Zalo

Chỉ số xét nghiệm máu HGB là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Công thức máu là 1 xét nghiệm được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán bệnh, cũng như trong việc theo dõi sức khỏe định kỳ. Mỗi chỉ số trong xét nghiệm công thức máu đều mang một ý nghĩa khác nhau, nhưng có thể thấy chỉ số HGB thường được chú ý nhiều nhất. Vậy ý nghĩa của kết quả xét nghiệm máu HGB là gì? Chỉ số HGB trong xét nghiệm máu bình thường như thế nào?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Chỉ số xét nghiệm máu HGB là gì?

Để hiểu được chỉ số HGB trong xét nghiệm máu là gì, trước hết bạn cần biết rằng HGB là viết tắt của Hemoglobin, một phân tử Protein có trong cấu trúc của hồng cầu. Hemoglobin có hai phần là phần Hem và phần globin có nhiệm vụ tạo sắc tố đỏ cho máu. Ngoài ra, Hemoglobin còn là 1 thành phần rất quan trọng của máu vì nó thực hiện nhiệm vụ vận chuyển và trao đổi khí oxy từ phổi đến các mô tế bào, đồng thời nhận khí CO2 từ các mô này để vận chuyển trở lại phổi và thải ra ngoài.

Vậy chỉ số HGB trong xét nghiệm máu là gì? Đây là một chỉ số nằm trong một tổ hợp xét nghiệm mang tên là công thức máu, nó bao gồm 3 nhóm tế bào chính có trong máu là bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Trong đó HGB được xem là chỉ số quan trọng nhất trong nhóm hồng cầu vì nó biểu thị chính xác nhất việc cơ thể bạn có đang bị thiếu máu hay không. Thông thường chỉ số HGB sẽ biểu hiện cho cả 3 loại Hemoglobin bao gồm Hemoglobin A, Hemoglobin F và Hemoglobin A2.

2. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm máu HGB là gì?

Chúng ta đã hiểu được chỉ số xét nghiệm máu HGB là gì, vậy ý nghĩa của nó trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh như thế nào?

2.1. Chỉ số HGB bình thường

HGB trong xét nghiệm máu là 1 trong 3 chỉ số thường được dùng để chẩn đoán tình trạng thiếu máu, bao gồm RBC cho biết số lượng hồng cầu, HCT cho biết dung tích hồng cầu và HGB cho biết lượng huyết sắc tố Hemoglobin.

Giá trị bình thường của chỉ số HGB trong máu thay đổi phụ thuộc vào từng đối tượng khác nhau:

  • Nam giới: khoảng 13 – 18g/dl (tương đương với 8.1 – 11.2 millimol/l)
  • Nữ giới: khoảng 12 – 16g/dl đối với nữ (tương đương với 7.4 – 9.9 millimol/l).
  • Phụ nữ đang mang thai và trẻ em nằm trong khoảng 11 - 14g/dl.
Xét nghiệm máu HGB là gì là câu hỏi của nhiều người
Xét nghiệm máu HGB là gì là câu hỏi của nhiều người

2.2. Chỉ số HGB thấp

Chỉ số HGB được cho là thấp khi nó nằm trong khoảng:

  • Nam giới: Chỉ số HGB < 13 g/dl
  • Nữ giới: Chỉ số HGB < 12 g/dl
  • Phụ nữ đang mang thai, trẻ em và người lớn tuổi: Chỉ số HGB < 11 g/dl

Trên lâm sàng, chỉ số HGB dùng để đánh giá tình trạng thiếu máu của bệnh nhân, cũng như phân loại và xác định xem bệnh nhân có cần truyền máu hay không:

  • HGB > 10g/dl: Phân độ thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu
  • HGB khoảng 8 – 10g/dl: Phân độ thiếu máu vừa và cân nhắc về nhu cầu truyền máu cho bệnh nhân.
  • HGB khoảng 6 – 8 g/dl: Phân độ thiếu máu nặng và có chỉ định truyền máu
  • HGB < 6g/dl: Chỉ định truyền máu cấp cứu.

