Zalo

Các nguyên nhân gây béo phì phổ biến nhất

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì là một vấn đề phức tạp với nhiều nguyên nhân. Nó xảy ra khi lượng calo dư thừa được lưu trữ trong cơ thể dưới dạng chất béo. Nếu bạn tiêu thụ một lượng lớn năng lượng, đặc biệt có trong thực phẩm giàu chất béo và đường, đồng thời không sử dụng toàn bộ năng lượng thông qua hoạt động thể chất, phần lớn năng lượng dư thừa sẽ được tích trữ trong cơ thể dưới dạng mỡ. Vậy cụ thể hơn các nguyên nhân gây béo phì phổ biến nhất là gì?

1. Các nguyên nhân gây béo phì phổ biến nhất

1.1. Calo dư thừa là nguyên nhân gây béo phì

Giá trị năng lượng của thực phẩm được đo bằng đơn vị gọi là calo. Một người đàn ông hoạt động thể chất trung bình cần khoảng 2.500 calo mỗi ngày để duy trì cân nặng khỏe mạnh và một phụ nữ hoạt động thể chất trung bình cần khoảng 2.000 calo mỗi ngày.

Lượng calo này nghe có vẻ cao nhưng bạn có thể dễ dàng tiếp cận được nếu ăn một số loại thực phẩm nhất định. Ví dụ: ăn một chiếc bánh hamburger cỡ lớn, khoai tây chiên và sữa lắc có thể tổng cộng 1.500 calo trong “chỉ” 1 bữa ăn. 

Ngoài ra, nhiều người không đáp ứng được mức độ hoạt động thể chất được khuyến nghị cho người lớn, do đó lượng calo dư thừa cuối cùng sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo trong cơ thể. Do đó calo dư thừa chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến béo phì.

1.2. Chế độ ăn

Các yếu tố về chế độ ăn uống và lối sống cùng là một nguyên nhân bệnh béo phì và thừa cân. Một trong những vấn đề phổ biến nhất là:

  • Ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh – đây là thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường
  • Uống quá nhiều rượu – rượu chứa rất nhiều calo
  • Ăn thức ăn ở ngoài nhiều  – thức ăn nấu ở nhà hàng có thể chứa nhiều chất béo và đường hơn so với thức ăn tự nấu trong gia đình
  • Ăn khẩu phần lớn hơn bạn cần
  • Uống quá nhiều đồ uống có đường – bao gồm nước ngọt và nước ép trái cây
  • Ăn uống thoải mái – một số người có thể thoải mái ăn uống do có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến cuộc sống của họ như lòng tâm trạng xuống thấp
  • Những thay đổi trong xã hội cũng khiến việc có một chế độ ăn uống lành mạnh trở nên khó khăn hơn: ví dụ thực phẩm nhiều calo ngày càng rẻ hơn, tiện lợi hơn và được quảng cáo, khuyến mãi rầm rộ.

1.3. Hoạt động thể chất

Thiếu hoạt động thể chất là nguyên nhân của béo phì quan trọng. Nhiều người có công việc đòi hỏi phải ngồi ở bàn làm việc hầu hết thời gian trong ngày hoặc dựa vào ô tô (nghề tài xế)  thay vì đi bộ hoặc đi xe đạp. Để thư giãn, nhiều người có xu hướng xem TV, lướt internet hoặc chơi game trên máy tính và hiếm khi tập thể dục thường xuyên.

Nếu bạn không hoạt động đủ, bạn sẽ không sử dụng năng lượng được cung cấp từ thực phẩm bạn ăn và năng lượng dư thừa bạn tiêu thụ sẽ được cơ thể lưu trữ dưới dạng chất béo và là nguyên nhân gây ra béo phì.

Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội khuyến nghị người lớn nên thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động aerobic cường độ vừa phải, chẳng hạn như đạp xe hoặc đi bộ nhanh mỗi tuần. Điều này không cần phải được thực hiện tất cả trong một phiên duy nhất mà có thể được chia thành các khoảng thời gian nhỏ hơn. Ví dụ: bạn có thể tập thể dục 30 phút mỗi ngày trong 5 ngày một tuần.

