Zalo

Khi nào cần chụp CT tiêm thuốc cản quang?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chụp CT tiêm thuốc cản quang là kỹ thuật chụp CT kết hợp với việc tiêm một loại thuốc có tính chất cản quang, chúng giúp những tổ chức bắt thuốc sáng lên giúp bác sĩ chẩn đoán rõ ràng hơn. Vậy khi nào cần chụp CT tiêm thuốc cản quang?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Vũ Thế Khương - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

1. Vì sao chụp CT cần tiêm thuốc cản quang?

Thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch là chất lỏng không màu gốc i-ốt. Thuốc cản quang được đưa vào cơ thể bạn thông qua một ống nhựa nhỏ được gọi là ống thông tĩnh mạch, chúng được y tá hoặc bác sĩ chụp X quang có kinh nghiệm thực hiện đặt vào tĩnh mạch trên cánh tay của bạn. Lượng thuốc cản quang IV được yêu cầu khác nhau, thường trong khoảng hoặc 30–120ml tùy thuộc vào kích thước cơ thể của bạn và loại chụp CT được yêu cầu. 

Lợi ích của việc chụp CT tiêm thuốc cản quang là rất lớn. Việc sử dụng thuốc cản quang IV giúp cải thiện đáng kể độ chính xác của việc kiểm tra và hỗ trợ loại trừ nhiều tình trạng đe dọa tính mạng, chẳng hạn như ung thư. Độ tương phản của thuốc cản quang chủ yếu được sử dụng để làm nổi bật sự khác biệt giữa các mô mềm trông giống nhau.

chụp CT tiêm thuốc cản quang
Lợi ích của việc chụp CT tiêm thuốc cản quang là rất lớn

2. Chụp CT tiêm thuốc cản quang có an toàn không?

Đối với tất cả các thủ tục y tế đều có những rủi ro liên quan đến việc sử dụng bất kỳ chất nào, kể cả thuốc cản quang, tuy nhiên lợi ích của nó vượt trội hơn nguy cơ do tác dụng phụ. Việc quyết định sử dụng thuốc cản quang hay không sẽ được bác sĩ đưa ra một cách cẩn thận, dựa trên các dấu hiệu, triệu chứng, tiền sử bệnh trước đây của bạn và chẩn đoán nghi ngờ là gì.

Thông thường, bệnh nhân có cảm giác nóng thoáng qua khắp cơ thể, có vị kim loại ở sau cổ họng và/hoặc cảm giác tự làm ướt mình  mặc dù điều này không thực sự xảy ra. Cảm giác nóng đôi khi có thể được mô tả như một cảm giác khá dữ dội. Tất cả các triệu chứng này sẽ biến mất rất nhanh tại thời điểm thực hiện quy trình chụp CT có tiêm thuốc cản quang và không cần điều trị.

Tác dụng phụ phổ biến nhất xảy ra trong 1% trường hợp. Các triệu chứng bao gồm nhức đầu, hắt hơi, buồn nôn, nôn, phát ban và sưng tấy, chúng thường nhanh chóng thuyên giảm. Đôi khi các loại thuốc có thể được yêu cầu để giúp giảm bớt các triệu chứng nếu chúng kéo dài.

Ít phổ biến hơn, trong khoảng 0,01% (hoặc 1 trên 10.000) trường hợp có thể xảy ra phản ứng tương phản nghiêm trọng (dạng phản vệ). Điều này bao gồm nhịp tim nhanh hoặc chậm, huyết áp thấp, cơn hen suyễn (co thắt phế quản) và suy/sốc tuần hoàn hoàn toàn. Những phản ứng như vậy cần được điều trị y tế khẩn cấp và chuyển ngay đến cơ sở thích hợp, chẳng hạn như khoa cấp cứu hoặc phòng chăm sóc đặc biệt.

Điều trị bao gồm sử dụng adrenalin, cortisone và tiêm nhanh chất lỏng IV. Nguy cơ phản ứng dị ứng nghiêm trọng tăng lên ở bệnh nhân hen suyễn (0,05% hoặc 1 trên 2.000). Bất chấp những nỗ lực y tế tốt nhất, một người có thể chết vì phản ứng phản vệ tuy nhiên điều này rất hiếm, xảy ra với tỷ lệ 0,0001% – 0,00001% (1 trên 100.000 - 1 trên 1.000.000) trường hợp. 

chụp CT tiêm thuốc cản quang
Chụp CT tiêm thuốc cản quang có thể gây ra một số tác dụng phụ 

Thật không may, không có cách nào để dự đoán ai sẽ bị dị ứng với thuốc cản quang cho đến khi thuốc được đưa vào trong quy trình chụp CT có tiêm thuốc cản quang. Một bệnh nhân bị dị ứng thường sẽ xuất hiện các triệu chứng trong vòng 10 phút, thường là trong vòng một hoặc hai phút đầu tiên. Thật yên tâm khi biết rằng hơn 10.000.000 mũi tiêm cản quang được tiêm ở Hoa Kỳ mỗi năm.

