Zalo

Các hormon tuyến giáp có vai trò gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hormon tuyến giáp nổi tiếng với vai trò kiểm soát quá trình trao đổi chất, tăng trưởng và nhiều chức năng khác của cơ thể. Các hormon chính được sản xuất bởi tuyến giáp là Thyroxine hoặc tetraiodothyronine (T4) và Triiodothyronine (T3).

1. Hormon tuyến giáp được sản xuất như thế nào và có chức năng là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, có chiều ngang khoảng 2 inch (5cm), nằm ngay dưới lớp da, bên dưới trái cổ. Hai nửa (thùy) của tuyến giáp được nối với nhau ở giữa khiến tuyến giáp có hình dạng như một chiếc nơ. Thông thường, tuyến giáp không thể nhìn thấy từ bên ngoài và hầu như không thể cảm nhận được. Nếu tuyến giáp to ra, các bác sĩ có thể dễ dàng thăm khám được, lúc này bướu cổ có thể xuất hiện bên dưới hoặc hai bên trái cổ.

Có 2 loại hormone tuyến giáp:

  • T4: Thyroxine (còn gọi là tetraiodothyronine)
  • T3: Triiodothyronine

Thyroxine được sản xuất bởi tuyến giáp, thyroxine chỉ có tác dụng yếu trong việc đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Thay vào đó, thyroxine có thể được chuyển thành Triiodothyronine - đây là một loại hormone hoạt động mạnh hơn. Sự chuyển đổi Thyroxine (T3) thành Triiodothyronine (T4) xảy ra ở gan và các mô khác. Nhiều yếu tố kiểm soát quá trình chuyển đổi này bao gồm nhu cầu của cơ thể ở từng thời điểm và việc có hay không có bệnh tật.

Hầu hết T4 và T3 trong máu được liên kết với protein là globulin. Chỉ có một ít T4 và T3 lưu thông tự do trong máu. Tuy nhiên, chính hormone tự do này mới là dạng hormon tuyến giáp hoạt động. Khi cơ thể sử dụng hormone tự do, một số hormon tuyến giáp ở dạng liên kết sẽ tiếp tục được giải phóng ra khỏi protein liên kết để trở thành dạng tự do và tiếp tục phát huy tác dụng.

Để sản xuất hormone tuyến giáp, tuyến giáp cần iốt - một nguyên tố có trong thức ăn và nước uống. Tuyến giáp “bắt giữ" iốt và xử lý nó thành hormon tuyến giáp. Khi hormone tuyến giáp được sử dụng, iốt có trong hormone được giải phóng và quay trở lại tuyến giáp, lúc này chúng sẽ được tái chế để sản xuất nhiều hormone tuyến giáp hơn. Tuy nhiên điều kỳ lạ là tuyến giáp sẽ giải phóng ít hormone hơn một chút nếu nó tiếp xúc với một lượng iốt quá cao được vận chuyển trong máu.

Tuyến giáp tiết ra hormon giáp, kiểm soát tốc độ trao đổi chất. Chức năng của hormon tuyến giáp ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng của cơ thể như nhịp tim, tốc độ đốt cháy calo, duy trì làn da, quá trình tăng trưởng, sản sinh nhiệt lượng, tham gia vào chức năng sinh sản và hệ tiêu hóa. Cụ thể tác dụng sinh lý của hormon tuyến giáp như sau:

  • Tăng tỷ lệ trao đổi chất cơ bản. Tùy thuộc vào tình trạng trao đổi chất, hormon có thể gây ra sự phân giải lipid hoặc tổng hợp lipid.
  • Kích thích chuyển hóa carbohydrate.
  • Đồng hóa protein hoặc hormon tuyến giáp cũng có thể gây ra quá trình dị hóa protein ở liều cao.
  • Ở trẻ em, chức năng của hormon tuyến giáp là để kích thích sự phát triển của xương
  • Chức năng của hormon tuyến giáp lên hệ thần kinh trung ương rất quan trọng. Trong thời kỳ tiền sản, hormon giáp rất cần thiết cho sự trưởng thành của não. Ở người lớn, hormon tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến tâm trạng. Bệnh cường giáp có thể dẫn đến tình trạng quá kích động và khó chịu. Suy giáp có thể gây suy giảm trí nhớ, nói chậm và buồn ngủ.
  • Hormon tuyến giáp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, rụng trứng và kinh nguyệt.
Hormon tuyến giáp ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng của cơ thể
Hormon tuyến giáp ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng của cơ thể

