Tuy cơ thể chúng ta luôn có một lượng mỡ nhất định và cần thiết để lưu trữ năng lượng, giữ nhiệt, hấp thụ những chấn động và thực hiện các chức năng khác, nhưng thừa cân béo phì là một căn bệnh mãn tính với tình trạng dư thừa quá mức lượng mỡ trong cơ thể. Thừa cân béo phì được Tổ chức Y tế thế giới - WHO định nghĩa là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng của cơ thể hay trên toàn thân. Tình trạng này gây ra nhiều nguy hại tới sức khỏe người bệnh, do trọng lượng cơ thể của họ thường cao hơn so với trọng lượng chuẩn của một người khỏe mạnh.
Phân loại thừa cân béo phì dựa trên chỉ số khối cơ thể BMI tính trên chiều cao và trọng lượng của cơ thể theo công thức: Trọng lượng cơ thể (kg) chia cho bình phương chiều cao (mét). Chỉ số BMI mô tả mối liên quan giữa trọng lượng cơ thể đối với chiều cao, có liên quan chặt chẽ đến tổng số lượng mỡ phân bố trong cơ thể người trưởng thành.
Theo đó, WHO phân loại như sau: Ngoại trừ người có thai, nếu một người có chỉ số BMI trong khoảng 25 – 29,9 được xem là thừa cân, chỉ số BMI ≥ 30 được xem là béo phì. Dấu hiệu nhận biết người thừa cân béo phì là tình trạng gia tăng trọng lượng cơ thể và khối lượng mỡ tích tụ tại một số vị trí đặc biệt của cơ thể như: bụng, đùi, eo hoặc ngực.
Trong xã hội hiện đại, tỷ lệ người bị thừa cân, béo phì đang có xu hướng gia tăng nhanh và mạnh do lối sống tĩnh tại, lười thể dục thể thao và ăn uống không kiểm soát.
Thực tế, béo phì và bệnh tim mạch có liên quan mật thiết đến nhau. Béo phì chính là một trong các yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tim mạch và hàng loạt các bệnh lý mãn tính khác (như đái tháo đường, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, sỏi thận, bệnh lý xương khớp, thậm chí là căn bệnh ung thư).
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do béo phì, đặc biệt là các bệnh mạch vành tăng gấp 4 lần so với người không béo phì (người có cân nặng bình thường). Đồng thời, tình trạng béo phì còn làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 6 lần, nguy cơ tăng huyết áp lên 12 lần, nguy cơ mắc đái tháo đường tăng lên 6 lần so với những người có chỉ số BMI đạt ở mức cân đối.
Có 2 dạng béo phì:
Trong đó, nguy cơ mắc bệnh tim mạch do béo phì chủ yếu thường gặp ở những người béo phì ở bụng. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh tim mạch do béo phì, tốt nhất chúng ta không nên để kích thước vòng bụng vượt quá 90% so với kích thước của vòng mông. Đối với phụ nữ, tỉ lệ vòng bụng so với vòng mông nên duy trì con số dưới 80%.
Nghiên cứu đến từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam trên nhóm đối tượng có độ tuổi từ 25 – 64 tuổi đã ghi nhận rằng, tỉ lệ người thừa cân béo phì càng tăng sẽ kéo theo tỉ lệ mắc bệnh về cao huyết áp cũng tăng. Cụ thể là nguy cơ bệnh béo phì kéo theo tình trạng tăng huyết áp cao gấp 12 lần so với người bình thường. Điều này được giải thích là do:
Tầm soát tim mạch giúp nhận diện các yếu tố nguy cơ (rối loạn nhịp tim, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp…), đồng thời phát hiện sớm bệnh mạch vành, bệnh lý van tim, cơ tim và bệnh tim bẩm sinh tồn lưu… Đặc biệt là bệnh nhân thừa cân béo phì, tầm soát tim mạch sẽ giúp chủ động phát hiện, kiểm soát và có hướng điều trị kịp thời các bệnh lý ở cơ quan này.
Các kỹ thuật tầm soát tim mạch gồm: Xét nghiệm các thông số trong máu, đo điện tâm đồ ECG, chụp X-quang tim phổi, siêu âm tim… Trong đó siêu âm tim là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp kiểm tra cấu trúc và hoạt động của tim. Siêu âm tim có thể giúp bác sĩ tìm ra nhiều điểm bất thường trong cơ tim, van tim, nhịp đập và kích cỡ tim to bất thường.
Có thể thấy thừa cân béo phì không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là căn nguyên gây ra nhiều căn bệnh. Do đó việc kiểm soát cân nặng, thăm khám sớm và tầm soát các bệnh lý có liên quan là việc làm cần thiết, vì những biến chứng mà bệnh béo phì gây ra cho sức khỏe hệ tim mạch là không hề nhỏ.
Bệnh nhân thừa cân béo phì nên thường xuyên theo dõi các chỉ số trong cơ thể để có biện pháp phòng ngừa cũng như phát hiện và điều trị sớm nếu mắc bệnh.
414
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
414
Bài viết hữu ích?