Zalo

Kiểm tra mức canxi: Thế nào là Cao - Thấp - Bình thường?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Canxi là một chất dinh dưỡng thiết yếu trong cơ thể. Xét nghiệm canxi trong máu để đảm bảo bạn có lượng canxi thích hợp hay không. Nếu bạn có lượng canxi trong máu cao hoặc thấp, điều đó có thể cho thấy cơ thể đang mắc một số bệnh lý nhất định.

1. Xét nghiệm canxi là gì?

Xét nghiệm canxi trong máu giúp đánh giá hàm lượng canxi trong cơ thể bạn. Nếu có quá nhiều hoặc quá ít canxi trong máu, đó có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như bệnh về xương, bệnh tuyến giáp, rối loạn tuyến cận giáp, bệnh thận và các tình trạng khác.

Canxi là một chất dinh dưỡng quan trọng với cơ thể. Khoảng 1% lượng canxi trong cơ thể nằm trong máu. Phần còn lại được lưu trữ trong xương và răng. Có đủ lượng canxi trong máu là cần thiết để dây thần kinh, cơ bắp và tim hoạt động bình thường. Nó cũng giúp các mạch máu di chuyển máu khắp cơ thể và giúp giải phóng các hormone ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể.

Test canxi được dùng để làm gì? Xét nghiệm canxi trong máu được sử dụng để kiểm tra sức khỏe chung. Nó cũng được sử dụng để giúp chẩn đoán hoặc theo dõi nhiều tình trạng y tế, bao gồm các tình trạng ảnh hưởng đến xương, thận, hệ tiêu hóa, tuyến giáp và tuyến cận giáp.

xét nghiệm canxi
Xét nghiệm canxi được sử dụng để kiểm tra sức khỏe chung

Có hai loại xét nghiệm canxi trong máu để đo các dạng canxi trong máu khác nhau:

  • Xét nghiệm tổng lượng canxi đo tất cả lượng canxi trong máu. Có hai loại canxi trong máu thường có với số lượng bằng nhau là dạng canxi liên kết với protein và canxi tự do (canxi ion hóa). Dạng canxi ion hóa này hoạt động trong nhiều chức năng của cơ thể. Thông thường, cơ thể kiểm soát chặt chẽ sự cân bằng giữa canxi liên kết và bị ion hóa. Do đó, xét nghiệm tổng lượng canxi sẽ đưa ra ước tính chính xác về lượng canxi bị ion hóa trong máu. Xét nghiệm canxi toàn phần là xét nghiệm phổ biến nhất đối với canxi trong máu. Nó thường là một phần của bảng chuyển hóa cơ bản và bảng chuyển hóa toàn diện, cả hai đều là xét nghiệm sàng lọc thông thường.
  • Xét nghiệm canxi ion hóa đo mức canxi tự do trong máu không gắn với protein. Test canxi ion hóa khó thực hiện hơn, vì vậy nó thường được chỉ định nếu kết quả xét nghiệm canxi toàn phần không bình thường. Bạn cũng có thể làm xét nghiệm này nếu mắc một tình trạng ảnh hưởng đến khả năng cân bằng lượng canxi bị ion hóa và liên kết trong máu của cơ thể, hoặc nếu bạn bị bệnh nặng hoặc đang phẫu thuật.

2. Tại sao phải làm xét nghiệm canxi máu?

Có bốn lý do chính khiến bạn có thể cần đánh giá hàm lượng canxi trong cơ thể, bao gồm:

  • Bác sĩ có thể đã yêu cầu xét nghiệm máu định kỳ, đều này bao gồm xét nghiệm canxi trong máu.
  • Bạn có thể có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của việc có quá nhiều canxi (tăng canxi máu) hoặc quá ít canxi (hạ canxi máu) trong máu. Các dấu hiệu và triệu chứng của tăng canxi máu bao gồm đi tiểu thường xuyên hơn và khát nước nhiều hơn, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn và nôn, ăn mất ngon, táo bón và đau bụng. Các dấu hiệu và triệu chứng của hạ canxi máu bao gồm chuột rút cơ bắp, đặc biệt là ở lưng và chân, da khô, có vảy, móng tay dễ gãy, lú lẫn, khó chịu hoặc bồn chồn, trầm cảm. Hạ canxi máu nặng (mức canxi trong máu rất thấp) có thể gây ra các triệu chứng ngứa ran ở môi, lưỡi, ngón tay hoặc bàn chân, đau cơ, co thắt cơ trong cổ họng khiến bạn khó thở, cứng và co thắt cơ bắp của bạn (tetany), nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim).
  • Nếu đã được chẩn đoán mắc một tình trạng ảnh hưởng đến lượng canxi trong máu, bạn có thể cần test canxi máu định kỳ để đảm bảo việc điều trị có hiệu quả. Các tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến mức canxi trong máu, bao gồm bệnh lý tuyến cận giáp, bệnh thận, bệnh tuyến giáp, suy dinh dưỡng, đặc biệt là quá ít hoặc quá nhiều canxi hoặc vitamin D trong chế độ ăn uống, ung thư...
xét nghiệm canxi
Một số tình trạng sức khỏe, ví dụ như bệnh thận có thể ảnh hưởng đến test canxi máu
  • Nếu đang dùng một loại thuốc ảnh hưởng đến lượng canxi trong máu, bạn có thể cần xét nghiệm canxi máu định kỳ để theo dõi mức độ của mình. Các thuốc có thể ảnh hưởng đến lượng canxi máu bao gồm: Bisphosphonat, Corticoid, rifampin, Calcitonin, Chloroquine, Cinacalcet, Denosumab, Foscanet, Plicamycin, Hydrochlorothiazide (HCTZ) và các thuốc lợi tiểu thiazid khác, liti,...