Chỉ số HGB thấp có thể liên quan đến rất nhiều bệnh lý gây ra mất máu đến giảm sản xuất tế bào máu, hoặc tăng tốc độ phá hủy tế bào hồng cầu so với thời gian tạo thành nó. Một số nguyên nhân gây giảm chỉ số HGB thường gặp như:

  • Tình trạng thiếu sắt: Thiếu sắt có thể đến từ việc mất máu hoặc do thực đơn ăn uống hằng ngày của bạn thiếu đi lượng sắt cần thiết, đôi khi do cơ thể bạn hạn chế khả năng hấp thu sắt.
  • Thiếu Vitamin B12: Cũng giống như tình trạng thiếu sắt, việc cung cấp thiếu lượng vitamin B12 cần thiết hoặc cơ thể hạn chế khả năng hấp thụ loại Vitamin này cũng có thể gây ra tình trạng thiếu máu. Đặc biệt, thiếu Vitamin B12 có thể gây tình trạng thiếu máu hồng cầu to.
  • Thiếu máu do bất sản: Các tình trạng giảm sản xuất số lượng hồng cầu như trong bệnh suy tuỷ xương cũng có thể khiến chỉ số HGB giảm thấp, đồng thời số lượng tiểu cầu và bạch cầu cũng giảm theo.
  • Thiếu máu do mất máu: Mất máu là hiện tượng các tế bào hồng cầu bị loại bỏ khỏi cơ thể khi vẫn chưa đến độ tuổi thoái triển, điều này có thể làm cơ thể chưa kịp sản sinh ra tế bào máu mới. Tình trạng mất máu thường gặp trong chấn thương, vết thương hở trên da, rách mạch máu, rong kinh, nôn ra máu, đi cầu ra máu…
  • Một số bệnh lý khác: Ngoài những tình trạng trên, chỉ số HGB giảm còn có thể liên quan đến một số bất thường ở tủy xương, có khối u ở đường tiêu hóa, bất thường ở cơ quan tạo máu, mắc bệnh bạch cầu, dấu hiệu cảnh báo bệnh ở thận và gan và có rối loạn viêm…
Chỉ số xét nghiệm máu HGB là gì?
Chỉ số xét nghiệm máu HGB là gì?

Một trường hợp khác như phụ nữ mang thai, phụ nữ sau khi sinh em bé cũng có thể gặp phải vấn đề là chỉ số HGB giảm, nguyên nhân đến từ việc mất máu sau sinh để hoặc do chế độ ăn uống không bổ sung đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, phụ nữ thường có chỉ số HGB thấp và thường bị giảm nhiều hơn so với nam giới một phần do yếu tố sức khỏe, khả năng hấp thu cũng như quá trình mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt.

Dưới đây là một số dấu hiệu có thể xảy ra khi chỉ số HGB thấp:

  • Da xanh xao, da có thể sạm hoặc vàng đi, màu mắt nhợt nhạt, da mặt, da lòng bàn tay nhạt màu.
  • Chóng mặt, hoa mắt, xoàng, đặc biệt khi thay đổi tư thế
  • Ù tai, người lừ đừ và thường xuyên thấy mỏi mệt.
  • Móng tay móng chân dễ gãy, giòn, tóc rụng nhiều
  • Hơi thở ngắn do hụt hơi
  • Nhịp tim nhanh, hồi hộp, đau ngực, đánh trống ngực
  • Đau đầu, đau nửa đầu, giảm sút trí nhớ, khó tập trung để làm việc và học tập
  • Thường xuyên bị mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ gật
  • Tê bì tay chân, giảm khả năng lao động lao động

2.3. Chỉ số HGB cao

Chỉ số HGB được cho là cao khi:

  • Nam giới: Chỉ số HGB > 18g/dl (tương đương 11.2 millimol/l)
  • Nữ giới: Chỉ số HGB > 16g/dl đối với nữ (tương đương 9.9 millimol/l).
  • Phụ nữ đang mang thai và trẻ em: Chỉ số HGB > 14g/dl.

Cần xác định ý nghĩa của tình trạng tăng chỉ số HGB và khắc phục nó mới có thể cải thiện tình trạng bệnh một cách triệt để. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp có thể khiến chỉ số HGB cao trong máu:

  • Máu bị cô đặc: Máu bị cô đặc thường làm chỉ số HGB tăng trong máu. Một số nguyên nhân có thể làm cô đặc máu như giảm khối lượng tuần hoàn, mất nước, bỏng… Khi cơ thể giảm đi lượng chất lỏng, huyết sắc tố trong máu sẽ có xu hướng tăng lên để bù lượng nước thiếu hụt. Khi cơ thể đã được bù lại nước, một thời gian ngắn sau huyết sắc tố sẽ trở về bình thường.
  • Bệnh tăng hồng cầu tiên phát: Hay còn gọi là bệnh đa hồng cầu nguyên phát. Đây là một bệnh xảy ra do đột biến gen JAK2 (gen có vai trong trong việc sản xuất hồng cầu). Đột biến này có thể làm tăng số lượng hồng cầu cũng như Hemoglobin trong máu, trực tiếp làm chỉ số HGB tăng.
  • Tăng hồng cầu thứ phát: Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tăng hồng cầu thứ phát như những người sống ở vùng núi cao, người bị bệnh phổi mạn, người bị hội chứng Pickwick (người béo bệu), bệnh tim bẩm sinh với shunt phải - trái, các khối u lành tính hay ác tính gây tiết erythropoietin, u nguyên bào mạch (hemangioblastoma), thận đa nang, ung thư biểu mô gan, ung thư biểu mô thận…
  • Hút thuốc: Những người thường xuyên hút thuốc, hay hít phải khói thuốc thụ động đều làm tăng huyết sắc tố, hay chỉ số HGB tăng trong xét nghiệm máu. Cơ chế là do khí CO tăng cao khi hút thuốc lá sẽ gắn với hemoglobin làm O2 không được vận chuyển đến các mô, lúc này cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng sản xuất huyết sắc tố để đáp ứng nhu cầu oxy.

3. Cách xử trí khi xét nghiệm chỉ số HGB bất thường

Bạn đã hiểu được ý nghĩa của kết quả xét nghiệm HGB là gì, dưới đây là một số cách xử trí khi gặp phải chỉ số HGB bất thường.

Biết được xét nghiệm máu HGB là gì sẽ giúp bạn phát hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm
Biết được xét nghiệm máu HGB là gì sẽ giúp bạn phát hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm

3.2. Cách xử trí khi xét nghiệm chỉ số HGB thấp

  • Khi gặp phải tình trạng HGB thấp, điều đầu tiên hãy nói chuyện trực tiếp với bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Mục tiêu là bổ sung lượng sắt dự trữ cho những người bị thiếu máu thiếu sắt. Có thể bổ sung bằng đường tĩnh mạch hoặc đường uống.
  • Có thể sử dụng cả sắt ferros (Fe II) và sắt ferric (Fe III), nhưng ưu tiên sử dụng sắt II hơn vì nó dễ đi vào ruột và hấp thu tốt hơn.
  • Bổ sung sắt qua chế độ ăn bằng cách tiêu thụ một số loại thực phẩm như thịt bò, nội tạng động vật, đậu Hà Lan khô, quả hạnh nhân, trái cây sấy, rau lá màu xanh đậm, bánh nướng xốp, ngũ cốc, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt… là những thực phẩm có hàm lượng sắt cao.
  • Giải quyết các nguyên nhân gây mất máu như vết thương hở, vết cắt trên da…
  • Trong một số trường hợp, việc điều trị chỉ số HGB thấp cần phải dùng đến biện pháp truyền máu.

3.3. Cách xử trí khi xét nghiệm chỉ số HGB cao

  • Cũng giống như khi gặp phải chỉ số HGB cao, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân của bệnh.
  • Bỏ thuốc lá hoặc tránh xa những nơi có khói thuốc lá.
  • Từ bỏ thói quen uống rượu bia
  • Điều trị các bệnh lý có thể làm chỉ số HGB tăng cao như đã đề cập ở trên.
  • Thường xuyên đi kiểm tra và xét nghiệm công thức máu để theo dõi.

Những thông tin ở trên đã giải thích về ý nghĩa của kết quả xét nghiệm máu HGB là gì. Qua đó, ta có thể biết chỉ số xét nghiệm máu HGB có liên quan mật thiết đến những vấn đề hay bệnh lý về huyết học. Vì thế, khi gặp phải những bất thường về chỉ số HGB hãy liên hệ ngay với các bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nhìn chung, xét nghiệm máu tổng quát là 1 trong những kỹ thuật thường quy, có thể giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: Tiểu đường, gout, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…). Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn  tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Chỉ số công thức máu bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số công thức máu bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì?

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì?

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Mỗi đợt nên bổ sung sắt trong bao lâu thì dừng?

Mỗi đợt nên bổ sung sắt trong bao lâu thì dừng?

613

Bài viết hữu ích?