Để tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh tuyến giáp và béo phì, đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu bệnh tuyến giáp trạng là gì? Bệnh tuyến giáp là thuật ngữ chung để chỉ tình trạng bệnh lý khiến tuyến giáp không thể sản xuất lượng hormone giáp phù hợp mà cơ thể cần hàng ngày. Ở trạng thái ổn định, tuyến giáp sẽ sản xuất các hormone giáp giúp cơ thể hoạt động bình thường. Vì một số lý do nào đó, tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hormone khiến cơ thể sử dụng năng lượng quá nhanh, tình trạng này gọi là cường giáp. Ngược lại, nếu tuyến giáp sản xuất quá ít hormone thì được gọi là suy giáp.
Dưới tác động của tuyến giáp lên hệ thống tiêu hóa, cân nặng của người bị bệnh tuyến giáp tăng giảm thất thường. Tình trạng này xảy ra do ảnh hưởng của hormone giáp là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) đến sự trao đổi chất và tương tác với tế bào mỡ, cơ, gan, tuyến tụy, vùng dưới đồi. Ngoài ra, hormone giáp còn có chức năng phân hủy mỡ, hỗ trợ gan và tụy chuyển hóa năng lượng dự trữ thành năng lượng cho cơ thể hoạt động. Khi hormone giáp được sản xuất đầy đủ, tuyến yên sẽ giảm lượng bài tiết hormon điều hòa thyrotropin. Tuy nhiên, quá trình này sẽ bị gián đoạn nếu bị giảm hormone giáp hoặc giảm chức năng tuyến giáp, biểu hiện bằng mức năng lượng thấp, cơ thể tích lũy calo dưới dạng chất béo khó chuyển hóa và đốt cháy. Điều này là lý do tại sao bệnh tuyến giáp gây béo phì. Trong đó, suy giáp và cường giáp là hai nguyên nhân chủ yếu gây tăng cân ở người bị bệnh tuyến giáp, cụ thể:
Suy giáp là bệnh tuyến giáp phổ biến nhất, có thể làm chậm lại các quá trình trong cơ thể. Trên thực tế, tăng cân là một triệu chứng thường gặp của suy giáp và là lí do khiến người bệnh đi khám và được chẩn đoán bệnh tuyến giáp. Suy giáp làm thay đổi sự cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu thụ, từ đó việc kiểm soát cân nặng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, người bệnh suy giáp cũng gặp tình trạng giữ nước và muối. Tất cả điều này dẫn đến tăng cân, tuy nhiên không quá 2 – 5kg. Suy giáp đơn thuần không dẫn đến béo phì nặng.
Tăng cân do cường giáp ít phổ biến hơn do suy giáp, thường xảy ra sau khi người bệnh điều trị cường giáp và tăng cân trở lại như ban đầu. Tình trạng dư thừa hormone trong cường giáp có thể do viêm tuyến giáp, bệnh Graves. Dư thừa hormone giáp khiến cơ thể tiêu thụ nhiều năng lượng hơn khi nghỉ ngơi và khiến sụt cân. Tuy nhiên, khi được điều trị bệnh tuyến giáp hiệu quả bằng thuốc, khả năng tiêu thụ năng lượng trở lại cân bằng và trọng lượng sẽ dần khôi phục, thậm chí là tăng cân.
Không chỉ riêng hormon giáp, sự trao đổi chất còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nội tiết, lượng thức ăn, hoạt động thể chất... Điều này có nghĩa là bệnh tuyến giáp gây béo phì không phải hoàn toàn do hormon giáp gây ra. Điều trị bệnh tuyến giáp không hiệu quả cũng làm hạn chế khả năng giảm cân của cơ thể. Do đó, việc giảm cân đối với những người bị bệnh tuyến giáp có thể trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, một chế độ ăn lành mạnh, tập luyện đúng cách và dùng thuốc đúng chỉ định có thể giúp người bệnh tuyến giáp phòng tránh béo phì hiệu quả, cụ thể:
Những thực phẩm tốt cho người bệnh tuyến giáp muốn giảm cân:
Những thực phẩm ăn vào có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh tuyến giáp.
Bên cạnh chế độ ăn lành mạnh, người bị bệnh tuyến giáp nên duy trì tập thể dục đều đặn để giảm cân và tăng cường trao đổi chất. Bệnh tuyến giáp gây béo phì do nhiều cơ chế khác nhau. Đồng thời giảm cân ở người bệnh tuyến giáp cũng khó khăn hơn bình thường. Vì vậy, người bệnh sau khi điều trị hiệu quả bằng thuốc cần duy trì chế độ ăn uống, tập luyện khoa học và có thể tham khảo tới phương pháp giảm cân Truyền tiêu hao năng lượng để quá trình giảm cân bệnh lý diễn ra được hiệu quả hơn. Với phương pháp này, người bệnh trước tiên sẽ được bác sĩ tiến hành thăm khám, làm các xét nghiệm, đánh giá chỉ số để tìm hiểu nguyên nhân gây ra thừa cân là gì, sau đó sẽ đưa ra một phác đồ giảm cân kết hợp cùng chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhất với thể trạng từng người.
44
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
44
Bài viết hữu ích?