Zalo

Điều gì làm tăng Cholesterol xấu LDL?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Lối sống không lành mạnh được đánh giá là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cholesterol xấu LDL tăng cao hoặc làm cholesterol HDL “tốt” thấp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố khác làm cholesterol xấu tăng cao khác mà rất ít người biết đến. Vậy nguyên nhân nào làm tăng Cholesterol xấu LDL?

1. Cholesterol LDL là gì?

Cholesterol LDL là một lipoprotein - một chất giống như chất béo mang cholesterol đến các tế bào. Mức cholesterol LDL tối ưu là dưới 100 miligam mỗi decilit (mg/dL). Nếu mức LDL trên 160 mg/dL được coi là cao và mức LDL từ 190 mg/dL trở lên là rất cao. Khi bạn có quá nhiều cholesterol LDL trong máu, nó có thể tích tụ và làm tắc nghẽn động mạch. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh động mạch vành (CAD), đau tim, bệnh động mạch ngoại biên và đột quỵ.

Cholesterol LDL cao không có dấu hiệu hoặc triệu chứng cảnh báo. Dấu hiệu đầu tiên có thể là cục máu đông, đau tim hoặc đột quỵ. Đó là lý do tại sao điều quan trọng mà bạn cần thực hiện là phải thường xuyên kiểm tra mức cholesterol của mình.

Mức LDL cholesterol càng cao thì việc thực hiện các bước để hạ thấp nó càng quan trọng. Những người được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch nên nhắm đến mức LDL dưới 70 mg/dL. Để có thể thực hiện giảm cholesterol LDL hiệu quả, trước tiên bạn cần phải biết nguyên nhân tăng cholesterol xấu trong máu là gì?

2. Điều gì làm tăng Cholesterol xấu LDL?

Một số yếu tố có thể làm cholesterol xấu tăng cao. Cholesterol LDL cao có thể là do chế độ ăn uống, di truyền, thiếu tập thể dục hoặc tác dụng phụ của thuốc. Cụ thể như sau:

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Khi bạn có một chế độ ăn uống thiếu khoa học có thể có tác động lớn đến mức LDL của bạn. Đặc biệt, hai loại chất béo - chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa - có thể gây cholesterol xấu LDL tăng cao. Đây là những loại chất béo rắn ở nhiệt độ phòng.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chất béo bão hòa chỉ nên chiếm khoảng 5% lượng calo hàng ngày của bạn. Thực phẩm giàu chất béo bão hòa cần hạn chế tiêu thụ có thể kể đến như: 

  • Thịt xông khói
  • Đồ nướng
  • Thịt bò và mỡ bò
  • Phô mai
  • Thịt gà còn da
  • Kem
  • Thịt nguội, bao gồm thịt bò nướng và gà tây
  • Sữa nguyên kem
  • Mỡ heo
  • Dầu cọ
  • Thịt lợn
  • Thịt đã qua chế biến, như thịt bò khô, xúc xích, lạp xưởng.
  • Thịt đỏ

Chất béo chuyển hóa - một loại chất béo trong sản xuất, là chất béo không bão hòa đa đã được biến đổi từ dạng dầu lỏng thành chất béo rắn thông qua một quá trình hóa học gọi là hydro hóa. Bạn có thể tìm thấy chất béo chuyển hóa trong các loại thực phẩm sau:

  • Bánh ngọt, bánh nướng và bánh quy nướng thương mại
  • Đồ ăn nhanh
  • Bơ thực vật
cholesterol xấu
Cần hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa trong chế độ ăn hàng ngày

Béo phì hoặc thừa cân

Một yếu tố rủi ro chính khác đối với LDL cao là bạn đang thừa cân hoặc béo phì. Tình trạng này làm hạn chế khả năng loại bỏ loại cholesterol này khỏi máu của cơ thể bạn và thậm chí còn liên quan trực tiếp đến việc làm tăng mức độ của cholesterol LDL. Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá cân nặng là chỉ số khối cơ thể (BMI). Nó sử dụng cân nặng và chiều cao để tính toán. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả khi giảm nhẹ cân nặng - ví dụ, 5% đến 10% so với con số ban đầu - cũng làm giảm LDL và giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch khác.

