ sinh bú mẹ vẫn có thể bị dị ứng với protein trong lòng đỏ và lòng trắng trứng nếu người mẹ ăn trứng.

Ngoài dị ứng lòng đỏ trứng gà, nhiều trẻ còn dị ứng với cả lòng trắng trứng

Một số yếu tố nguy cơ sau đây có thể làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng ăn lòng đỏ trứng bị dị ứng:

  • Viêm da dị ứng: Những trẻ mắc phải loại phản ứng da này có nhiều khả năng bị dị ứng thực phẩm hơn những trẻ bình thường;
  • Tiền sử gia đình: Trẻ có nguy cơ bị dị ứng lòng đỏ trứng gà hay các loại dị ứng thực phẩm khác cao hơn nếu cha hoặc mẹ hoặc cả 2 bị hen phế quản, dị ứng thực phẩm hoặc một số loại dị ứng khác (chẳng hạn như sốt cỏ khô, nổi mề đay hoặc chàm da);
  • Tuổi: Dị ứng lòng đỏ trứng gà phổ biến nhất ở trẻ em và theo thời gian khi hệ thống tiêu hóa trưởng thành thì phản ứng dị ứng với thực phẩm có xu hướng ít xảy ra hơn.

2. Triệu chứng dị ứng lòng đỏ trứng gà

Biểu hiện dị ứng lòng đỏ trứng gà khác nhau ở mỗi người và thường xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với trứng. Các triệu chứng dị ứng lòng đỏ trứng có thể bao gồm:

  • Viêm da hoặc phát ban: Đây là biểu hiện phổ biến nhất;
  • Nghẹt mũi, sổ mũi và hắt hơi (tương tự viêm mũi dị ứng);
  • Các triệu chứng tiêu hóa, chẳng hạn như co thắt đường ruột, buồn nôn và nôn ói;
  • Các dấu hiệu hen phế quản như ho, khò khè, tức ngực hoặc khó thở;
  • Nghiêm trọng hơn là biểu hiện sốc phản vệ.

Sốc phản vệ là tình trạng cấp cứu khẩn cấp vì đe dọa đến tính mạng, người bệnh cần được tiêm epinephrine (adrenaline) ngay lập tức và đưa đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

  • Co thắt đường thở, bao gồm sưng phù cổ họng hoặc có khối u gây khó thở;
  • Đau bụng và co thắt;
  • Mạch nhanh
  • Sốc, với sự sụt giảm nghiêm trọng của huyết áp, khiến bệnh nhân cảm thấy như chóng mặt, choáng váng hoặc mất ý thức.

Cha mẹ cần thảo luận với bác sĩ về bất kỳ phản ứng nào, dù nhẹ đến đâu, của bạn hoặc con bạn khi tiêu thụ trứng. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng dị ứng lòng đỏ trứng gà có thể khác nhau mỗi lần xảy ra, vì vậy ngay cả khi những phản ứng trước đó là nhẹ thì phản ứng ở lần tiếp theo vẫn có thể nghiêm trọng.

Biến chứng đáng kể nhất của tình trạng dị ứng lòng đỏ trứng gà là sốc phản vệ và cần xử trí cấp cứu bằng tiêm epinephrine, bên cạnh đó là các biện pháp điều trị khẩn cấp khác.

Hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức trong trường hợp dị ứng lòng đỏ trứng gà cũng có thể gây ra một số tình trạng dị ứng khác. Nếu bị dị ứng lòng đỏ trứng gà, bạn hoặc con bạn có thể tăng nguy cơ mắc các tình trạng sau:

  • Dị ứng với các loại thực phẩm khác, chẳng hạn như sữa, đậu nành hoặc đậu phộng;
  • Dị ứng với vẩy da thú cưng, mạt bụi hoặc phấn hoa;
  • Phản ứng dị ứng da như viêm da dị ứng;
  • Hen phế quản.
Biểu hiện dị ứng lòng đỏ trứng gà khác nhau ở mỗi người

3. Phòng ngừa dị ứng lòng đỏ trứng gà thế nào?

Sau đây là một số giải pháp bạn có thể làm để phòng tránh phản ứng dị ứng và ngăn các triệu chứng tồi tệ hơn nếu xảy ra:

  • Tìm hiểu về nhãn thực phẩm cẩn thận, vì một số trường hợp có thể khởi phát triệu chứng dị ứng dù chỉ ăn một lượng nhỏ lòng đỏ trứng;
  • Thận trọng khi đi ăn bên ngoài: Người phục vụ hoặc thậm chí đầu bếp có thể không hoàn toàn chắc chắn về việc thực phẩm có chứa protein trứng hay không;
  • Đeo vòng tay hoặc vòng cổ dị ứng: Điều này có thể đặc biệt quan trọng nếu bạn hoặc con bạn có phản ứng nghiêm trọng và không thể nói cho người chăm sóc hoặc người khác biết chuyện gì đang xảy ra;
  • Thông báo cho người chăm sóc biết về chứng dị ứng lòng đỏ trứng gà của con bạn. Đồng thời trao đổi với người trông trẻ, giáo viên, người thân hoặc những người chăm sóc khác về tình trạng dị ứng trứng của bé để họ không vô tình cho con bạn ăn các sản phẩm có chứa trứng;
  • Nếu đang cho con bú, bạn cũng cần tránh tiêu thụ trứng. Nếu con bạn bị dị ứng lòng đỏ trứng gà, bé có thể phản ứng với các protein truyền qua sữa mẹ.

Dị ứng lòng đỏ trứng là một trong số các dạng dị ứng hạt phổ biến trên toàn thế giới. Các triệu chứng có thể ở mức độ trung bình hoặc nặng và tác động lên hệ hô hấp, tuần hoàn và tiêu hóa. Cách tốt nhất để bạn có thể tránh được dị ứng lòng đỏ trứng là thực hiện các xét nghiệm dị ứng tại các trung tâm y khoa, cơ sở y tế đạt chuẩn, có uy tín. Bạn có thể lựa chọn gói xét nghiệm Ký sinh trùng- Dị ứng  tại các cơ sở y tế uy tín. Khi lựa chọn gói tầm soát này các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán xác định cơ địa khách đang dị ứng với các tác nhân nào để từ đó có sự tư vấn và đưa ra hướng điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Xét nghiệm panel dị ứng là gì?

Xét nghiệm panel dị ứng là gì?

Dị ứng quả phỉ (Hazelnut) là gì?

Dị ứng quả phỉ (Hazelnut) là gì?

Vì sao bạn dị ứng hành tây? Dấu hiệu là gì?

Vì sao bạn dị ứng hành tây? Dấu hiệu là gì?

Thịt gà có thể gây dị ứng - cách nào để biết bạn có bị dị ứng thịt gà không?

Thịt gà có thể gây dị ứng - cách nào để biết bạn có bị dị ứng thịt gà không?

Chỉ số xét nghiệm máu EOS tăng 47,7% có sao không?

Chỉ số xét nghiệm máu EOS tăng 47,7% có sao không?

41

Bài viết hữu ích?