2. Nguyên nhân thiếu hụt hormone tuyến giáp tuổi 35-55 và các vấn đề sức khỏe kèm theo

Quá trình lão hóa cũng ảnh hưởng đến tuyến giáp và hormon tuyến giáp. Khi con người già đi, tuyến giáp co lại và dịch chuyển xuống phía dưới cổ. Mức độ hormone tuyến giáp triiodothyronine (T3) có thể giảm nhẹ, nhưng tốc độ hoạt động của các chức năng quan trọng khác thay đổi rất ít. Tuy nhiên, rối loạn tuyến giáp trở nên phổ biến hơn khi chúng ta có tuổi. Các rối loạn ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, đặc biệt là cường giáp và suy giáp, có thể được xem là những “kẻ giả mạo” tuyệt vời. Bởi những rối loạn này thường gây ra các triệu chứng gây nhầm lẫn với triệu chứng của nhiều bệnh lý khác, hoặc thậm chí còn nhầm với các dấu hiệu của tuổi già.

Một số chuyên gia khuyến nghị nên đo mức hormone kích thích tuyến giáp trong máu ở những người trưởng thành hàng năm hoặc vài năm một lần. Bởi theo thống kê có gần 5 trong số 100 người Mỹ từ 12 tuổi trở lên mắc bệnh suy giáp, mặc dù hầu hết các trường hợp đều nhẹ hoặc có ít triệu chứng rõ ràng. Sau đây là một số nguyên nhân gây thiếu hụt hormone tuyến giáp (tuyến giáp không sản xuất đủ hormone) ở nam/nữ tuổi trưởng thành:

  • Bệnh tự miễn: Bệnh tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể tấn công các mô khỏe mạnh. Đôi khi quá trình đó liên quan đến tuyến giáp và ảnh hưởng đến khả năng tạo ra hormone.
  • Phẫu thuật tuyến giáp: Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp có thể làm giảm khả năng sản xuất hormone tuyến giáp hoặc ngừng hoàn toàn.
  • Xạ trị: Bức xạ được sử dụng để điều trị ung thư vùng đầu và cổ có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp và dẫn đến tuyến giáp không sản xuất đủ hormon, suy giáp.
  • Viêm tuyến giáp: Viêm tuyến giáp xảy ra khi tuyến giáp bị viêm, có thể do nhiễm trùng hoặc là kết quả của rối loạn tự miễn dịch... Viêm tuyến giáp có thể kích hoạt tuyến giáp giải phóng tất cả hormon tuyến giáp được lưu trữ cùng một lúc gây ra sự tăng đột biến trong hoạt động của tuyến giáp, một tình trạng gọi là cường giáp nhất thời. Sau đó, tuyến giáp trở nên kém hoạt động dẫn đến thiếu hụt hormon.
  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể dẫn đến thiếu hụt hormon giáp. Ví dụ lithium được dùng để điều trị một số rối loạn tâm thần có thể gây thiếu hụt hormon.
  • Rối loạn tuyến yên: Một nguyên nhân tương đối hiếm gặp của thiếu hụt hormon giáp hoặc suy giáp là do tuyến yên không sản xuất đủ hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Điều này thường là do khối u không phải ung thư của tuyến yên.
  • Thai kỳ: Một số người bị thiếu hụt hormon giáp, suy giáp trong hoặc sau khi mang thai. Nếu suy giáp xảy ra trong thai kỳ và không được điều trị, nó sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và tiền sản giật. Tiền sản giật khiến huyết áp tăng đáng kể trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Suy giáp cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi đang phát triển.
  • Không đủ iốt: Như đã đề cập, tuyến giáp cần khoáng chất iốt để tạo ra hormone tuyến giáp. Iốt được tìm thấy chủ yếu trong hải sản, rong biển, thực vật trồng trên đất giàu iốt và muối iốt. Quá ít iốt có thể dẫn đến suy giáp tuy nhiên quá nhiều iốt có thể làm cho tình trạng suy giáp trở nên trầm trọng hơn ở những người đã mắc bệnh này. 

