Zalo

Mỡ thường tích tụ ở đâu? Quá trình tích mỡ trong cơ thể như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chất béo và các mô mỡ tồn tại trong cơ thể với nhiệm vụ cung cấp năng lượng, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, sản xuất hormone và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, có quá nhiều mỡ thì lại là vấn đề khác. Nhiều người thường tập trung vào việc mình có bao nhiêu mỡ mà quên mất 1 yếu tố quan trọng không kém, đó là sự phân bố mỡ trên cơ thể. Vậy mỡ thường tích tụ ở đâu và quá trình tích mỡ trong cơ thể diễn ra như thế nào?

1. Phân loại các loại mỡ chính trong cơ thể

Trong cơ thể có 3 loại mỡ chính, mỗi loại có chức năng và vị trí phân bố khác nhau. 

  • Mỡ dưới da là loại phổ biến nhất, phân bố ở ngay dưới da và tập trung ở vùng mông, hông và đùi, chiếm khoảng 90% lượng mỡ dự trữ.  .
  • Mỡ nội tạng nằm ẩn sâu trong khoang bụng và được bao quanh các cơ quan quan trọng như gan, ruột và tim. Với loại mỡ này bạn không thể cảm nhận được và chỉ có thể đo được bằng các thiết bị đặc biệt (chụp cộng hưởng từ MRI, chụp CT…).  
  • Mỡ nâu tập trung chủ yếu ở vùng vai và ngực, có chức năng giúp cơ thể đốt cháy thêm calo để giữ ấm. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sống trong môi trường có nhiệt độ hơi lạnh (<19 độ C) có thể kích hoạt mỡ nâu và giúp gia tăng lượng calo cơ thể đốt cháy. 
"Vì sao cơ thể tích mỡ?" là thắc mắc của nhiều người
"Vì sao cơ thể tích mỡ?" là thắc mắc của nhiều người

2. Mỡ hay tích tụ ở đâu? Vì sao cơ thể tích mỡ?

Không phải loại mỡ nào cũng giống nhau, thậm chí chúng còn có tác động khác biệt đến sức khỏe của con người. Thông thường, mỡ nội tạng là mỡ xuất hiện chủ yếu ở các cơ quan (tim, gan, ruột…) và là một trong những loại mỡ chính gây ra các vấn đề nghiêm trọng sức khỏe. Ngay cả khi bạn có cân nặng và vẻ ngoài cân đối thì lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể vẫn có thể gây ra các biến chứng. Vậy mỡ tích tụ như thế nào? Dưới đây là một số vị trí mà mỡ hay tích tụ:

2.1. Mỡ có thể tích tụ ở tim

Chất béo đáng lẽ ra không nên được dự trữ trong tim. Tuy nhiên nếu các vị trí khác trong cơ thể (đặc biệt là ở dưới da) đã bị “đầy” thì chúng sẽ được dự trữ ở những nơi khác, bao gồm cả tim. Mỡ thừa ở tim có thể gây trở ngại cho các hoạt động, chức năng bình thường của tim. Việc giảm cân bằng cách ăn ít hơn, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm lượng mỡ “cư trú bất thường” tại chỗ này.

2.2. Mỡ có thể tích tụ ở gan

Gan được coi là “nhà máy xử lý hóa chất” của cơ thể, nơi các quá trình chuyển hóa diễn ra liên tục không ngừng nghỉ. Nếu như quá trình này bị gián đoạn, bạn có thể dễ dàng mắc các bệnh lý như: tiểu đường, mỡ máu cao và các vấn đề khác. Các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ khá đa dạng và còn tùy thuộc vào mức độ mỡ tích tụ trong gan. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhức ở góc phần tư phía trên bên phải của cơ thể, ngay dưới xương sườn, hoặc cũng có thể không có triệu chứng nào và chỉ có thể phát hiện bệnh thông qua các xét nghiệm. Để ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, hãy duy trì một chế độ ăn uống và vận động lành mạnh. 

2.3. Mỡ tích tụ ở vùng ngực

Nếu để ý sẽ thấy những người thừa cân, béo phì thường có xu hướng tích mỡ ở vùng ngực. Đây cũng được xem như 1 dạng mỡ ở dưới da, tương tự như mỡ ở đùi, mông, hông của bạn. Không nguy hại như mỡ nội tạng ở tim hay gan, mỡ ở vú thường không ảnh hưởng đến bất cứ quá trình chuyển hóa nào của cơ thể. 

2.4. Mỡ ở đùi, mông, hông

Mỡ tích tụ nhiều ở đùi, hông và mông ảnh hưởng không nhỏ đến vóc dáng tổng thể của nhiều người. Ở phụ nữ, cơ chế tích mỡ ở các khu vực này được cho là cách để cơ thể dự trữ năng lượng khi mang thai. Lượng mỡ này có thể sẽ được huy động để dùng cho sự phát triển của em bé và hỗ trợ quá trình cho con bú sau này. Đùi cũng là 1 vị trí “ưa thích” của mỡ thừa và rất khó để giảm mỡ ở khu vực này. Để loại bỏ lượng mỡ thừa ở đùi thì bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh và có kế hoạch tập thể dục thường xuyên.

