Zalo

Vì sao bạn dị ứng hành tây? Dấu hiệu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hành tây là một loại rau chứa nhiều vitamin và nguyên tố vi lượng rất tốt cho sức khỏe người sử dụng. Sử dụng hành tây giúp cơ thể có khả năng chống lại bệnh tật và ốm đau. Tuy nhiên, hành tây là loại thực phẩm có thể gây ra phản ứng dị ứng đối với cả người lớn và trẻ em.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Ăn hành tây bị dị ứng không?

Nhiều người thắc mắc lý do vì sao ăn hành tây bị dị ứng? Hành tây là loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng được sử dụng làm thực phẩm hoặc để chữa bệnh. Nhưng các thành phần protein trong củ hành tây chúng đôi khi gây ra các phản ứng bệnh lý trong cơ thể. Tất cả các loại hành đều có nguy cơ gây ra tình trạng dị ứng và sự tương tác của các kháng nguyên của từng loại hành với nhau gây ra một số phản ứng dị ứng chéo. Kết quả là cơ thể người sinh ra phản ứng tiêu cực hay dị ứng với hành tây, hành tím, tỏi tây và thậm chí cả tỏi. Loại hành tây gây dị ứng nhất trong tất cả các giống là giống hẹ tây và giống hành tây màu xanh lá cây. 

Trong trường hợp một người bị dị ứng hành tây thì các triệu chứng không chỉ xuất hiện khi ăn loại thực phẩm này mà còn có thể xảy ra ngay cả khi tiếp xúc với nó: 

  • Sử dụng mỹ phẩm tự nhiên có thành phần hành tây; 
  • Tương tác với bụi hoặc vỏ hành; 
  • Việc sử dụng thực phẩm đóng hộp;
  • Trong việc thái hay cắt hành tây ngay cả khi chúng đã được loại bỏ vỏ bên ngoài.

Hiện nay rất khó có thể khó xác định ngay một loại rau hay một loại thực phẩm có phải là chất gây dị ứng cho một người cụ thể hay không. Dị ứng là tình trạng có xu hướng tích tụ, vì vậy các triệu chứng dị ứng hành tây đầu tiên đôi khi chỉ xuất hiện sau vài ngày hoặc vài tuần. Đôi khi các dấu hiệu triệu chứng dị ứng hành tây không xuất hiện trực tiếp, nhưng một người có thể gặp các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, thần kinh hoặc hô hấp và đây đều là dấu hiệu cảnh báo dị ứng hành tây. 

Các dấu hiệu triệu chứng dị ứng hành tây rất dễ nhầm lẫn với chứng không dung nạp hành tây nhưng đây là những phản ứng bệnh lý khác nhau. Cụ thể, chứng không dung nạp hành tây không phải là một dị ứng với nó. Từ đó chỉ nảy sinh các vấn đề về đường tiêu hóa, liên quan đến việc cơ thể không có đủ các enzym đặc biệt để tiêu hóa hành tây. 

Thực tế, hành tây tươi và nước ép hành tây gây dị ứng nghiêm trọng nhất, hành tây luộc ít có nguy hiểm hơn và an toàn nhất là hành tây chiên.

dị ứng hành tây
Thành phần protein trong củ hành tây gây ra tình trạng dị ứng hành tây 

2. Vì sao bạn bị dị ứng hành tây?

Quá trình phản ứng dị ứng hành tây như sau: hệ thống miễn dịch của con người coi các chất tạo nên loại rau củ là dị nguyên với cơ thể. Kết quả là hệ thống nội tiết tố của cơ thể bắt đầu tăng sản xuất histamine ở trạng thái không hoạt động trong cơ thể khỏe mạnh. Sự giải phóng histamin dẫn đến các dấu hiệu triệu chứng của bệnh dị ứng hành tây. Các chất chính gây ra phản ứng dị ứng trong thành phần của hành tây bao gồm profilin và diallyl disulfide. 

Profilin là một loại protein thực vật, những người không dung nạp gluten nên lưu ý thận trọng khi sử dụng hành tây vì có protein thực vật trong thành phần. Protein này bị phân hủy trong quá trình nấu nướng, vì vậy khi bạn luộc hay chiên hành tây sẽ ít có nguy cơ gây dị ứng như hành tây tươi. Còn diallyl disulfide là một sunfua hữu cơ, thành phần này tạo cho hành tây một mùi đặc trưng như vậy. Thành phần diallyl disulfide có khả năng gây ra phản ứng bệnh lý của cơ thể đối với hành tây. Chất gây dị ứng gây ra các phản ứng trên da bao gồm nổi phát ban mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy. Trong trường hợp dị ứng hành tây nghiêm trọng gây ra hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng.

3. Dấu hiệu bị dị ứng hành tây

Một số người gặp các dấu hiệu dị ứng hành tây ngay lập tức sau khi ăn, chạm hoặc ngửi hành. Những người khác có thể xuất hiện dấu hiệu dị ứng hành tây sau thời gian vài giờ hoặc lâu hơn.