Nếu bạn đang sống chung với bệnh béo phì và đang cố gắng giảm cân, bạn có thể cần phải tập thể dục nhiều hơn mức này. Nên bắt đầu từ từ và tăng dần số lượng bài tập bạn thực hiện mỗi tuần.

Calo dư thừa chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến béo phì (Nguồn: Internet)
Calo dư thừa chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến béo phì (Nguồn: Internet)

1.4. Nguyên nhân gây thừa cân béo phì do di truyền học

Có một số gen liên quan đến béo phì và thừa cân. Ở một số người, gen có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể họ biến đổi thức ăn thành năng lượng và tích trữ chất béo. Gen cũng có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn lối sống của con người. Ngoài ra còn có một số tình trạng di truyền hiếm gặp có thể là một trong các nguyên nhân gây béo phì, chẳng hạn như hội chứng Prader-Willi.

Một số đặc điểm di truyền nhất định được thừa hưởng từ cha mẹ bạn như thèm ăn nhiều có thể khiến việc giảm cân trở nên khó khăn hơn, tuy nhiên điều này không có nghĩa là không thể thực hiện được. Trong nhiều trường hợp, béo phì liên quan nhiều hơn đến các yếu tố môi trường như không dễ dàng tiếp cận được thực phẩm lành mạnh hoặc thói quen ăn uống không lành mạnh đã học được từ thời thơ ấu.

1.5. Lý do y tế

Trong một số trường hợp, các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn có thể góp phần làm tăng cân và là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì, bao gồm:

  • Tuyến  giáp hoạt động kém (suy giáp) – tuyến giáp của bạn không sản xuất đủ hormone
  • Hội chứng Cushing – một chứng rối loạn hiếm gặp gây ra việc sản xuất quá nhiều hormone steroid

Tuy nhiên, nếu những tình trạng như thế này được chẩn đoán và điều trị đúng cách, chúng sẽ ít gây ra rào cản cho việc giảm cân.

Một số loại thuốc như thuốc steroid, thuốc điều trị bệnh động kinh và tiểu đường, một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tâm thần bao gồm thuốc chống trầm cảm và thuốc điều trị tâm thần phân liệt cũng có thể là nguyên nhân thừa cân béo phì. Tăng cân đôi khi có thể là tác dụng phụ của việc ngừng hút thuốc.

1.6. Căng thẳng, yếu tố cảm xúc và giấc ngủ kém

Một số người ăn nhiều hơn bình thường khi họ buồn chán, tức giận, khó chịu hoặc căng thẳng. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng mọi người càng ngủ ít thì càng có nhiều khả năng bị thừa cân hoặc béo phì. Điều này một phần là do hormone được giải phóng trong khi ngủ giúp kiểm soát sự thèm ăn và việc sử dụng năng lượng của cơ thể. 

2. Các nguyên nhân gây béo phì có thể phòng ngừa? 

Ngăn ngừa béo phì liên quan đến việc lựa chọn lối sống lành mạnh mỗi ngày. Để ngăn ngừa béo phì, bạn cần duy trì hoạt động thể dục thể thao, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc. Ngăn ngừa béo phì cũng liên quan đến việc nói không với một số sở thích nhất định như nước ngọt hoặc lái xe quãng đường ngắn trong bạn có thể lựa chọn đi bộ.

Mặc dù việc phòng ngừa béo phì nên bắt đầu từ thời thơ ấu nhưng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu với những lựa chọn lành mạnh hơn. Nó bao gồm các chiến lược ăn kiêng, tập thể dục và lối sống để làm giảm nguy cơ béo phì của bạn.

Béo phì thường bắt đầu từ thời thơ ấu, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nếu một người mắc bệnh béo phì lúc 5 tuổi thì họ có nhiều khả năng mắc bệnh béo phì khi trưởng thành. Ngược lại, nếu một đứa trẻ không bị béo phì lúc 5 tuổi thì nguy cơ béo phì trong đời của chúng sẽ thấp hơn đáng kể. Tóm lại, béo phì là kết quả của sự kết hợp của các yếu tố di truyền, môi trường và lối sống. Mặc dù các gia đình không thể thay đổi gen nhưng họ có thể làm gương cho trẻ về lối sống lành mạnh để bắt đầu ngăn ngừa béo phì từ khi còn nhỏ.

