Zalo

Uống thuốc tuyến giáp bị tăng cân: Làm sao để giảm?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tuyến giáp có nhiệm vụ sản xuất những hormone kiểm soát quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, những bệnh lý làm suy giảm chức năng tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bệnh nhân. Vậy uống thuốc tuyến giáp bị tăng cân không và làm sao để khắc phục tình trạng này?

1. Uống thuốc tuyến giáp bị tăng cân không? Vì sao?

Tuyến giáp là một cơ quan nhỏ hình bướm nằm phía trước cổ, có nhiệm vụ sản xuất ra các hormone kiểm soát quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Các hormon tuyến giáp này sau khi được tiết ra sẽ đi vào máu và đến các cơ quan để giúp sử dụng năng lượng, giữ ấm và đảm bảo cho các bộ phận như tim, não, cơ và nhiều cơ quan khác hoạt động bình thường. Ngoài ra, hormone tuyến giáp cũng có nhiệm vụ phân hủy chất béo, hỗ trợ tuyến tụy và gan chuyển hóa calo dự trữ thành năng lượng cho cơ thể. 

Khi chức năng tuyến giáp bị suy giảm sẽ khiến cơ thể gặp phải những vấn đề như mức năng lượng thấp, cơ thể lưu trữ calo dưới dạng chất béo do khó chuyển hóa và đốt cháy, hậu quả là khiến người bệnh mắc bệnh tuyến giáp dễ tăng cân.

Vậy uống thuốc tuyến giáp có ảnh hưởng gì không hay uống thuốc tuyến giáp có bị tăng cân không? Trong một số trường hợp, tình trạng tăng cân có thể xảy ra sau khi người bệnh bắt đầu điều trị cường giáp

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Nồng độ hormone tuyến giáp trong máu cao khiến cơ thể tăng cường quá trình trao đổi chất và đốt cháy nhiều năng lượng hơn trong khi nghỉ ngơi. Điều này sẽ khiến bệnh nhân cường giáp sụt cân nhanh chóng.

Khi người bệnh bắt đầu được điều trị bằng thuốc tuyến giáp thì quá trình trao đổi chất và khả năng đốt cháy năng lượng trở lại thế cân bằng, khiến trọng lượng cơ thể hồi phục và thậm chí là có thể tăng cân. Đây là lý do khiến người bệnh nghĩ rằng uống thuốc tuyến giáp bị tăng cân.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến bệnh nhân uống thuốc tuyến giáp bị tăng cân là do người bệnh không dùng đúng liều lượng của thuốc. Bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc tùy thuộc vào tuổi tác, bệnh lý nền và tình trạng đáp ứng điều trị, sau đó liều lượng thuốc sẽ được điều chỉnh bất cứ khi nào có sự thay đổi đáng kể về trọng lượng cơ thể. Vì vậy, trong quá trình điều trị người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị để hạn chế những tác dụng không mong muốn của thuốc.

uống thuốc tuyến giáp bị tăng cân
Một số bệnh nhân tăng cân sau khi điều trị cường giáp

2. Cách kiểm soát cân nặng trong quá trình uống thuốc tuyến giáp để tránh bị béo phì

Chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi, uống thuốc tuyến giáp có ảnh hưởng gì không và uống thuốc tuyến giáp có bị tăng cân không. Vậy làm thế nào để kiểm soát trong quá trình uống thuốc tuyến giáp để tránh bị béo phì?

2.1 Tập thể dục thường xuyên

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị nên dành 150 phút hoạt động thể chất với cường độ vừa phải hàng tuần để kiểm soát sức khỏe và cân nặng hợp lý. 

Các bài tập như bơi lội, đạp xe hoặc đi bộ không chỉ giúp bạn giảm cân hiệu quả và cải thiện sức khỏe tuyến giáp mà còn giúp nâng cao sức khỏe tổng thể của chúng ta.

2.2 Chế độ ăn uống lành mạnh

Trong quá trình uống thuốc tuyến giáp người bệnh cần có ý thức kiểm soát lượng thực phẩm ăn vào mỗi bữa bằng cách chủ động kiểm tra lượng calo của từng loại thức ăn. Điều này sẽ giúp người bệnh hạn chế tình trạng dư thừa calo và giảm nguy cơ thừa cân béo phì.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên duy trì thói quen ăn uống lành mạnh như sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, hạn chế tinh bột và chất béo.
  • Hạn chế tiêu thụ nước ngọt hay những loại đồ uống chứa nhiều đường.
  • Ăn đúng bữa, tránh tình trạng nhịn đói hay bỏ bữa.
  • Hạn chế tiêu thụ rượu bia.
uống thuốc tuyến giáp bị tăng cân
Chế độ ăn uống cân bằng calo khiến người bệnh giảm cân hiệu quả

2.3 Tránh căng thẳng

Bệnh lý tuyến giáp có thể khiến tinh thần bệnh nhân căng thẳng, làm cơ thể kích hoạt giải phóng những hormone như adrenaline và cortisol. Khi tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ khiến hormone cortisol tồn tại lâu trong máu làm gia tăng cảm giác thèm ăn và khiến người bệnh ăn nhiều hơn.