Thiếu tập thể dục

Ít hoạt động thể chất cũng có thể làm cholesterol xấu tăng cao. Khi có sự cải thiện hơn trong chế độ tập luyện dù là ít vẫn mang lại hiệu quả giảm lượng cholesterol LDL. Bạn nên tập tối thiểu 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/ tuần. Bạn có thể tham khảo các hoạt động thể chất sau và lựa chọn cho bản thân hoạt động phù hợp với sức khỏe để có thể thực hiện được:

  • Đi xe đạp
  • Đi bộ nhanh
  • Chạy bộ
  • Bơi lội

Thuốc lá và rượu

Trong số nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thì phải kể đến việc hút thuốc lá và sử dụng rượu, bia. Các rủi ro về sức khỏe do điều này gây ra đó là:

  • Xơ vữa động mạch
  • Cholesterol xấu LDL tăng cao
  • Mức HDL thấp hơn

Từ bỏ thói quen này, hoặc không bắt đầu sẽ giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.

Hút thuốc thụ động - hít phải khói thuốc lá của người khác - có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe tương tự. Nếu bạn là người hút thuốc, hãy hút thuốc bên ngoài và tránh xa những người không hút thuốc. Nếu bạn không phải là người hút thuốc, hãy cố gắng tránh hút thuốc thụ động. 

Ngoài ra, hãy hạn chế uống rượu hoặc ngừng hoàn toàn có thể giúp bạn quản lý mức độ cholesterol xấu của mình.

Tuổi và giới tính

Mức cholesterol LDL trong máu có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi tuổi tác và giới tính của bạn. Khi mọi người già đi, mức cholesterol xấu tăng cao lên. Trong độ tuổi từ 20 đến 59, những người được chỉ định là nam khi sinh (AMAB) có xu hướng có mức LDL cao hơn những người được chỉ định là nữ khi sinh (AFAB). Ngược lại, những người AFAB và trên 60 tuổi thường có giá trị LDL cao hơn những người AMAB.

Thời kỳ mãn kinh cũng có thể làm tăng nguy cơ cholesterol LDL cao. Bạn nên chủ động theo dõi LDL thường xuyên hơn khi bạn đang ở thời kỳ mãn kinh.

Di truyền học

Cũng như nhiều tình trạng sức khỏe, tiền sử gia đình có cholesterol cao sẽ làm tăng nguy cơ bạn có mức cholesterol xấu tăng cao. 

Cứ 500 người thì có một người mắc bệnh di truyền gọi là tăng cholesterol máu gia đình (FH) dẫn đến mức cholesterol xấu LDL tăng cao. Tình trạng này đặc biệt đáng lo ngại, vì nó thường không được phát hiện và có liên quan đến các cơn đau tim, đột quỵ và tử vong sớm. Ở FH, một gen cần thiết để loại bỏ cholesterol LDL khỏi máu. Đó là do protein thụ thể bị lỗi. Nếu bạn chỉ nhận được gen này từ bố hoặc mẹ (FH không đồng nhất) thì khoảng một nửa số protein này không hoạt động. Nếu bạn nhận được từ mỗi cha hoặc mẹ, nó được gọi là đồng nhất và bệnh sẽ nghiêm trọng hơn, vì không có protein nào hoạt động.

Nếu bất kỳ thành viên nào trong gia đình bạn bị cholesterol cao khó điều trị hoặc bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tim thì bạn nên sàng lọc di truyền FH.

Thuốc

Một số loại thuốc sử dụng theo toa cũng có thể gây ra mức cholesterol xấu LDL tăng cao. Bạn cần cân nhắc những rủi ro và lợi ích của những loại thuốc này trong khi sử dụng:

Các nhóm thuốc sau đây có thể làm tăng mức LDL:

  • Thuốc điều trị bệnh tim và huyết áp: Thuốc điều trị bệnh tim và huyết áp cao có thể làm tăng mức cholesterol xấu. Các loại thuốc làm điều này bao gồm: Thuốc lợi tiểu quai: Bumex (bumetanide), Edecrin (axit ethacrynic), Thuốc lợi tiểu thiazide: Zaroxolyn (metalozone), Lozol (indapamide), Thuốc ức chế đồng vận chuyển natri-glucose 2 (SGLT2) : Invokana (canagliflozin), Farxiga (dapagliflozin)
  • Steroid: Những loại thuốc chống viêm mạnh mẽ này có thể làm tăng cholesterol xấu của bạn. Các loại thuốc trong danh mục này bao gồm: Danocrin (danazol), Steroid đồng hóa (testosterone tổng hợp), Một số corticosteroid như Prednisone Intensol (prednisone) và Orapred (prednisolone)
  • Thuốc kháng virus: Thuốc kháng vi-rút HIV/AIDS và viêm gan C cũng có thể là làm tăng cholesterol LDL. Chúng bao gồm các chất ức chế protease như: Viracept (nelfinavir), Incivek (telaprevir), Ledipasvir, Fuzeon (enfuvirtide), thuốc ức chế miễn dịch
  • Một số loại thuốc ức chế miễn dịch: được sử dụng để ngăn chặn sự đào thải sau khi cấy ghép nội tạng, có thể làm tăng mức LDL. Điều đó đặc biệt đúng với: Cyclosporin, tacrolimus, thuốc hệ thần kinh, …
  • Một số loại thuốc tác động lên não và hệ thần kinh trung ương (CNS) có thể ảnh hưởng trực tiếp đến LDL. Chúng bao gồm thuốc chống co giật cho bệnh động kinh và các tình trạng khác, bao gồm: Depakote (axit valproic), Topamax (topiramate).
cholesterol xấu
Các loại thuốc cũng có thể làm tăng mức cholesterol xấu cần cân nhắc trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào

Các tình trạng sức khỏe khác làm cho cholesterol LDL cao

Cholesterol cao cũng có thể do các tình trạng liên quan đến sức khỏe mà bạn đang mắc phải, có thể kể đến như: 

  • Bệnh tiểu đường loại 2: Việc sản xuất insulin không đủ sẽ hạn chế khả năng xử lý LDL của cơ thể bạn.
  • Bệnh gan: Gan có tác dụng giúp loại bỏ cholesterol ra khỏi cơ thể, vì vậy khi gan bị suy, mức cholesterol LDL có thể tăng lên.
  • Bệnh thận: Thận cũng đóng vai trò là trung tâm trong việc làm sạch dòng máu trong cơ thể của bạn, vì vậy các vấn đề như bệnh thận mãn tính có thể làm tăng mức cholesterol.
  • Mang thai: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai thường khiến nồng độ cholesterol tăng cao, làm tăng nguy cơ tiền sản giật và sản giật, hai biến chứng nguy hiểm.
  • Suy giáp: Hoạt động tuyến giáp thấp cũng cản trở mức LDL.

Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng lượng cholesterol LDL trong máu và gây hại cho sức khỏe. Để làm giảm lượng cholesterol LDL thì trước hết bạn cần loại trừ những nguyên nhân gây ra bệnh lý này. 

Giảm cân cũng là một trong những kế hoạch để làm giảm lượng cholesterol LDL trong cơ thể. Đây cũng là cách phòng ngừa các biến chứng và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp giảm cân an toàn thì có thể lựa chọn liệu pháp tiêu hao năng lượng. Đây là 1 phương pháp giảm cân đa trị liệu được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này thực hiện và giám sát.

Phương pháp này bao gồm việc cung cấp cho cơ thể các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, kích thích quá trình chuyển hóa mỡ tự nhiên theo cách an toàn cho sức khỏe. Sau mỗi phiên truyền, bạn sẽ thấy sự cải thiện trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa cơ thể. Bạn sẽ có đủ năng lượng để tham gia các hoạt động mà không tích tụ mỡ thừa, mỡ dưới da hay mỡ nội tạng. Đây là một phương pháp giảm cân an toàn, tuân thủ các tiêu chuẩn y tế, giúp bạn nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn, đẹp và tràn đầy năng lượng.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Hoàng Trần An Phương xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Giảm cân cho người béo phì vì sao lại khó?

Giảm cân cho người béo phì vì sao lại khó?

Vì sao cần đánh giá sức khỏe tim mạch ở người thừa cân?

Vì sao cần đánh giá sức khỏe tim mạch ở người thừa cân?

Người béo có nguy cơ bị thiếu máu cơ tim không?

Người béo có nguy cơ bị thiếu máu cơ tim không?

Người béo ăn trứng được không?

Người béo ăn trứng được không?

Bị béo quá thì phải làm sao?

Bị béo quá thì phải làm sao?

24

Bài viết hữu ích?