Zalo

Liên quan giữa bệnh tuyến giáp và béo phì

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh lý tuyến giáp là một tình trạng đang có số người mắc tăng lên theo từng năm, cùng với đó là rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Một trong số đó là tình trạng tăng cân ở người bị bệnh tuyến giáp hay việc bệnh tuyến giáp làm tăng cân. Vậy tăng cân ở người bị bệnh tuyến giáp vì sao xảy ra và cách giảm cân cho người bị bệnh tuyến giáp như thế nào?

1. Vì sao bệnh tuyến giáp gây béo phì?

Béo phì và suy giáp là hai tình trạng lâm sàng phổ biến có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Suy giáp là một trong những bệnh tuyến giáp gây béo phì gặp phổ biến nhất. Mối liên kết đã trở nên phù hợp hơn trong bối cảnh tỷ lệ béo phì gia tăng chưa từng thấy trên toàn thế giới. Ước tính rằng khoảng một nửa số người suy giáp bị tăng cân. Hầu hết mọi người thường chỉ tăng từ 5 - 10 pound, nhưng một số phụ nữ có thể tăng cân nhiều hơn, đặc biệt nếu mức độ hormone tuyến giáp của họ thấp. Béo phì thường được xem như là một biến chứng thứ phát sau rối loạn chức năng tuyến giáp, cụ thể là suy giáp. Quan điểm mới chỉ ra rằng những thay đổi trong hormone kích thích tuyến giáp (TSH) cũng có thể là nguyên nhân thứ phát dẫn đến béo phì. Thông thường, thành phần cơ thể và hormone tuyến giáp dường như có liên quan mật thiết với nhau. Hormone tuyến giáp điều chỉnh quá trình trao đổi chất cơ bản trong cơ thể chúng ta, sự sinh nhiệt và đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa lipid và glucose, cũng như lượng thức ăn và quá trình oxy hóa chất béo. Rối loạn chức năng tuyến giáp có liên quan đến những thay đổi về trọng lượng và thành phần cơ thể, nhiệt độ cơ thể và tổng năng lượng tiêu hao khi nghỉ ngơi (sự tiêu hao này không phụ thuộc vào hoạt động thể chất) Suy giáp có liên quan đến giảm sinh nhiệt, giảm tốc độ trao đổi chất và cũng đã được chứng minh là có tương quan với chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn và tỷ lệ béo phì cao hơn. Việc giảm sinh nhiệt, giảm tốc độ trao đổi chất hay giảm quá trình oxy hóa chất béo đồng nghĩa với việc quá trình tiêu hao năng lượng và đốt cháy mỡ thừa cũng giảm đi đáng kể. Có bằng chứng lâm sàng cho thấy rằng ngay cả rối loạn chức năng tuyến giáp nhẹ ở dạng suy giáp trên cận lâm sàng (chỉ có biểu hiện suy giáp khi xét nghiệm máu, không có dấu hiệu lâm sàng) cũng có liên quan đến những thay đổi đáng kể về trọng lượng cơ thể và là một yếu tố nguy cơ dẫn đến thừa cân và béo phì. Một số nguyên nhân khác cũng được đưa ra bao gồm việc tình trạng suy giáp có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái giữ muối và nước, kết quả là gây tăng cân, tuy nhiên thường không quá 2 - 5 kg. Bên cạnh đó, khoảng 40% những người có tuyến giáp hoạt động kém cảm thấy mệt mỏi hơn những người bình thường. Điều này có thể dẫn đến các hoạt động thể chất ít hơn khiến bệnh tuyến giáp làm tăng cân.

2. Giảm cân cho người bị bệnh tuyến giáp

Các chiến lược quan trọng giúp giảm cân cho người bị bệnh tuyến giáp bao gồm thực hiện những thay đổi lành mạnh và bền vững trong chế độ ăn uống cũng như tập luyện. Mặc dù không có chế độ ăn uống hoặc thực phẩm cụ thể nào có thể đảo ngược tình trạng suy giáp, nhưng đây là một số mẹo giúp bạn giảm cân và hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp của bạn.

2.1 Tăng lượng chất xơ của bạn

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và quả mọng… có thể mang lại một số lợi ích giảm cân cho người bị bệnh tuyến giáp.

  • Chất xơ khiến bạn cảm thấy no nhanh hơn vì chất xơ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Điều này có thể giúp bạn giảm cân trong thời gian dài.
  • Chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón do suy giáp. Suy giáp làm chậm quá trình tiêu hóa, có thể gây táo bón mãn tính. Tăng lượng chất xơ có thể giúp giữ cho nhu động ruột hoạt động thường xuyên.
  • Chất xơ giúp giảm cholesterol, điều này có lợi cho vấn đề tăng cân ở người bị bệnh tuyến giáp Nguyên nhân là vì những người bị suy giáp có thể có mức cholesterol cao, cho nên một chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp chống lại điều này.
  • Chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Vì mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thực phẩm giàu chất xơ, nên đường trong những thực phẩm đó sẽ mất nhiều thời gian hơn để đến được máu. Điều này có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.