Vì vậy, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp giảm căng thẳng và thư giãn tinh thần như sau:

  • Luyện tập thiền định, kỹ thuật hít thở hoặc yoga.
  • Dành thời gian ngoài trời và gần gũi thiên nhiên như đi bộ nhẹ nhàng.
  • Thực hiện những hoạt động bản thân yêu thích như nghe nhạc hoặc đọc sách.

2.4 Ngủ đủ giấc

Mất ngủ cũng là một trong những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ tăng cân ở bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp. Nguyên nhân là do khi người bệnh ngủ không đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ kém sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể, dẫn đến tăng tích trữ năng lượng dư thừa dưới dạng chất béo. Bên cạnh đó, mất ngủ còn làm tăng sản xuất hormone cortisol, cũng góp phần làm tăng tình trạng lưu trữ chất béo.

Vì vậy, bạn cần đảm bảo ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm để hỗ trợ phục hồi sức khỏe và thúc đẩy giảm cân hiệu quả.

2.5 Liệu pháp tiêu hao mỡ

Bên cạnh việc rèn luyện thể lực và có chế độ ăn uống lành mạnh thì bệnh nhân sau mổ ruột thừa bị tăng cân có thể kết hợp với liệu pháp tiêu hao mỡ thừa để giảm cân hiệu quả. 

Liệu trình tiêu hao mỡ sẽ kết hợp nhiều phương pháp khác nhau giúp giảm béo và quản lý cân nặng ở cấp độ tế bào với khả năng tăng quá trình chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể. Nhờ đó, sẽ giúp người bệnh giảm tích lũy mỡ thừa, giảm mỡ nội tạng và ngăn ngừa những bệnh lý nguy hiểm do thừa cân béo phì gây ra.

3. Các điểm cần lưu ý khi uống thuốc tuyến giáp bị tăng cân

Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục, giảm căng thẳng và ngủ đủ giấc thì người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình uống thuốc tuyến giáp, bao gồm:

  • Uống thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sĩ điều trị và không tự ý thay đổi liều lượng thuốc. Liều dùng của thuốc có thể thay đổi theo tuổi tác, thời gian và tình trạng đáp ứng điều trị của mỗi bệnh nhân nên người bệnh cần tái khám định kỳ để chỉnh liều thuốc phù hợp.
  • Uống thuốc tuyến giáp vào buổi sáng trước khi ăn khoảng 1 tiếng hoặc trước khi đi ngủ sau khi ăn tối khoảng 3 tiếng.
  • Không uống thuốc tuyến giáp cùng với các thuốc bổ sung có chứa sắt hoặc canxi trong vòng 3 đến 4 giờ.
  • Theo dõi tác dụng phụ của thuốc và tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường.

Bài viết đã giúp chúng ta trả lời được câu hỏi uống thuốc tuyến giáp có bị tăng cân không và cách để kiểm soát tình trạng này. Một số bệnh nhân có thể bị tăng cân sau khi uống thuốc điều trị cường giáp do quá trình trao đổi chất trở lại mức cân bằng. Để kiểm soát tình trạng tăng cân này, trong quá trình điều trị người bệnh nên có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc và kết hợp với liệu pháp tiêu hao mỡ thừa để kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Nguồn: verywellhealth.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
dịch vụ
Tiêu hao mỡ

Tiêu hao mỡ

xem thêm
Liên quan giữa bệnh tuyến giáp và béo phì

Liên quan giữa bệnh tuyến giáp và béo phì

Rối loạn lưỡng cực và tăng cân

Rối loạn lưỡng cực và tăng cân

Lười vận động khiến bạn dễ tăng cân như thế nào?

Lười vận động khiến bạn dễ tăng cân như thế nào?

Các nguyên nhân gây béo phì phổ biến nhất

Các nguyên nhân gây béo phì phổ biến nhất

Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

71

Bài viết hữu ích?