Các triệu chứng báo hiệu thiếu hụt hormone tuyến giáp thường âm thầm và khó nhận biết vì dễ trùng lặp với triệu chứng bệnh lý khác. Thiếu hụt hormone tuyến giáp có thể dẫn đến các triệu chứng và một số bệnh lý kèm như: Giữ nước và phù, đặc biệt là xung quanh hốc mắt, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, không chịu được cảm giác lạnh, nhịp tim chậm, tinh thần luôn trong trạng thái lờ đờ, lông thưa - thô và khô, tóc khô - thưa - dễ gãy, da dày - khô, tràn dịch màng phổi (gây khó thở), giọng khàn và nói chậm, rong kinh hoặc vô kinh thứ phát… Bên cạnh đó, suy giáp có thể góp phần làm tăng cholesterol. Nếu bạn có lượng cholesterol cao, bạn có thể cân nhắc đi xét nghiệm bệnh suy giáp. Bệnh suy giáp nghiêm trọng không được điều trị có thể dẫn đến hôn mê, phù niêm, thậm chí suy giáp còn làm chức năng của cơ thể chậm lại đến mức đe dọa tính mạng. Hôn mê và phù nề là 2 triệu chứng mà bệnh cần được điều trị y tế ngay lập tức. 

Do đó các xét nghiệm sớm để tìm ra tình trạng thiếu hụt hormon giáp là rất cần thiết. 

  • Xét nghiệm TSH: Cách tốt nhất để kiểm tra chức năng tuyến giáp ban đầu là đo mức TSH trong mẫu máu. Những thay đổi về TSH có thể đóng vai trò như một “hệ thống cảnh báo sớm” - thường xảy ra trước khi mức hormone tuyến giáp thực tế trong cơ thể trở nên quá cao hoặc quá thấp. Mức TSH cao cho thấy tuyến giáp không sản xuất đủ hormon tuyến giáp. Ngược lại mức TSH thấp, thường chỉ ra rằng tuyến giáp đang sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Giá trị TSH bình thường có nghĩa là tuyến giáp đang hoạt động bình thường.
  • Xét nghiệm FT4: Hầu hết T4 được liên kết với protein huyết tương, chỉ một phần nhỏ không liên kết được gọi là Free T4. Free T4 đo lường những hormon T4 tự do có thể xâm nhập và ảnh hưởng đến các mô cơ thể. Các xét nghiệm đo T4 tự do - xét nghiệm FT4 phản ánh chính xác hơn cách tuyến giáp hoạt động khi được kiểm tra cùng với xét nghiệm TSH. Khi TSH tăng cao và FT4 thấp cho thấy tình trạng suy giáp nguyên phát do bệnh ở tuyến giáp. TSH thấp và FT4 thấp cho thấy suy giáp do vấn đề liên quan đến tuyến yên. TSH thấp và FT4 tăng cao được tìm thấy ở những người mắc bệnh cường giáp.
  • Xét nghiệm FT3: hữu ích để chẩn đoán bệnh cường giáp hoặc xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh cường giáp. Bệnh nhân cường giáp sẽ có nồng độ T3 tăng cao. Xét nghiệm FT3 hiếm khi hữu ích ở bệnh nhân suy giáp vì đây là xét nghiệm cuối cùng cho kết quả bất thường. Bệnh nhân có thể bị suy giáp nặng với TSH cao và FT4 thấp, nhưng có T3 bình thường.
Thiếu hụt hormone tuyến giáp tuổi 35-55 gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe
Thiếu hụt hormone tuyến giáp tuổi 35-55 gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe

3. Làm cách nào để cải thiện mức hormon tuyến giáp trong cơ thể?

Nếu cơ thể bạn không sản xuất đủ hormon tuyến giáp (xét nghiệm FT4, xét nghiệm FT3 thấp hơn so với khoảng tham chiếu), một số vitamin và khoáng chất có thể giúp ích để cải thiện tình trạng này:

  • Bạn cần cung cấp đủ iốt để tạo ra hormone tuyến giáp. Lượng iốt tối thiểu được khuyến nghị cho hầu hết người lớn là 150 microgam mỗi ngày. Nguồn thực phẩm tốt bao gồm sữa, phô mai, thịt gia cầm, trứng, tảo bẹ và các loại rong biển khác. Tuy nhiên, bạn phải cẩn thận với việc bổ sung iốt vì quá nhiều vì quá nhiều iốt lại có thể gây ra chứng suy giáp. Tốt hơn hết bạn phải nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ chất bổ sung iốt nào do những tác dụng phụ mà nó có thể gây ra đối với bệnh suy giáp. 
  • Vitamin B rất quan trọng đối với những người bị suy giáp vì vitamin B có nhiều tương tác với chức năng tuyến giáp và điều hòa hormone. Bạn nên bổ sung toàn bộ phức hợp vitamin B, kể cả vitamin B12. Nguồn thực phẩm tốt cung cấp vitamin B bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch, sữa, sữa chua, thịt, cá, trứng, hạt và rau lá xanh đậm.
  • Selen hỗ trợ quá trình tổng hợp và trao đổi chất tuyến giáp hiệu quả. Selen cũng có thể làm giảm mức độ kháng thể chống lại peroxidase tuyến giáp - một loại enzyme đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone tuyến giáp ở những người bị suy giáp. Thực phẩm cung cấp selen bao gồm cá ngừ, tôm, cá hồi, cá mòi, sò điệp, thịt cừu, thịt gà, thịt bò, gà tây, trứng… Hoặc bạn có thể dùng 100 - 200 microgam selen ở dạng bổ sung mỗi ngày.
  • Ngoài selen, kẽm còn đóng vai trò chuyển đổi hormone tuyến giáp T4 thành T3. Selen và kẽm có lợi trong việc cải thiện chức năng tuyến giáp và nồng độ hormone. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Tạp chí Nội tiết và Chuyển hóa, kẽm cải thiện đáng kể mức T3. Nguồn thực phẩm chứa kẽm bao gồm động vật có vỏ, động vật thân mềm, thịt, các loại đậu và các loại hạt. Theo Văn phòng Thực phẩm bổ sung, lượng kẽm được khuyến nghị hàng ngày đối với phụ nữ và nam giới trưởng thành lần lượt là 8 - 11 miligam .
  • Bổ sung vitamin D đã cải thiện mức TSH ở đối tượng bị suy giáp cũng như kháng thể tuyến giáp ở người bị viêm tuyến giáp tự miễn. Bạn có thể nhận vitamin D từ sữa tăng cường, sữa chua và nước cam. Tuy nhiên, nguồn thực phẩm cung cấp vitamin D thường không đủ. Chúng ta cần tìm đến các phương pháp bổ sung vitamin D hiệu quả hơn.

Nếu bạn cần sử dụng hormone tuyến giáp, bác sĩ sẽ chỉ định bạn bổ sung hormon cẩn thận dựa trên thông tin như cân nặng, tuổi tác và các tình trạng y tế khác của bạn. Liều hormon tuyến giáp cần được bác sĩ điều chỉnh định kỳ để giữ cho mức tuyến giáp bình thường. Hiện nay có rất nhiều thương hiệu sản xuất hormon tuyến giáp, tất cả đều chứa cùng một loại thuốc levothyroxin (T4), Tuy nhiên mỗi nhãn hiệu lại có những thành phần không hoạt động khác nhau. Tốt hơn hết, bạn nên thông báo cho bác sĩ để được thăm khám và điều trị tối ưu nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo Xem thêm bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Vai trò của Iod đối với tuyến giáp và các bệnh lý liên quan

Vai trò của Iod đối với tuyến giáp và các bệnh lý liên quan

Xét nghiệm T4 và T3 là gì? Lợi ích của chúng

Xét nghiệm T4 và T3 là gì? Lợi ích của chúng

Tìm hiểu về bệnh béo phì do tuyến giáp có vấn đề

Tìm hiểu về bệnh béo phì do tuyến giáp có vấn đề

Nguy cơ tăng cân do bệnh lý tuyến giáp - cách nào giảm cân?

Nguy cơ tăng cân do bệnh lý tuyến giáp - cách nào giảm cân?

Suy giáp ảnh hưởng thế nào tới cơ thể?

Suy giáp ảnh hưởng thế nào tới cơ thể?

57

Bài viết hữu ích?