Zalo

Suy giáp ảnh hưởng thế nào tới cơ thể?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Suy giáp là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính, đặc biệt ở phụ nữ. Hầu hết các trường hợp suy giáp đều cần được điều trị bằng hormon thay thế, nếu không được điều trị có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Võ Ngọc Nhi - Bác sĩ Nội

1. Suy giáp là gì?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết có chức năng quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể thông qua sự bài tiết các hormon tuyến giáp. Suy giáp là bệnh lý xảy ra do sự thiếu hụt hormone tuyến giáp dưới mức bình thường, từ đó làm suy giảm chức năng tuyến giáp và gây ra các rối loạn chuyển hoá trong cơ thể.

Suy giáp
Tuyến giáp là tuyến nội tiết có chức năng quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể 

2. Nguyên nhân gây suy giáp

Có nhiều nguyên nhân gây suy giáp, trong đó bệnh lý tự miễn là nguyên nhân thường gặp nhất. Ở các bệnh lý này, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ chống lại chính cơ thể của mình trong đó có tuyến giáp như bệnh viêm tuyến giáp lympho mạn tính (hay còn gọi là Hashimoto).

Suy giáp
Có nhiều nguyên nhân gây suy giáp

Ngoài ra, một số nguyên nhân thường gặp khác bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt tuyến giáp.
  • Điều trị phóng xạ ở vùng cổ.
  • Sử dụng các loại thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp.
  • Thiếu hụt Iod mức độ nặng.
  • Các bệnh lý ở vùng dưới đồi hay tuyến yên (nơi tham gia vào sự điều hoà sản xuất các hormone tuyến giáp)
  • Suy giáp bẩm sinh: Là một trong những khuyết tật bẩm sinh rất thường gặp hiện nay.

3. Những ảnh hưởng của suy giáp lên cơ thể

Như đã đề cập ở trên, những bệnh nhân suy giáp có nồng độ hormone tuyến giáp giảm thấp do đó gây ra các rối loạn chuyển hoá và chức năng nội tiết trong cơ thể. 

Suy giáp tiến triển một cách từ từ nên các biểu hiện ban đầu rất mơ hồ, khó nhận biết cho đến giai đoạn muộn, thường có thể nhận biết qua các bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng bởi bệnh sau:

  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ, sơ lạnh, chuột rút, tăng cân ngay cả khi ăn kém, vận động và suy nghĩ có thể trở nên chậm chạp, ít nhạy bén hơn bình thường, suy giảm trí nhớ và trầm cảm… Ở trẻ em, việc phát triển về thể chất và trí tuệ cũng sẽ giảm sút và có thể dậy thì sớm.
  • Da: Da trở nên khô, tróc vảy, mất các nếp nhăn ở mặt, gò má có thể tím do giãn mạch, tay chân và mí mắt có thể sưng phù.
  • Lông, tóc, móng khô hơn và dễ gãy, rụng
  • Bướu cổ: Khi hormone tuyến giáp không đạt được số lượng cần thiết, tuyến giáp sẽ tăng cường hoạt động để sản xuất chúng và kết quả là tuyến giáp to ra, do đó ta sẽ thấy xuất hiện bướu cổ.
  • Tim mạch: Việc chuyển hoá cơ thể bị suy giảm khiến nhịp tim chậm lại, dẫn đến chức năng tim cũng bị ảnh hưởng, huyết áp thấp, đau tức ngực, tràn dịch màng ngoài tim… Đồng thời, chuyển hoá lipid giảm cũng là nguyên nhân tăng nồng độ cholesterol máu và hình thành mảng xơ vữa động mạch rất nguy hiểm cho người bệnh. Cần lưu ý các biểu hiện bất thường về hệ tim mạch có thể là báo hiệu tình trạng nặng của bệnh.

Hình: Suy giáp khiến việc chuyển hoá cơ thể bị suy giảm khiến nhịp tim chậm lại, 

  • Hô hấp: Suy giáp cũng khiến các cơ hô hấp yếu đi và gây nên tình trạng khó thở hay có thể là chứng ngưng thở khi ngủ cho người bệnh.
  • Tiêu hoá: Táo bón, đầy hơi có thể xuất hiện do nhu động ruột giảm.
  • Thận: Khả năng lọc và đào thải ở thận giảm sút.
  • Rối loạn kinh nguyệt, giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể có các tình trạng thiếu máu, tăng hay hạ đường huyết do rối loạn chuyển hoá Glucose, suy các tuyến nội tiết khác (tuyến thượng thận, tuyến yên,…),… và nếu bệnh kéo dài mà không được điều trị có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như thân nhiệt giảm thấp, nhiễm trùng phổi, truỵ mạch, ép tim và hôn mê…

4. Phương pháp điều trị suy giáp hiện nay

Hiện nay, có nhiều phương pháp hiệu quả để điều trị suy giáp. Một trong những phương pháp chính là sử dụng hormone giáp nhân tạo, thông thường là levothyroxine, để thay thế hormone giáp cơ thể không sản xuất đủ. Liều lượng được điều chỉnh dựa trên cần thiết và theo dõi sự phản ứng của cơ thể.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng là một phần quan trọng của điều trị suy giáp. Việc duy trì một chế độ ăn giàu iod, seleni, và các dạng vitamin khác giúp hỗ trợ tuyến giáp và cảm thấy khỏe mạnh hơn.

Đối với những trường hợp suy giáp gây ra bởi tình trạng tự miễn dịch, các loại thuốc chống vi khuẩn cũng có thể được kê đơn để kiểm soát sự tấn công của hệ thống miễn dịch.

Quan trọng nhất là theo dõi sát sao sự thay đổi của hormone giáp, đồng thời thảo luận với bác sĩ về mọi vấn đề hoặc điều chỉnh trong quá trình điều trị.

Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn biết được thế nào là suy giáp và những ảnh hưởng của căn bệnh này tới sức khỏe. Hãy chủ động cập nhật các kiến thức về căn bệnh này để có thể bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Nguồn tham khảo:

  • Hypothyroidism (Underactive). American Thyroid Association
  • Underactive thyroid (hypothyroidism). NHS
  • The Effect of Hypothyroidism on the Body. healthline
  • Hypothyroidism (Underactive). NIH
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Võ Ngọc Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Võ Ngọc Nhi

BS.Võ Ngọc Nhi

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Iod đối với tuyến giáp và các bệnh lý liên quan

Vai trò của Iod đối với tuyến giáp và các bệnh lý liên quan

Hậu quả của rối loạn chuyển hóa đạm trong cơ thể

Hậu quả của rối loạn chuyển hóa đạm trong cơ thể

Các nguyên nhân nào dẫn đến bệnh rối loạn chuyển hóa ở người

Các nguyên nhân nào dẫn đến bệnh rối loạn chuyển hóa ở người

Bệnh rối loạn chuyển hóa đường là gì và tác động của nó tới sức khỏe?

Bệnh rối loạn chuyển hóa đường là gì và tác động của nó tới sức khỏe?

Các lưu ý khi sử dụng thuốc chữa rối loạn chuyển hóa

Các lưu ý khi sử dụng thuốc chữa rối loạn chuyển hóa

39

Bài viết hữu ích?