Ngăn ngừa béo phì liên quan đến việc lựa chọn lối sống lành mạnh mỗi ngày (Nguồn: Internet)
Ngăn ngừa béo phì liên quan đến việc lựa chọn lối sống lành mạnh mỗi ngày (Nguồn: Internet)

3. Cách nào phòng ngừa?

3.1. Để ngăn ngừa béo phì ở trẻ, gia đình có thể làm gì?

  • Thúc đẩy việc ăn uống lành mạnh: Các gia đình có thể thử đổi đồ ăn nhẹ đã qua chế biến như khoai tây chiên bằng những món ăn nhẹ lành mạnh hơn và nói không với nước ngọt.
  • Cùng nhau vận động: Cha mẹ và con cái đều có thể được hưởng lợi từ việc cùng nhau tham gia các hoạt động thể chất. Tạo thói quen hoạt động thể chất giữa các thành viên trong gia đình như chơi ném đĩa hoặc đạp xe cùng nhau sau giờ học. Trẻ em từ 6 - 17 tuổi nên hoạt động thể chất 60 phút mỗi ngày.
  • Đảm bảo giấc ngủ đều đặn: Trẻ không ngủ đủ giấc có nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường tuýp 2 và các tình trạng sức khỏe khác cao hơn. Thời lượng giấc ngủ không bị gián đoạn thuộc vào nhóm tuổi của của trẻ, nhưng điều quan trọng cha mẹ cần lưu ý là giờ đi ngủ đều đặn, nên thực hiện đúng giờ ngay cả vào cuối tuần.
  • Giảm thiểu thời gian sử dụng thiết bị điện tử: Quá nhiều thời gian sử dụng thiết bị khi còn nhỏ sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, ngủ kém, ăn uống không lành mạnh... Bất cứ khi nào có thể hãy thay thế thời gian sử dụng thiết bị bằng thời gian dành cho gia đình hoặc hoạt động thể chất. Tối thiểu, nên tắt màn hình ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.
  • Nếu bạn lo lắng về cân nặng của con mình, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các chuyên gia y tế có thể giúp bạn xác định các yếu tố lối sống góp phần làm tăng cân của con bạn. Họ cũng có thể đánh giá bất kỳ rủi ro sức khỏe nào mà con bạn có thể gặp phải dựa trên cân nặng hoặc tiền sử gia đình bạn.

3.2. Chế độ ăn uống để ngăn ngừa béo phì

Béo phì có thể được ngăn ngừa bằng cách tuân theo các nguyên tắc cơ bản của việc ăn uống lành mạnh. Dưới đây là những thay đổi đơn giản bạn có thể thực hiện đối với thói quen ăn uống của mình để giúp bạn giảm cân và ngăn ngừa béo phì:

  • Ăn nhiều trái cây và rau củ: Ăn một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả làm giảm nguy cơ béo phì. Trái cây và rau quả chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi, nhiều chất xơ, giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn với ít calo hơn, đảm bảo hệ tiêu hóa của bạn luôn được điều hòa. 
  • Loại bỏ các nguồn protein chứa nhiều chất béo bão hòa: như thịt đỏ và sữa. Nếu bạn chọn cắt bỏ hoàn toàn thịt, hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để đảm bảo bạn không có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng. 
  • Tránh thực phẩm chế biến: Thực phẩm chế biến sẵn như bánh mì trắng và đồ ăn nhẹ đóng hộp là nguồn cung cấp calo rỗng phổ biến và có xu hướng tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây.
  • Hạn chế đường và chất ngọt nhân tạo: luôn giữ lượng đường nạp vào ở mức thấp. Theo hướng dẫn chế độ ăn uống hiện hành, hầu hết phụ nữ trưởng thành không nên tiêu thụ quá 24 gam đường mỗi ngày, trong khi hầu hết đàn ông trưởng thành không nên tiêu thụ quá 36 gam đường mỗi ngày. 
  • Giảm chất béo bão hòa: ăn thực phẩm giàu chất béo bão hòa góp phần gây béo phì. Thay vào đó hãy tập trung vào các nguồn chất béo lành mạnh (chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa) như: Bơ, dầu ô liu và dầu hạt cải, hạt bí ngô và vừng, cá… Mặc dù những chất béo này tốt cho sức khỏe của bạn nhưng vẫn nên giới hạn ở mức khoảng 20% ​​đến 35% lượng calo hàng ngày. Những người bị tăng cholesterol hoặc mắc bệnh mạch máu có thể cần mức độ thấp hơn nữa.
  • Chú ý đến đồ uống: Một lon Coca-Cola chứa 39 gam đường. Điều đó có nghĩa là chỉ một lon Coca đã vượt quá lượng đường khuyến nghị hàng ngày. Đường và calo trong nước ngọt, nước tăng lực, nước uống thể thao và nước trái cây có thể góp phần tăng cân. Những đồ uống được quảng cáo là “không đường” và “ít calo” cũng không tốt hơn là bao. 
  • Nấu ăn ở nhà: Các nghiên cứu cho thấy những người chuẩn bị bữa ăn tại nhà ít có khả năng tăng cân hoặc mắc bệnh tiểu đường loại 2. Những người ăn bữa ăn nấu tại nhà nhiều hơn 5 lần mỗi tuần có nguy cơ bị thừa cân thấp hơn 28% so với những người ăn bữa ăn nấu tại nhà ít hơn 3 lần mỗi tuần. 