Các dấu hiệu triệu chứng của dị ứng hành tây bao gồm:

  • Nổi mề đay hoặc phát ban ở bất cứ đâu trên cơ thể
  • Ngứa ran hoặc ngứa trong miệng;
  • Sưng môi, mặt, lưỡi hoặc cổ họng;
  • Nghẹt mũi;
  • Khó thở với nhịp thở trên 20 lần/ phút;
  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy;
  • Đau bụng;
  • Đau đầu, chóng mặt kèm theo xây xẩm mặt mày;
  • Phản ứng phản vệ, mặc dù điều này rất hiếm gặp.

Các dấu hiệu dị ứng hành tây có thể thoáng qua. Tuy nhiên, nếu bạn có xuất hiện các phản ứng nghiêm trọng bao gồm nôn mửa hoặc đau dạ dày không ngừng, chóng mặt hoặc khó thở thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế đế được xử trí phù hợp.

dị ứng hành tây
Dấu hiệu dị ứng hành tây như hắt hơi, khó thở,...

4. Cách điều trị dị ứng hàng tây

Các phương pháp điều trị dị ứng hành tây bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin có sẵn dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc xịt không kê đơn. Những loại thuốc này ngăn chặn histamin, làm giảm hoặc loại bỏ các phản ứng dị ứng như nổi phát ban, ngứa và nghẹt mũi.
  • Sử dụng nha đam: Nha đam không làm giảm histamine trong cơ thể, nhưng nó có thể hữu ích trong việc làm dịu cơn ngứa trong đợt cấp dị ứng hành tây. 
  • Kem hydrocortisone: Sử dụng loại kem này tại chỗ tác dụng làm giảm ngứa và viêm.
  • Thuốc Epinephrine (EpiPen, EPIsnap, Adyphren): Đây là loại thuốc được kê đơn bởi bác sĩ điều trị được sử dụng để điều trị các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, chẳng hạn như sốc phản vệ.
  • Thuốc hít Albuterol sulfat (ProAir, Proventil, Ventolin): Thuốc giãn phế quản này được kê đơn sử dụng để tăng lưu lượng không khí qua các ống phế quản.

5. Cách dự phòng dị ứng hành tây

  • Nếu bạn bị dị ứng hành tây, tránh sử dụng hành tây là cách tốt nhất để hạn chế các dấu hiệu triệu chứng của dị ứng. Bên cạnh đó, nấu chín hành tây cũng làm giảm các hợp chất gây ra phản ứng dị ứng ở một số người, vì vậy chỉ ăn hành tây nấu chín có thể giúp ích.
  • Nếu bạn vô tình ăn phải hoặc tiếp xúc với hành tây, hãy sử dụng các loại thuốc histamin hoặc các loại thuốc dị ứng khác đã được bác sĩ kê đơn ngay lập tức.
  • Trong nấu ăn, sử dụng một số loại thực phẩm thay thế cho hành tây như bột nghệ, thì là, rau cần tây... 

Nếu nghi ngờ bản thân có dấu hiệu dị ứng hành tây bạn có thể thực hiện xét nghiệm test lẩy da hoặc xét nghiệm IgE. 

  • Test lẩy da: Chiết xuất của các loại nấm khác nhau có thể được sử dụng để lẩy hoặc chích vào da. Việc thực hiện test lẩy da được thực hiện bằng cách pha loãng các dị nguyên phổ biến hoặc nghi ngờ. Những dị nguyên này được cho phản ứng với da ở vị trí cánh tay hoặc lưng bằng phương pháp lẩy da. Nếu không có phản ứng thì có nghĩa là bạn không bị dị ứng. Nếu bị dị ứng, bạn sẽ phát triển một vết sưng đỏ tại vị trí test dị nguyên trên da.
  • Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm máu đo lường phản ứng của hệ miễn dịch với nấm mốc. Xét nghiệm này đo lượng kháng thể nhất định trong máu được gọi là kháng thể immunoglobulin E (IgE). Xét nghiệm này kiểm tra độ nhạy cảm của cơ thể với các loại nấm mốc cụ thể.

Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe bao gồm các vấn đề sức khỏe liên quan đến dị ứng thì nên đăng ký thực hiện xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế uy tín.Tại đây, bạn có thể lựa chọn gói xét nghiệm Ký sinh trùng - Dị ứng. Gói xét nghiệm này sẽ cho biết bạn có dị ứng với hành tây hay không và rất nhiều các chỉ số xét nghiệm khác Sau khi có kết quả xét nghiệm máu bác sĩ sẽ có những tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng điều trị sao cho phù hợp.

Nguồn:

  • https://medicalnewstoday.com
  • https://healthline.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Dị ứng cà rốt: Nguyên nhân và biện pháp phát hiện

Dị ứng cà rốt: Nguyên nhân và biện pháp phát hiện

Ai dễ bị dị ứng khoai tây?

Ai dễ bị dị ứng khoai tây?

Vì sao sữa bò gây dị ứng? Cách phát hiện?

Vì sao sữa bò gây dị ứng? Cách phát hiện?

Làm sao để biết bạn có bị dị ứng đậu nành không?

Làm sao để biết bạn có bị dị ứng đậu nành không?

Xét nghiệm dị ứng là gì? Chỉ định và phân loại

Xét nghiệm dị ứng là gì? Chỉ định và phân loại

478

Bài viết hữu ích?