Zalo

Vai trò của Iod đối với tuyến giáp và các bệnh lý liên quan

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trong quá trình phát triển của con người, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng để có một cơ thể khỏe mạnh. Nhu cầu mỗi chất dinh dưỡng cần thiết là khác nhau, trong đó Iod là chất khoáng vi lượng chỉ cần cung cấp một lượng rất nhỏ nhưng đóng vai trò vô cùng to lớn cho việc thực hiện các chức năng sinh lý của cơ thể. Theo dõi bài viết để biết vai trò của Iod đối với tuyến giáp quan trọng thế nào?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Võ Ngọc Nhi - Bác sĩ Nội

1. Vai trò của Iod đối với tuyến giáp

Iod là thành phần cấu tạo của hormon T3 (triiodothyronine) và T4 (thyroxine) do tuyến giáp tiết ra. Các hormon tuyến giáp này giúp điều hoà quá trình chuyển hoá các chất trong cơ thể, sản sinh năng lượng cho các hoạt động của tế bào, kiểm soát hoạt động của các hệ cơ quan (tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, thần kinh, nội tiết,…) và giúp não bộ phát triển hoàn thiện hơn…

Trong y khoa, Iod được ứng dụng để điều trị một số bệnh tuyến giáp (Basedow, ung thư tuyến giáp, suy giáp…) thông qua việc sử dụng Iod phóng xạ hay tổng hợp hormon tuyến giáp thay thế.

2. Thực phẩm giàu Iod

Iod không được cơ thể tạo ra, do đó con người phải bổ sung qua đường tiêu hoá. Iod có nhiều trong đạm động vật, các loại rau biển hay các loại gia vị được bổ sung thêm Iod như: Cá, động vật có vỏ (tôm, hàu…), thịt gà, gan bò, sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phomai,…), trứng, rong biển, tảo, rau chân vịt, muối biển và muối Iod…

Vai trò của Iod
Iod có nhiều trong đạm động vật 

Ngoài ra, một lượng Iod cũng có thể được đưa vào cơ thể khi uống một số loại thuốc như thuốc cản quang, thuốc chống loạn nhịp (amiodarone), một số loại thuốc thảo dược, thực phẩm chức năng,…

3. Nhu cầu Iod hằng ngày 

Tuy chỉ cần cung cấp một lượng ít nhưng cần lưu ý mỗi người trưởng thành nên được bổ sung 100-300 µg, tối đa 1100 µg mỗi ngày để cơ thể có thể thực hiện chức năng một cách tốt nhất.

Không nên nạp quá nhiều hay quá ít Iod trong thời gian dài, điều này sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường trong cơ thể, chức năng tuyến giáp bị rối loạn có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

4. Các bệnh lý tuyến giáp liên quan đến việc cung cấp Iod cho cơ thể

Một số bệnh lý tuyến giáp có liên quan đến bổ sung iod gồm:

Thừa Iod

  • Bình thường, khi tiêu thụ nhiều Iod, cơ thể chúng ta có thể tự điều hoà và hầu như không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, khi việc tiêu thụ dư thừa quá nhiều và trong thời gian dài, đặc biệt ở các đối tượng có yếu tố nguy cơ (có bệnh tuyến giáp trước đó, trẻ sơ sinh, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai…) sẽ khiến chức năng tuyến giáp bị rối loạn. Việc này có thể làm trầm trọng hơn các bệnh tuyến giáp đang mắc và dẫn đến bệnh cường giáp hoặc suy giáp.
Vai trò của Iod
Khi việc tiêu thụ dư thừa quá nhiều và trong thời gian dài sẽ khiến chức năng tuyến giáp bị rối loạn 
  • Tại các đối tượng đã mắc bệnh lý tuyến giáp trước đó, việc dư thừa dù chỉ một lượng nhỏ iod cũng có thể khiến tuyến giáp tăng cường tổng hợp hormone hơn bình thường, từ đó có thể gây cường giáp.
  • Tại các đối tượng khác, khi tiêu thụ một lượng lớn Iod ngược lại gây ức chế sự tổng hợp các hormon tuyến giáp và gây suy giáp.

Thiếu Iod

  • Khi lượng Iod tiêu thụ quá thấp, lượng hormone được tổng hợp cũng suy giảm, lúc này tuyến giáp tăng cường hoạt động khiến tuyến giáp ngày càng phình to, gây nên tình trạng bướu cổ.
  • Một số địa phương, nồng độ Iod trong thức ăn thấp nên tỉ lệ bướu cổ của người dân nơi đây cũng cao hơn so với các nơi khác, gọi là bệnh bướu cổ địa phương (phình giáp). Đây là bệnh lý lành tính, có thể hồi phục nếu được cung cấp đủ Iod.
  • Một số trường hợp thiếu hụt Iod cũng có thể dẫn đến suy giáp. Đặc biệt ở phụ nữ mang thai, trẻ sinh ra có thể có các rối loạn trong phát triển, tuyến giáp hoạt động kém gây đần độn và cũng có thể gây sảy thai, sinh non hay dị tật…

Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về vai trò của iod với cơ thể nói chung và tuyến giáp nói riêng. Hãy xây dựng kế hoạch ăn uống khoa học và lành mạnh với lượng iod trong khuyến nghị để bảo vệ sức khỏe luôn an toàn.

Nguồn tham khảo:

  • What’s the Connection Between Iodine and Hyperthyroidims?. healthline
  • Excess iodine intake: sources, assessment, and effects on thyroid function. NIH
  • Iodine Deficiency. American Thyroid Association

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Võ Ngọc Nhi Xem thêm bài viết của Bác sĩ Võ Ngọc Nhi
Bác sĩ Võ Ngọc Nhi

BS.Võ Ngọc Nhi

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Suy giáp ảnh hưởng thế nào tới cơ thể?

Suy giáp ảnh hưởng thế nào tới cơ thể?

Các hormon tuyến giáp có vai trò gì?

Các hormon tuyến giáp có vai trò gì?

Xét nghiệm T4 và T3 là gì? Lợi ích của chúng

Xét nghiệm T4 và T3 là gì? Lợi ích của chúng

Nguy cơ tăng cân do bệnh lý tuyến giáp - cách nào giảm cân?

Nguy cơ tăng cân do bệnh lý tuyến giáp - cách nào giảm cân?

Các yếu tố nguy cơ ung thư tuyến giáp cần phải biết

Các yếu tố nguy cơ ung thư tuyến giáp cần phải biết

107

Bài viết hữu ích?