Trong các đợt khám sức khỏe định kỳ đa số mọi người đều được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu HDL Cholesterol, tuy nhiên hầu như đa số mọi người thường không hiểu rõ xét nghiệm máu HDL Cholesterol là gì?
HDL Cholesterol hay HDL - C (viết tắt của High density lipoprotein cholesterol) là 1 trong 4 loại lipoprotein của cholesterol. Loại lipoprotein này có nhiệm vụ giúp vận chuyển các cholesterol bám vào các mô, cơ quan, mạch máu về tại gan để thực hiện quá trình xử lý, chuyển hóa và đào thải ra khỏi cơ thể, do đó HDL-Cholesterol làm giảm tích tụ cholesterol trong máu và trong các mô. Do đó, chỉ số này càng cao càng có lợi, có thể giảm các nguy cơ về các bệnh lý tim mạch, tai biến mạch máu não.
Thông thường, xét nghiệm HDL - C thường được chỉ định sau khi người bệnh có kết quả xét nghiệm cholesterol trong máu tăng cao nhằm giúp bác sĩ làm căn cứ để đưa ra chẩn đoán chính xác cũng như tiên lượng tình trạng bệnh đang gặp phải nhằm tư vấn về việc thay đổi lối sống hay lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp.
Chỉ số xét nghiệm máu HDL cholesterol là cách giúp xác định hàm lượng nồng độ HDL - C có trong máu. Mặc dù người bệnh có chỉ số xét nghiệm cholesterol tăng cao nhưng lại không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, do đó nhằm phát hiện sớm tình trạng này cần thực hiện tầm soát định kỳ cho tất cả những người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên kể có kế hoạch theo dõi và can thiệp điều trị thích hợp.
Dưới đây là những trường hợp các đối tượng có nguy cơ cao có thể có chỉ số HDL - C thấp bao gồm:
Xét nghiệm HDL-C trong máu được thực hiện tương tự như các xét nghiệm máu thường quy khác. Nhân viên y tế sẽ thực hiện lấy mẫu máu từ tĩnh mạch cánh tay hoặc bàn tay đựng trong ống xét nghiệm, sau đó đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích. Người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm để có được kết quả chính xác.
Tất cả những người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên đều nên thực hiện kiểm tra xét nghiệm định lượng cholesterol 5 năm 1 lần, đó cũng là thời điểm lý tưởng nhất để bắt đầu kiểm tra nhằm phát hiện sớm các nguy cơ bệnh lý do các mảng xơ vữa mạch máu gây ra. Đặc biệt đối với những người có yếu tố di truyền gia đình với mức cholesterol cao hoặc có tiền sử mắc các bệnh tim mạch, những người thừa cân béo phì, hạn chế hoạt động thể chất, chế độ ăn nhiều chất béo và những người bị tiểu đường. Đối với phụ nữ sau khi sinh nên chờ ít nhất 6 tuần để định lượng nồng độ cholesterol.
Chỉ số xét nghiệm máu HDL cholesterol có thể giảm âm thầm trong nhiều năm, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho người bệnh. Vì vậy, việc thực hiện xét nghiệm nhằm xác định nồng độ là thực sự rất cần thiết. Cụ thể các mục đích để thực hiện xét nghiệm này bao gồm:
Khi được phát hiện sớm và kịp thời tình trạng chỉ số HDL - C, các bác sĩ sẽ đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất cũng như tư vấn về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, từ đó điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm liên quan khác.
Ngoài ra, xét nghiệm này còn có ý nghĩa trong trường hợp kết quả xét nghiệm HDL - C thấp và đang áp dụng các biện pháp nhằm làm tăng chỉ số này thì xét nghiệm được thực hiện để đánh giá hiệu quả, tiến triển của việc áp dụng các biện pháp này.
Tuy nhiên, không có nghĩa là bất cứ trường hợp nào mà có nồng độ HDL - C trong máu càng cao thì giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Nếu như nồng độ này vượt quá chỉ số 90 mg/dl thì có thể lại khiến nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch càng cao hơn.
Chỉ số xét nghiệm máu HDL cholesterol ở mức bình thường đối với nam giới là 35 - 54 mg/dL hay 0.9 - 1.4 mmol/L, đối với nữ giới là 45 - 64 mg/dL hay 1.1 - 1.7 mmol/L. Trong trường hợp nồng độ HDL - Cholesterol trong máu < 40 mg/dl cho thấy người bệnh có nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Với nồng độ của chỉ số này từ 40 mg/dl đến 59 mg/dl được cho là có hiệu quả bảo vệ tim mạch tránh các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong. Khi chỉ số này tăng mỗi 4mg/dl HDL-Cholesterol thì làm giảm 10% nguy cơ các bệnh lý tim mạch.
Nồng độ HDL-Cholesterol trong máu đạt > 60 mg/dl (tương đương 1,55 mmol/l) thuộc mức độ cao. Có thể cho thấy người bệnh có nguy cơ thấp mắc các bệnh lý tim mạch. Nồng độ rất cao HDL-Cholesterol (> 90 mg/dl) rất ít gặp, chủ yếu gặp ở người bệnh có bệnh lý liên quan đến gen hoặc rối loạn chuyển hóa.
Như vậy, sau khi tìm hiểu xét nghiệm máu HDL cholesterol là gì, dưới đây là một số biện pháp giúp mỗi người cần có một chế độ ăn uống, tập luyện khoa học cũng như từ bỏ những thói quen không tốt bao gồm:
Tóm lại, việc thực hiện xét nghiệm HDL - C này là thực sự cần thiết để phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời nhằm hạn chế các nguy cơ của các bệnh lý tim mạch có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Người bệnh bên cạnh đó cũng cần có một lối sống lành mạnh về chế độ dinh dưỡng, luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh nên thăm khám sức khỏe tại các cơ sở y tế uy tín, tiến hành xét nghiệm máu tổng quát từ cơ bản đến chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra. Dựa vào kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ có tư vấn phù hợp về hướng điều trị, sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
59
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
59
Bài viết hữu ích?