2.2 Ăn nhiều trái cây và rau củ

Thực phẩm có nguồn gốc thực vật là một phần quan trọng của bất kỳ chế độ giảm cân nào, cụ thể chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có thể đặc biệt hữu ích cho người bị suy giáp. Rau củ và trái cây thường chứa ít calo, vì vậy ăn nhiều rau có thể giúp bạn cảm thấy no mà không góp phần tăng cân. Hơn nữa, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả và ít thực phẩm có nguồn gốc động vật có thể giúp bảo vệ chống lại tổn thương tế bào ở những người bị suy giáp, làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Ăn nhiều trái cây và rau củ giúp cải thiện tình trạng bệnh tuyến giáp gây béo phì
Ăn nhiều trái cây và rau củ giúp cải thiện tình trạng bệnh tuyến giáp gây béo phì

2.3 Lựa chọn Protein tốt

Chế độ ăn ít protein có thể ức chế chức năng của tuyến giáp, điều này có thể góp phần gây ra tình trạng suy giáp và cuối cùng là béo phì. Đảm bảo rằng bạn được cung cấp đủ chất đạm trong bữa ăn hằng ngày có thể giúp chống lại chứng suy giáp. Đồng thời, Protein cũng có thể giúp tăng cường trao đổi chất và giảm cảm giác đói. Điều này có nghĩa là tiêu thụ thực phẩm chứa protein chất lượng tốt có thể giúp bạn đốt cháy calo và giảm ham muốn ăn quá nhiều. Do vậy đây có thể là một cách giảm cân cho người bị bệnh tuyến giáp hiệu quả.

2.4 Ăn chất béo lành mạnh

Ngoài việc tránh các nguồn chất béo không lành mạnh như thực phẩm chiên xào, thức ăn nhiều dầu mỡ… Bạn cũng nên lựa chọn các loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh, vì đây là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống nếu bạn bị suy giáp. Một số nguồn thực phẩm chứa chất béo lành mạnh bao gồm các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá bơn… các loại hạt như hạt lanh, hạt chia, quả bơ, dầu ô liu… Giống như chất xơ và protein, chất béo lành mạnh có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, đồng thời cũng giúp kiểm soát các hormone khiến bạn cảm thấy đói.

2.5 Tránh những thực phẩm gây rối loạn chức năng tuyến giáp

Một số thực phẩm khác có thể làm giảm chức năng tuyến giáp của bạn và dẫn đến tăng cân bao gồm:

  • Các loại rau họ cải (như rau bina, cải xoăn, bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, củ cải và hạt cải dầu)
  • Sắn
  • Đậu lima
  • Hạt lanh
  • Cao lương
  • Khoai lang
  • Đậu nành
  • Cây kê

2.6 Uống đủ nước

Uống đủ nước là điều cần thiết để giảm cân cho dù bạn có bệnh tuyến giáp hay không. Uống đủ nước giúp quá trình trao đổi chất hoạt động hiệu quả. Nó cũng có thể giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn, loại bỏ tình trạng giữ nước và đầy hơi, đồng thời cải thiện quá trình bài tiết và tiêu hóa. Mặc dù không có quy tắc rõ ràng nào về việc chúng ta nên uống bao nhiêu nước lọc mỗi ngày, nhưng tổng lượng nước được khuyến nghị cho người trưởng thành khỏe mạnh là 2 - 2,5 lít nước. Khoảng 20% lượng chất lỏng chúng ta hấp thụ đến từ thực phẩm chúng ta ăn. Do đó, phụ nữ sẽ cần khoảng 9 cốc nước hoặc các chất lỏng khác hàng ngày và nam giới nên có khoảng 13 cốc để đáp ứng nhu cầu chất lỏng hàng ngày.

Uống nhiều nước cũng hạn chế bệnh tuyến giáp gây béo phì
Uống nhiều nước cũng hạn chế bệnh tuyến giáp gây béo phì

2.7 Hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất có thể hỗ trợ chức năng tuyến giáp khỏe mạnh. Nó cũng có thể thúc đẩy quá trình giảm cân bằng cách tăng cường trao đổi chất, giảm tích nước và khiến bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn. Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục nhịp điệu với cường độ trung bình đến cao có thể ngăn chặn sự thèm ăn của bạn bằng cách cân bằng các hormone điều chỉnh cảm giác này. Hãy nhắm đến mục tiêu tập thể dục ở cường độ vừa phải 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần. Bạn cũng có thể tập 45 đến 60 phút mỗi ngày, 3 ngày một tuần. Cố gắng thực hiện các hoạt động tăng cường cơ bắp ít nhất 2 ngày mỗi tuần. Nếu bạn không tập thể dục trong một thời gian dài, hãy cân nhắc bắt đầu bằng việc đi bộ 10 phút 2 lần một tuần. Theo thời gian, bạn có thể tăng tốc độ và thời gian luyện tập của mình.