3. Giá trị xét nghiệm canxi thế nào là cao – thấp – bình thường?

Để thực hiện xét nghiệm canxi máu, kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu máu từ tĩnh mạch trên cánh tay bằng một cây kim nhỏ. Sau khi kim được đưa vào, một lượng nhỏ máu sẽ được rút ra và đưa vào ống nghiệm hoặc lọ. Các mẫu máu sau đó được gửi đến phòng xét nghiệm và thực hiện xét nghiệm trên các máy được gọi là máy phân tích.

Thông thường, bạn không cần bất kỳ sự chuẩn bị đặc biệt nào trước khi thực hiện xét nghiệm canxi máu. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng dùng một số loại thuốc hoặc chất bổ sung, chẳng hạn như vitamin D, để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Bác sĩ sẽ cho bạn biết nếu có bất kỳ hướng dẫn đặc biệt nào cần làm theo.

Trong hầu hết các trường hợp, giá trị xét nghiệm canxi máu bình thường ở người lớn là:

  • Tổng lượng canxi máu: 8,5 – 10,5mg/dL
  • Canxi ion hóa: 4,65 – 5,2 mg/dL

Tuy nhiên, các phòng thí nghiệm có thể có các phạm vi tham chiếu khác nhau đối với mức canxi trong máu bình thường. Bạn không nên so sánh các giá trị từ phòng thí nghiệm này với phạm vi bình thường từ phòng thí nghiệm khác.

Test canxi có giá trị cao hơn bình thường có thể được gây ra bởi:

  • Tuyến cận giáp hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức
  • Bệnh ung thư
  • Sarcoidosis - một bệnh viêm nhiễm gây ra sự phát triển (được gọi là u hạt) hình thành xung quanh cơ thể
  • Bệnh lao - một bệnh phổi do vi khuẩn gây ra
  • Nằm trên giường quá lâu
  • Quá nhiều vitamin D trong chế độ ăn uống của bạn
  • Thuốc cao huyết áp được gọi là thuốc lợi tiểu thiazid
  • Cấy ghép thận

Test canxi có giá trị thấp hơn bình thường có thể được gây ra bởi:

  • Nồng độ protein trong máu thấp 
  • Tuyến cận giáp hoạt động kém
  • Cùng với quá ít canxi, hàm lượng magie hoặc vitamin D thấp trong cơ thể bạn
  • Quá nhiều phốt pho
  • Viêm tụy
  • Suy thận
xét nghiệm canxi
Test canxi có giá trị thấp hơn bình thường có thể do suy thận 

Nếu mức giá trị xét nghiệm canxi quá thấp hoặc cao, bác sĩ có thể yêu cầu một trong các xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân:

  • Xét nghiệm chức năng thận
  • Nồng độ hormone tuyến cận giáp
  • Mức phốt pho
  • Mức vitamin D

Một kết quả về lượng canxi trong máu cao hay thấp không có nghĩa là bạn mắc bệnh và cần được điều trị. Khoảng 1/20 người khỏe mạnh sẽ có giá trị test canxi nằm ngoài phạm vi bình thường. Bác sĩ sẽ cho bạn biết nếu bạn cần làm thêm các xét nghiệm sâu hơn ngoài đánh giá hàm lượng canxi trong cơ thể để xác định nguyên nhân của tình trạng bất thường.

Ngoài ra đối với những người thừa cân, béo phì hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa thì việc thực hiện xét nghiệm nồng độ canxi trong máu đóng vai trò quan trọng. Nguyên nhân là do thông qua xét nghiệm này bác sĩ điều trị sẽ đánh giá tổng thể được vấn đề sức khỏe hiện tại. Nhờ đó mà bác sĩ điều trị sẽ đưa ra hướng chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bệnh. Đồng thời, việc xét nghiệm nồng độ canxi trong máu với nhiều giá trị chẩn đoán sẽ góp phần làm giảm thiểu được tối đa những biến chứng không mong muốn về sức khỏe đối với người bệnh.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Xét nghiệm canxi máu để làm gì?

Xét nghiệm canxi máu để làm gì?

Người bị cường giáp có tăng cân không?

Người bị cường giáp có tăng cân không?

Nguy cơ tăng cân do bệnh lý tuyến giáp - cách nào giảm cân?

Nguy cơ tăng cân do bệnh lý tuyến giáp - cách nào giảm cân?

Uống thuốc tuyến giáp bị tăng cân: Làm sao để giảm?

Uống thuốc tuyến giáp bị tăng cân: Làm sao để giảm?

Liên quan giữa bệnh tuyến giáp và béo phì

Liên quan giữa bệnh tuyến giáp và béo phì

28

Bài viết hữu ích?