Nhiều người có thể đã nghe nói về mỡ dưới da, nhưng ít ai có thể hiểu được mỡ nội tạng là gì? Về cơ bản, mỡ nội tạng là một loại mỡ được dự trữ trong khoang bụng và bao bọc xung quanh các cơ quan bao gồm gan, ruột, dạ dày... Ngoài ra, loại mỡ này cũng tích tụ trong lòng mạch từ đó làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới có xu hướng tích tụ mỡ nội tạng nhiều hơn so với nữ giới. Khác với mỡ dưới da, là loại mỡ được lưu trữ ngay dưới da, có thể dễ dàng nhìn thấy và cảm nhận được khi sờ. hình ảnh mỡ nội tạng hầu như khó có thể nhìn thấy bên ngoài, các bác sĩ có thể nhìn thấy lượng mỡ này trong khi thực hiện các thủ thuật hay phẫu thuật tại vùng bụng. Ngoài ra, các chuyên gia còn có thể ước tính lượng mỡ nội tạng qua các phương pháp như đo vòng eo, tính tỷ số vòng eo - hông, tỷ số vòng eo - chiều cao, xác định chỉ số khối cơ thể, chụp cộng hưởng từ MRI…từ đó đưa ra tiên lượng khả năng gây hại cho sức khỏe của mỡ nội tạng.
Nguyên nhân gây mỡ nội tạng có thể bao gồm:
Khác với mỡ dưới da, mỡ nội tạng khó giảm hơn và không dễ bị loại bỏ dù đã áp dụng biện pháp giảm cân nghiêm ngặt. Ngoài ra, mức độ nguy hiểm của mỡ nội tạng lên sức khỏe của một người có thể cao hơn so với mỡ dưới da.
Vậy với những đặc điểm như thế thì mỡ nội tạng nguy hiểm như thế nào? Mỡ nội tạng rất nguy hiểm vì nó liên quan đến việc giải phóng protein và hormone có thể gây viêm. Tình trạng viêm này có thể làm tổn thương các mạch máu, sau một thời gian, mảng bám trở nên viêm, từ đó thu hẹp các động mạch của bạn do sưng tấy. Những mạch máu bị chít hẹp này dẫn đến nguy cơ làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến sức co bóp tim và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Ngoài ra, các hoạt chất này còn xâm nhập vào gan và ảnh hưởng tiêu cực đến cách cơ thể bạn phân hủy đường và chất béo. Sự tích tụ và bao quanh của mỡ nội tạng tại gan của bạn cũng rất nguy hiểm vì nó có thể thúc đẩy sản xuất cholesterol xấu. Ngoài ra, mỡ nội tạng còn trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa chất béo, quá trình lão hóa chức năng thần kinh, tình trạng cảm xúc… Mỡ nội tạng và tình trạng kháng Insulin Theo nghiên cứu, một loại protein gọi là protein liên kết với retinol 4 (RBP4), được chứng minh là làm tăng khả năng kháng insulin và không may rằng protein này được tiết ra bởi mỡ nội tạng. Mỡ nội tạng và các cytokine tiền viêm Mỡ nội tạng cũng giải phóng các cytokine tiền viêm kích thích trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận (HPA), đóng vai trò quan trọng trong phản ứng của cơ thể đối với căng thẳng. Các cytokine chẳng hạn như interleukin-1, interleukin-6, yếu tố hoại tử khối u-α, resistin tăng lên trong khi hormone adiponectin giảm xuống đã được chứng minh là có liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng. Các hợp chất gây viêm này trong mỡ nội tạng có thể đi vào gan và có thể gây ra tình trạng gan và tuyến tụy nhiễm mỡ, sau đó gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình điều tiết insulin. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường type 2 và bệnh chuyển hóa do lượng đường dư thừa trong máu của chúng ta. Người ta cũng đã chứng minh rằng mỡ nội tạng ở bụng có thể đóng vai trò gây bệnh quan trọng hơn hoặc phản ánh tốt hơn tình trạng rối loạn chuyển hóa tiềm ẩn so với mỡ dưới da trong quá trình phát triển bệnh đái tháo đường hoặc tăng lipid máu (mức chất béo hoặc lipid cao trong máu). Sự tích tụ mỡ nội tạng trong bệnh béo phì có liên quan đến hội chứng chuyển hóa và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp…