Ở phụ nữ, cơ chế tích mỡ ở đùi được cho là cách để cơ thể dự trữ năng lượng khi mang thai
Ở phụ nữ, cơ chế tích mỡ ở đùi được cho là cách để cơ thể dự trữ năng lượng khi mang thai

2.5. Mỡ tích tụ ở bụng

Mỡ thừa tích tụ ở bụng có thể liên quan đến hội chứng chuyển hóa, một nhóm các yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ mắc tiểu đường, bệnh tim mạch và đột quỵ. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có vòng bụng lớn hơn (dáng người trái táo) thường có nhiều mỡ bụng hơn so với những người có vòng hông to (dáng người trái lê). Những người này cũng có nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa cao hơn (ví dụ như tiểu đường). Ngoài ra, nguy cơ bị tăng huyết áp và bệnh mạch vành cũng tăng lên ở những người có mỡ bụng nhiều. Để ngăn ngừa tình trạng này, giảm cân và kiên trì tập thể dục thường là cách tốt nhất để giảm mỡ bụng.

3. Vì sao cần giảm mỡ toàn thân và mỡ nội tạng?

Để có 1 thân hình khỏe mạnh và cân đối, việc chú ý đến những vị trí dễ tích tụ mỡ trên cơ thể sẽ giúp bạn nhận diện sớm tình trạng tăng cân cũng như những vấn đề sức khỏe cần đối mặt (ví dụ như: bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, đột quỵ, một số loại ung thư…). Trong các loại mỡ thì việc tích mỡ nội tạng để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng nhất. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đến 44% phụ nữ và 42% nam giới bị thừa mỡ nội tạng. Cách chính xác nhất để đo lường mỡ nội tạng là chụp CT hay chụp cộng hưởng từ MRI.  Bên cạnh đó, bạn cũng cần ý thức rõ một số thói quen sống thiếu lành mạnh có thể liên quan đến việc tích tụ mỡ nội tạng trong cơ thể:

  • Ăn vặt quá nhiều: Các thức ăn vặt, đồ chiên rán, bánh ngọt, đồ ăn nhanh sẽ được hấp thu rất nhanh vào máu và làm tăng chỉ số Insulin và mỡ nội tạng.
  • Ngồi nhiều, ít vận động: Bạn càng dành nhiều thời gian để ngồi thì vòng eo sẽ càng to.
  • Thường xuyên stress, căng thẳng: Theo thời gian, stress kéo dài sẽ khiến cơ thể gia tăng hormone cortisol và thúc đẩy quá trình tích mỡ.
Giảm cân, giảm cơ chế tích tụ mỡ là bài toán “khó nhằn” đối với nhiều người
Giảm cân, giảm cơ chế tích tụ mỡ là bài toán “khó nhằn” đối với nhiều người

Để có được sự phân bố mỡ lành mạnh, các chuyên gia gợi ý bạn một số lời khuyên như sau:

  • Chế độ ăn nên ưu tiên carbohydrate phức hợp và protein (đạm) thay vì đồ ăn nhiều đường, dầu mỡ;
  • Nên sử dụng các chất béo có lợi cho sức khỏe trong khẩu phần ăn. Ví dụ như: Quả bơ, socola đen, trứng, cá hồi, cá trích và cá mòi;
  • Duy trì tập thể dục thể thao tối thiểu 30 phút/ ngày và tăng dần cường độ;
  • Kiểm soát căng thẳng trong công việc và đời sống;
  • Ngủ từ 6 đến 7 tiếng mỗi đêm;
  • Hạn chế tiêu thụ đồ uống có gas, đồ uống có cồn, chất kích thích…;
  • Thường xuyên đo tỷ lệ mỡchỉ số khối cơ thể BMI, xét nghiệm máu để có đánh giá chung về sự phân bố mỡ trên toàn cơ thể.

Giảm cân chính là thử thách không nhỏ đối với không ít người, đặc biệt là với những người có cơ địa khó giảm cân. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách cũng như tìm hiểu kỹ về các phương pháp giảm cân khoa học thì vấn đề này sẽ được giải quyết rất hiệu quả. Nếu còn băn khoăn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy liên hệ với các chuyên gia y tế, dinh dưỡng để được thăm khám, đánh giá và tư vấn cụ thể.  

Với những người có cơ địa khó giảm cân tích tụ nhiều mỡ thì có thể lựa chọn phương pháp giảm cân đa trị liệu giúp giảm mỡ thừa theo cấp độ tế bào. Khác với phương pháp giảm cân truyền thống, phương pháp này thực hiện truyền các loại vitamin và khoáng chất vào bên trong cơ thể có tác dụng thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ của cơ thể theo cơ chế tự nhiên, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Đồng thời hỗ trợ toàn diện cho việc cân bằng dinh dưỡng và giảm mỡ không đồng đều cho người dùng.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Mỡ nội tạng vì sao đáng sợ?

Mỡ nội tạng vì sao đáng sợ?

Mỡ trắng trong cơ thể là gì và vai trò/ tác hại của nó?

Mỡ trắng trong cơ thể là gì và vai trò/ tác hại của nó?

Lượng mỡ trong cơ thể nữ giới mức nào là hợp lý?

Lượng mỡ trong cơ thể nữ giới mức nào là hợp lý?

Vì sao chỉ số mỡ nội tạng cao?

Vì sao chỉ số mỡ nội tạng cao?

Các thực phẩm giảm mỡ nội tạng

Các thực phẩm giảm mỡ nội tạng

102

Bài viết hữu ích?