Zalo

Các nguyên nhân nào dẫn đến bệnh rối loạn chuyển hóa ở người

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tình trạng rối loạn chuyển hóa ở người là một nhóm các vấn đề sức khỏe khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, bệnh gan nhiễm mỡ và một số bệnh ung thư. Vậy nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa ở người là gì và nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa nào có thể dự phòng được?

1. Các nguyên nhân bệnh rối loạn chuyển hóa ở người

Rối loạn chuyển hóa ở người là những bất thường xảy ra trong quá trình trao đổi chất dẫn đến tình trạng cơ thể hấp thu quá ít hoặc quá nhiều chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh rối loạn chuyển hóa ở người?

1.1. Tuổi

Tuổi tác là một nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa ở người. Nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa tăng lên khi bạn già đi.

nguyên nhân nào dẫn đến bệnh rối loạn chuyển hóa ở người
Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa càng tăng

1.2. Môi trường

Tình trạng kinh tế xã hội thấp có thể dẫn đến chế độ ăn uống không lành mạnh và lối sống ít vận động, đồng thời có thể khiến bạn không ngủ đủ giấc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

1.3. Tiền sử gia đình và di truyền

Gen của bạn có thể ảnh hưởng đến cân nặng hoặc cách cơ thể bạn phản ứng với hormone insulin. Insulin là một loại hormone kiểm soát lượng đường mà cơ bắp và các cơ quan hấp thụ từ máu. Khi cơ thể bạn không phản ứng tốt với insulin sẽ dẫn đến tình trạng kháng insulin. Tình trạng kháng insulin có thể làm tăng cholesterol LDL “xấu” và giảm cholesterol HDL “tốt” trong máu, dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch do xơ vữa như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Vì vậy, bạn có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn nếu những người khác trong gia đình bạn mắc bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa hoặc bất kỳ yếu tố nguy cơ nào khác.

1.4. Giới tính

Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa cao hơn nam giới. Điều này là do sự thay đổi nồng độ hormone sau khi mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ có vòng eo lớn, lượng đường trong máu cao và mức cholesterol HDL “tốt” trong máu thấp.

1.5. Một số tình trạng bệnh lý

Một số bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa ở người, bao gồm:

  • Thừa cân và béo phì là những yếu tố nguy cơ chính gây ra hội chứng chuyển hóa vì làm tăng cholesterol LDL “xấu”, chất béo trung tính trong máu và huyết áp, đồng thời làm giảm cholesterol HDL “tốt”. Thừa cân và béo phì khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa ở con bạn. Ở trẻ sơ sinh, cân nặng khi sinh thấp và tăng cân nhanh sau khi sinh có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa sau này trong cuộc sống.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng khiến các túi chứa đầy chất lỏng gọi là u nang phát triển trên buồng trứng. Sự thay đổi hormone gây ra hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể khiến bạn có vòng eo lớn, lượng đường trong máu cao, mức chất béo trung tính cao và mức cholesterol HDL “tốt” thấp.
  • Các vấn đề với hệ thống miễn dịch của bạn có thể gây ra một số bệnh về da như bệnh vẩy nến, làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị ung thư ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Các vấn đề về giấc ngủ như ngủ không đủ giấc, rối loạn nhịp sinh học và ngưng thở khi ngủ có thể là nguyên nhân gây bệnh rối loạn chuyển hóa ở người.
  • Một số loại thuốc dùng để điều trị dị ứng, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, HIV và tâm thần phân liệt cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

2. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn chuyển hóa có thể dự phòng 

Bệnh rối loạn chuyển hóa ở người do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có một số nguyên nhân gây bệnh rối loạn chuyển hóa có thể dự phòng, bao gồm:

2.1. Thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa mà bạn có thể dự phòng, bao gồm:

  • Không hoạt động thể lực thường xuyên
  • Ăn một chế độ ăn uống không lành mạnh và khẩu phần ăn lớn
  • Ngủ không đủ giấc
  • Hút thuốc lá và uống nhiều rượu

Trong quá trình mang thai, những thói quen này có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa ở con bạn sau này.

nguyên nhân nào dẫn đến bệnh rối loạn chuyển hóa ở người
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa

2.2, Nghề nghiệp

Những người làm việc theo ca có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn vì họ thường có đồng hồ sinh học không phù hợp với môi trường. Điều này có thể gây ra vấn đề về cách cơ thể bạn hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

3. Cách dự phòng sớm các bệnh rối loạn chuyển hóa

Bệnh rối loạn chuyển hóa ở người có thể dự phòng sớm bằng những biện pháp sau:

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Cố gắng giảm cân nếu bạn thừa cân
  • Chế độ ăn uống lành mạnh với ăn ít chất béo bão hòa, thịt và các sản phẩm từ sữa và ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt
  • Tập thể dục ít nhất 150 phút từ cường độ trung bình đến cường độ cao mỗi tuần, kéo dài ít nhất 4 hoặc 5 ngày
  • Cố gắng giảm hoặc bỏ hút thuốc nếu bạn hút thuốc
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi lượng cholesterol, chất béo trung tính, huyết áp và lượng đường trong máu của bạn.

Bài viết đã cho chúng ta biết được những nguyên nhân bệnh rối loạn chuyển hóa ở người là tuổi tác, giới tính, môi trường, tiền sử gia đình, tình trạng thừa cân béo phì và một số bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang. Bệnh rối loạn chuyển hóa ở người có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể dự phòng được bằng chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể lực thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý.

Tài liệu tham khảo: Nhs.uk, Nhlbi.nih.gov

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Bệnh rối loạn chuyển hóa đường là gì và tác động của nó tới sức khỏe?

Bệnh rối loạn chuyển hóa đường là gì và tác động của nó tới sức khỏe?

Các lưu ý khi sử dụng thuốc chữa rối loạn chuyển hóa

Các lưu ý khi sử dụng thuốc chữa rối loạn chuyển hóa

Rối loạn chuyển hóa đồng là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị?

Rối loạn chuyển hóa đồng là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị?

Các bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp

Các bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp

Hậu quả của rối loạn chuyển hóa đạm trong cơ thể

Hậu quả của rối loạn chuyển hóa đạm trong cơ thể

29

Bài viết hữu ích?