Mỡ nội tạng và “hormone chất béo” Sự dư thừa mỡ nội tạng cũng ức chế hormone adiponectin, được gọi là “hormone chất béo”. Adiponectin là chất điều chỉnh chất béo và nếu chúng ta không có đủ lượng chất này lưu thông trong cơ thể của mình, nó có thể khiến cơ thể chúng ta tích tụ nhiều chất béo hơn mức cần thiết. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng khi hormone adiponectin bị giảm xuống do lượng mỡ nội tạng quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ trên hệ thống chuyển hóa, cụ thể là làm tăng Cholesterol máu, chất béo trung tính tăng cao hơn, tăng nồng độ LDL - Cholesterol (lipoprotein mật độ thấp hay còn gọi là mỡ xấu) và giảm nồng độ HDL - Cholesterol (lipoprotein mật độ cao hay còn gọi là mỡ tốt). Mỡ nội tạng và chức năng thần kinh Một số tác động khác của việc tích lũy và tăng mỡ nội tạng dường như cũng ảnh hưởng đến chức năng thần kinh. Một nghiên cứu đã chứng minh mỡ nội tạng gây hại cho não thông qua việc nó cho phép cytokine gây viêm interleukin-1 beta xâm nhập mạnh vào não. Các Cytokine interleukin-1 beta được tạo ra bởi mỡ nội tạng, sau đó đi qua dòng máu, đi qua hàng rào máu não và xâm nhập vào não, nơi nó làm cho vi thần kinh đệm trở nên rối loạn và hoạt động kém. Vi thần kinh đệm là các tế bào miễn dịch trong não điều chỉnh chức năng tế bào thần kinh một cách gián tiếp bằng cách loại bỏ các tế bào chết và các mảnh vụn ngoại bào, đồng thời trực tiếp bằng cách giải phóng các phân tử tín hiệu hỗ trợ hoặc ức chế tính dẻo dai của thần kinh. Mỡ nội tạng và lão hóa Một nghiên cứu chứng minh rằng hạn chế calo có thể trì hoãn nhiều bệnh liên quan đến tuổi tác và kéo dài tuổi thọ, trong khi sự gia tăng mỡ có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tăng cao và lão hóa nhanh. Trong số các kho mỡ khác nhau, sự tích tụ mỡ nội tạng là một đặc điểm chung của quá trình lão hóa và đã được chứng minh là gây bất lợi nhiều nhất đối với quá trình lão hóa ở người. Mỡ nội tạng tăng theo tuổi ở cả phụ nữ và nam giới. Ngoài các nguyên nhân gây ra mỡ nội tạng do chế độ ăn uống, chẳng hạn như phát sinh từ việc tiêu thụ đường và carbohydrate tinh chế cao dẫn đến dư thừa calo, các nguyên nhân tiềm ẩn khác gây ra mỡ nội tạng bao gồm căng thẳng mãn tính, hạn chế tập thể dục và ngủ không đủ giấc.
Mỡ nội tạng nguy hiểm như thế nào đã được giải đáp ở trên. Ngoài những bệnh lý như đái tháo đường, đột quỵ, bệnh tim mạch, tắc mạch, hình thành cục máu đông, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, hội chứng chuyển hóa… lượng mỡ nội tạng dư thừa trong cơ thể còn có thể tăng nguy cơ phát triển một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, gây đe dọa tính mạng khác như:
Như các thông tin ở trên, mỡ nội tạng dư thừa trong cơ thể có thể gây nhiều vấn đề vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, việc xây dựng một liệu trình khoa học bằng cách thay đổi chế độ ăn, lối sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ và luyện tập thể dục thường xuyên là điều cần thiết. Cụ thể là:
Tóm lại, mỡ nội tạng là một trong hai thành phần mỡ chính của cơ thể, nhưng so với mỡ dưới da, loại mỡ này có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm, nhưng việc kiểm soát và làm giảm mỡ nội tạng lại rất khó. Những người có chỉ số mỡ nội tạng cao cần phải kiên trì áp dụng kết hợp nhiều phương pháp giảm cân khác nhau thì mới có thể hy vọng cải thiện được tình trạng này. Một phương pháp giảm cân giúp tiêu hao lượng mỡ thừa từ chính nguyên nhân gây ra chúng được nhiều người lựa chọn là phương pháp giảm cân đa trị liệu. Bằng cách truyền các loại vitamin và khoáng chất vào trong cơ thể, lượng mỡ thừa, mỡ nội tạng, mỡ xấu “lì lợm” trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành dạng năng lượng tiêu hao ra bên ngoài cơ thể.
127
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
127
Bài viết hữu ích?