Zalo

Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
HCT là 1 trong những chỉ số xét nghiệm được thực hiện thường quy khi theo dõi sức khỏe hoặc chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chỉ số xét nghiệm máu HCT là gì. Vậy HCT trong xét nghiệm máu là gì, tại sao phải xét nghiệm và kết quả như thế nào là bất thường?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì?

Nhiều bạn thắc mắc HCT trong máu là gì. Theo đó, HCT là viết tắt của Hematocrit, được dùng để miêu tả số lượng tế bào hồng cầu trong máu là quá nhiều hay quá ít, qua đó hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh lý liên quan đến hồng cầu. Theo bác sĩ, HCT là 1 xét nghiệm rất quan trọng vì tế bào hồng cầu đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sự sống. Về mặt cấu tạo và chức năng, hồng cầu chứa 1 loại protein gọi là hemoglobin có khả năng liên kết với oxy (khi đi qua phổi) để vận chuyển và cung cấp cho tất cả các tế bào trong cơ thể. Khi quay trở lại phổi theo tĩnh mạch, tế bào hồng cầu mang theo khí CO2 để đào thải ra bên ngoài qua nhịp thở. Chỉ số HCT được xem là phép đo quan trọng giúp xác định lượng tế bào hồng cầu có đủ để phục vụ quá trình cho vận chuyển và phân phối oxy hay không. Nếu nghi ngờ có các tình trạng rối loạn máu như thiếu máu hoặc đa hồng cầu, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm HCT để kiểm tra.

Nhiều người thắc mắc HCT trong máu là gì?
Nhiều người thắc mắc HCT trong máu là gì?

2. Ý nghĩa chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì?

Thông thường, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm xét nghiệm đánh giá HCT nhằm mục đích kiểm tra số lượng tế bào hồng cầu là đủ hay thiếu, đặc biệt nếu có các triệu chứng như thường xuyên mệt mỏi, đau đầu và chóng mặt. Bên cạnh đó, chỉ số HCT còn được sử dụng để sàng lọc bệnh lý đa hồng cầu. Với bệnh nhân ung thư đang điều trị hoặc mắc các bệnh lý nghiêm trọng khác, xét nghiệm HCT là một cận lâm sàng thường quy được sử dụng để đánh giá mức độ đáp ứng với thuốc của người bệnh, qua đó đưa ra những điều chỉnh hợp lý nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Khi quy trình thực hiện xét nghiệm HCT, điều dưỡng sẽ tiến hành lấy mẫu máu tĩnh mạch của người bệnh và cho vào một ống nhỏ. Sau đó, mẫu máu này sẽ được vận chuyển đến phòng xét nghiệm để phân tích bằng các thiết bị chuyên dụng. Các bác sĩ cho biết kết quả Hct có thể thay đổi và phụ thuộc vào một số yếu tố như thai kỳ, người bệnh bị mất máu hay mất nước…

3. Kết quả xét nghiệm máu HCT là gì?

Kết quả xét nghiệm máu HCT được hiển thị dưới dạng phần trăm (%) và HCT sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố không thể thay đổi như tuổi, giới tính và chủng tộc. Kèm theo đó, kết quả chỉ số HCT có thể sai lệch tùy theo từng phòng thí nghiệm hoặc các phương pháp tính toán được sử dụng để tiến hành xét nghiệm. Nhìn chung, chỉ số HCT bình thường trong giới hạn như sau:

  • Nam giới: 41-50%;
  • Nữ giới: 36-44%;
  • Trẻ sơ sinh: 45-61%;
  • Trẻ em: 32-42%.

Chỉ số HCT trong máu bất thường, dù là theo hướng thấp hay cao, đều là những dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc phải một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân cần trao đổi ý kiến với bác sĩ về kết quả xét nghiệm này và thông qua đó nhận được kế hoạch điều trị phù hợp.

Biết được xét nghiệm máu HCT là gì giúp bạn phát hiện những bệnh lý nguy hiểm
Biết được xét nghiệm máu HCT là gì giúp bạn phát hiện những bệnh lý nguy hiểm

4. Cần làm gì khi xét nghiệm HCT bất thường?

Với người có kết quả xét nghiệm HCT bất thường và mong muốn ổn định trở lại chỉ số này, việc đầu tiên cần làm là xác định nguyên nhân khiến HCT hay nói cách khác là số lượng hồng cầu thay đổi, qua đó đưa ra biện pháp can thiệp và điều trị triệt để. Theo bác sĩ, bệnh nhân có chỉ số HCT bất thường cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng thuốc, bao gồm cả liều lượng lẫn thời gian dùng thuốc, đồng thời lưu ý thêm những vấn đề sau:

  • Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, trong đó cần ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu chỉ số HCT giảm vì nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt, bệnh nhân cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như các loại thịt đỏ, gan động vật, các loại cá, đậu phụ, hoa quả sấy, một số loại rau lá xanh, các loại quả hạch, bánh mì, trứng… Kèm theo đó, bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt cần lưu ý bổ sung vitamin C để cơ thể hấp thụ chất sắt tối ưu hơn, ngoài ra cần hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn hay các món ăn chứa nhiều dầu mỡ…;
  • Thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh: Bên cạnh chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bệnh nhân có kết quả HCT bất thường cũng nên duy trì thói quen tập luyện mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe tổng thể, qua đó nâng cao sức đề kháng và phòng tránh tối đa nguy cơ mắc các loại bệnh lý khác nhau. Theo bác sĩ, vận động mỗi ngày cũng là biện pháp giúp tinh thần được thoải mái với những suy nghĩ tích cực hơn. Kèm theo đó, người bệnh cần tránh một số thói quen sinh hoạt xấu có nguy cơ gây hại cho sức khỏe, chẳng hạn như thức khuya, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, làm việc trong môi trường bí bách hay không sạch sẽ…

Tóm lại, những thông tin trên đây giúp bệnh nhân giải đáp thắc mắc chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì và một số nguyên nhân khiến cho chỉ số này thay đổi bất thường. Thông qua chỉ số HCT, bác sĩ điều trị sẽ đưa ra những đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe hoặc có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để hỗ trợ chẩn đoán bệnh chuẩn xác nhất. Cuối cùng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân về phác đồ điều trị phù hợp để sức khỏe nhanh chóng được hồi phục.

Hiện nay, xét nghiệm máu tổng quát là 1 trong những kỹ thuật thường quy, có thể giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: Tiểu đường, gout, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…). Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn  tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp..

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên Xem thêm bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Chỉ số xét nghiệm máu HGB là gì?

Chỉ số xét nghiệm máu HGB là gì?

Chỉ số MCHC trong máu cao: Nguyên nhân và cách điều trị

Chỉ số MCHC trong máu cao: Nguyên nhân và cách điều trị

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Mỗi đợt nên bổ sung sắt trong bao lâu thì dừng?

Mỗi đợt nên bổ sung sắt trong bao lâu thì dừng?

Các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp

Các tác dụng phụ khi truyền sắt có thể gặp

1705

Bài viết hữu ích?