Ngoài những người đã từng bị phản ứng tương phản, những bệnh nhân có nguy cơ cao bị phản ứng dị ứng do chất tương phản IV bao gồm các nhóm sau:

  • Tiền sử bệnh tiểu đường;
  • Tiền sử hen suyễn;
  • Tiền sử suy thận;
  • Tiền sử dị ứng.

3. Khi nào cần chụp CT tiêm thuốc cản quang?

Khi mắc một số tình trạng sức khỏe nghi ngờ các bệnh lý sau, bạn nên thực hiện chụp CT có tiêm thuốc cản quang:

  • Thần kinh: U não, nghi ngờ bị phình tắc động mạch não…
  • Hàm - mặt - cổ: Khối u hoặc khối áp xe tại khu vực này
  • Phổi: U phổi, áp xe phổi.
  • Tim: Bệnh mạch vành.
  • Xương: U xương…
  • Ổ bụng: U hoặc áp xe gan, túi, tuyến tụy, lách, thận, đại tràng, bàng quang…

4. Quy trình chụp CT có tiêm thuốc cản quang

4.1. Trước khi chụp CT có tiêm thuốc cản quang

  • Bệnh nhân tháo bỏ vật liệu kim loại ra khỏi nơi được thăm khám.
  • Bác sỹ, kỹ thuật viên giải thích về tác dụng và tác dụng không mong muốn của kỹ thuật chụp CT có tiêm thuốc cản quang.
  • Bệnh nhân ký bản cam kết tiêm thuốc cản quang.
  • Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm chức năng gan, thận bình thường.
  • Kỹ thuật viên kiểm tra huyết áp.
  • Trong trường hợp chụp mạch vành, bệnh nhân sẽ kỹ thuật viên kiểm tra nhịp tim và hướng dẫn tập thở.

4.2. Trong khi chụp CT có tiêm thuốc cản quang

  • Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp CT có tiêm thuốc cản quang theo hướng dẫn.
  • Khi chụp bệnh nhân nằm yên và nghe theo hiệu lệnh.
  • Lưu ý khi tiêm thuốc bệnh nhân sẽ có cảm giác nóng dọc từ mặt, cổ, ngực cho đến hậu môn.

4.3. Sau khi chụp CT có tiêm thuốc cản quang

  • Bệnh nhân giữ đường truyền tĩnh mạch và nằm theo dõi 30 phút. Nếu không có bất thường thì kỹ thuật viên sẽ tháo kim ra.
  • Bệnh nhân cần uống nhiều nước để thuốc cản quang nhanh chóng đào thải ra khỏi cơ thể.

4.4. Thời gian trả kết quả chụp CT có tiêm thuốc cản quang

  • Kết quả sẽ được trả cho bệnh nhân trong từ 30-45 phút.
  • Sau khi nhận kết quả có thắc mắc gì có thể gặp trực tiếp để bác sĩ đọc kết quả

Tóm lại chụp CT (cắt lớp vi tính) tiêm thuốc cản quang là một trong kỹ thuật giúp phát hiện được nhiều bệnh lý khác nhau của cơ thể. Ngay từ bây giờ, nếu bạn đang có nhu cầu chụp CT tầm soát sức khỏe của bản thân hoặc chẩn đoán bệnh lý thì có thể tới địa chỉ y tế uy tín để được nhân viên y tế hướng dẫn và đặt lịch. Sau khi có kết quả chụp CT, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn tình trạng sức hiện tại của bạn và đưa ra phương hướng xử lý phù hợp. 

Nguồn: melbourneradiology.com.au, pubmed.ncbi.nlm.nih.gov.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo Xem thêm bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo
xem thêm
Chụp MRI và CT cái nào tốt hơn?

Chụp MRI và CT cái nào tốt hơn?

Khoảng cách giữa 2 lần chụp MRI nên là bao lâu?

Khoảng cách giữa 2 lần chụp MRI nên là bao lâu?

Chỉ định và mục đích chụp CT ổ bụng

Chỉ định và mục đích chụp CT ổ bụng

Chụp CT Scan để chẩn đoán bệnh tim

Chụp CT Scan để chẩn đoán bệnh tim

Chỉ định chụp MRI mạch máu não

Chỉ định chụp MRI mạch máu não

66

Bài viết hữu ích?