2.8 Ngủ đủ giấc

Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để hỗ trợ cho quá trình giảm cân cho người bị bệnh tuyến giáp là ngủ đủ giấc. Nhiều nghiên cứu liên kết tình trạng thiếu ngủ với quá trình trao đổi chất chậm lại và béo phì. Ngủ không đủ giấc có thể khiến bạn dễ mắc bệnh tim hoặc tiểu đường hơn. Bạn nên ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm. Nếu khó ngủ, có những điều bạn có thể làm để cải thiện tình trạng giấc ngủ của mình:

  • Hãy nhất quán với giờ đi ngủ của bạn mỗi đêm.
  • Hãy chắc chắn rằng phòng ngủ yên tĩnh, tối và ở nhiệt độ dễ chịu.
  • Loại bỏ các thiết bị điện tử khỏi phòng ngủ, như TV, máy tính và điện thoại thông minh…
  • Tránh các bữa ăn lớn, caffeine, rượu và hoạt động thể chất cường độ cao trước khi đi ngủ.

2.9 Xem xét việc sử dụng thuốc

Một số loại thuốc được kê đơn có tác dụng phụ cây ra các triệu chứng liên quan đến tuyến giáp hoặc các tình trạng khác có thể gây tăng cân, bao gồm:

  • Thuốc kháng giáp: bao gồm Tapazole (methimazole) và PTU (propylthiouracil)
  • Thuốc chẹn beta: Bao gồm Sectral (acebutolol), Tenormin (atenolol) và Corgard (nadolol)
  • Corticosteroid: Bao gồm prednisone
  • Estrogen và progesterone: Một mình hoặc cùng nhau trong kiểm soát sinh sản nội tiết tố
  • Thuốc chống trầm cảm: Bao gồm Prozac (fluoxetine), Paxil (paroxetine) và Zoloft (sertraline)
  • Thuốc ổn định tâm trạng và chống co giật: Bao gồm lithium, Depakote (valproate) và Tegretol (carbamazepine)

Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này và nhận thấy của cân nặng của mình không được cải thiện, hãy nói chuyện với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng hoặc cắt bớt một số loại thuốc không cần thiết.

Cắt một số loại thuốc gây tăng cân ở người bị bệnh tuyến giáp
Cắt một số loại thuốc gây tăng cân ở người bị bệnh tuyến giáp

2.10 Điều trị suy giáp

Bạn có thể thấy khó khăn hoặc thậm chí không thể giảm cân nếu chứng suy giáp không được điều trị hoặc điều trị không đúng mức. Nếu bạn đã thử ăn kiêng và tập thể dục mà không thành công, hãy cân nhắc kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp để xem liệu có nằm trong phạm vi tối ưu hay không. Đồng thời, hãy nói chuyện với bác sĩ điều trị để cùng nhau thay đổi và tìm ra phương pháp điều trị tình trạng suy giáp. Bệnh tuyến giáp, đặc biệt là tình trạng suy giáp có mối liên quan chặt chẽ đến vấn đề thừa cân béo phì. Vì vậy, người bệnh sau khi điều trị hiệu quả bằng thuốc cần duy trì chế độ ăn uống, tập luyện khoa học và có thể tham khảo tới phương pháp giảm cân liệu pháp tiêu hao năng lượng để quá trình giảm cân bệnh lý diễn ra được hiệu quả hơn. Với phương pháp này, người bệnh trước tiên sẽ được bác sĩ tiến hành thăm khám, làm các xét nghiệm, đánh giá chỉ số để tìm hiểu nguyên nhân gây ra thừa cân là gì, sau đó sẽ đưa ra một phác đồ giảm cân kết hợp cùng chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhất với thể trạng từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm cân cho người dễ tăng cân

Cách giảm cân cho người dễ tăng cân

Dinh dưỡng, hoạt động thể chất và béo phì

Dinh dưỡng, hoạt động thể chất và béo phì

Ưu và nhược điểm của việc đến trung tâm giảm cân y tế

Ưu và nhược điểm của việc đến trung tâm giảm cân y tế

Chú ý nguy cơ tăng cân gây khó thở - ai dễ mắc tình trạng này?

Chú ý nguy cơ tăng cân gây khó thở - ai dễ mắc tình trạng này?

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

45

Bài viết hữu ích?