3.3. Tập thể dục để ngăn ngừa béo phì

Hầu hết các hướng dẫn đều khuyến nghị người trưởng thành trung bình nên hoạt động thể chất với cường độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần. Điều đó có nghĩa là ít nhất 30 phút mỗi ngày, năm ngày mỗi tuần.

3.4. Giảm căng thẳng để ngăn ngừa béo phì

Căng thẳng mãn tính làm tăng nồng độ hormone căng thẳng cortisol và dẫn đến tăng cân. Có nhiều cách lành mạnh để đánh bại căng thẳng bao gồm:

  • Đi dạo hàng ngày
  • Tham gia tập yoga hoặc thái cực quyền thường xuyên
  • Thiền
  • Nghe nhạc bạn yêu thích
  • Cùng tụ tập với bạn bè
  • Viết nhật ký
  • Các nghiên cứu cho thấy nuôi thú cưng có thể làm giảm huyết áp. Ngoài ra, thú cưng, đặc biệt là chó, có thể tăng mức độ hoạt động thể chất của bạn và giúp bạn ngăn ngừa tăng cân. 

3.5. Cải thiện giấc ngủ để ngăn ngừa béo phì

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyến nghị nên ngủ từ 7 tiếng trở lên đối với người lớn từ 18 tuổi trở lên và thậm chí ngủ nhiều hơn đối với những người trẻ tuổi. Để đạt được điều này, bạn nên:

  • Đặt giờ đi ngủ nhất quán.
  • Đảm bảo phòng ngủ của bạn yên tĩnh, tối và nhiệt độ thoải mái.
  • Đặt điện thoại, máy tính và tivi ra khỏi phòng ngủ.
  • Cắt thời gian sử dụng thiết bị trong vòng 01 giờ trước khi đi ngủ.
  • Tránh các bữa ăn quá no và caffeine trước khi đi ngủ.
  • Tăng cường tập thể dục để giúp cơ thể thư giãn tốt hơn vào ban đêm.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các liệu pháp hỗ trợ giảm cân khác hiện đại và an toàn cho sức khỏe. Giải pháp tiêu hao mỡ theo các phác đồ khoa học và được cá nhân hóa từ Dripfit sẽ giúp giảm béo và quản trị cân nặng cấp độ tế bào dành cho những người giảm béo nhiều lần thất bại. Đây là một giải pháp giảm mỡ không xâm lấn, an toàn, giảm béo dễ dàng, giúp cuộc sống nhẹ nhàng hơn nhờ công nghệ độc quyền từ Hoa Kỳ.

Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cảnh giác việc tăng cân của bạn là do thuốc

Cảnh giác việc tăng cân của bạn là do thuốc

10 nguyên nhân hàng đầu gây tăng cân béo phì

10 nguyên nhân hàng đầu gây tăng cân béo phì

Ngủ nhiều có béo không?

Ngủ nhiều có béo không?

34

Bài viết hữu ích?