Zalo

Xét nghiệm canxi máu có cần nhịn ăn không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm trong canxi máu là một trong những xét nghiệm máu phổ biến. Xét nghiệm canxi trong máu có thể được thực hiện trong khi khám sức khỏe định kỳ hoặc với người có dấu hiệu triệu chứng của rối loạn canxi hoặc ở người ít vận động.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm canxi máu để làm gì?

Thông thường thì nồng độ canxi trong máu người luôn giao động trong một khoảng giá trị. Nguyên nhân là do canxi trong máu được cơ thể kiểm soát bằng cơ chế điều hòa ngược. Hầu hết những người có hàm lượng canxi trong máu hơi thấp hoặc hơi cao hơn mức cần thiết đều không có xuất hiện bất cứ dấu hiệu triệu chứng bất thường nào. Các dấu hiệu triệu chứng trên lâm sàng chỉ xuất hiện khi nồng độ canxi trong máu đang ở mức quá thấp hoặc quá cao.

Canxi trong máu được tồn tại ở hai dạng:

  • Dạng kết hợp: gắn với protein mà chủ yếu là albumin.
  • Dạng tự do: không gắn với protein.

Từ đó, có 2 loại xét nghiệm canxi máu thường gặp là:

  • Xét nghiệm canxi máu toàn phần: Câu hỏi xét nghiệm calci toàn phần để làm gì? loại xét nghiệm này có giá trị định lượng cả canxi tự do và canxi hợp. Đây là loại xét nghiệm canxi thường được bác sĩ điều trị chỉ định.
  • Xét nghiệm canxi ion hóa: là loại xét nghiệm chỉ đo lượng canxi tự do.

Xét nghiệm canxi máu để làm gì? Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm canxi máu trong khi kiểm tra sức khỏe định kỳ của bạn. Đồng thời, xét nghiệm nồng độ canxi trong máu cũng được chỉ định khi bạn có các triệu chứng liên quan đến tăng hoặc giảm canxi. Ngoài ra, bác sĩ điều trị cũng chỉ định thực hiện loại xét nghiệm này trong trường hợp tầm soát các bệnh lý như bệnh thận, bệnh tuyến cận giáp, bệnh lý ác tính hoặc đối với người đang bị suy dinh dưỡng.

xét nghiệm canxi máu có cần nhịn ăn
Chỉ định xét nghiệm nồng độ canxi trong máu trong khi kiểm tra sức khỏe định kỳ

2. Xét nghiệm canxi máu có cần nhịn ăn?

Nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu là bạn được yêu cầu không ăn, uống bất cứ thứ gì ngoài nước lọc trước khi thực hiện xét nghiệm máu. Tuy nhiên, không phải xét nghiệm máu nào cũng được yêu cầu cần nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm, thông thường nếu có yêu cầu thì cũng chỉ nhịn ăn trong một thời gian ngắn.

Một số xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn ăn từ 4 đến 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy. Nguyên nhân là do sau khi ăn, các chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi thành năng lượng để nuôi cơ thể. Trong trường hợp này sẽ làm cho lượng đường hoặc mỡ trong máu tăng cao dẫn đến làm xét nghiệm máu sẽ cho kết quả không chính xác.

Câu hỏi đặt ra là xét nghiệm canxi máu có cần nhịn ăn? Xét nghiệm nồng độ canxi trong máu có vai trò xác định nồng độ canxi toàn phần trong huyết thanh, cung cấp các thông tin liên quan đến chuyển hóa canxi của cơ thể, chức năng tuyến cận giáp. Chỉ số này tăng lên sau khi uống sữa có nhiều canxi. Vì vậy, trước khi lấy máu xét nghiệm canxi, bạn được khuyên không cần nhịn ăn.

xét nghiệm canxi máu có cần nhịn ăn
Trước khi làm xét nghiệm nồng độ canxi trong máu thường được khuyên nhịn ăn

3. Một số điều cần chuẩn bị trước khi xét nghiệm canxi máu

Trước khi tiến hành lấy máu xét nghiệm canxi xem có thiếu hụt hay dư thừa canxi không, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Không uống bổ sung canxi trong thời gian từ 8 đến 12 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm canxi máu. Bác sĩ điều trị sẽ cho bạn biết bạn không nên ăn hoặc uống gì trước khi xét nghiệm;
  • Nhiều loại thuốc đang sử dụng có thể gây ra ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm này. Bạn cần thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc không kê đơn hoặc các loại thuốc kê đơn mà bạn đang sử dụng.

Để có thể nhịn ăn an toàn trước khi làm xét nghiệm máu cũng như lấy máu xét nghiệm canxi, người bệnh có thể được khuyên:

  • Uống bổ sung nhiều nước để đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Nguyên nhân là do nước không gây ra ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu và được chấp nhận khi nhịn ăn.
  • Sắp xếp thời gian để ăn hoặc uống trước khi thực hiện xét nghiệm khi xác định thời điểm làm thí nghiệm.
  • Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng dùng một số loại thuốc, cụ thể như vitamin D, lithium, thuốc lợi tiểu,… để đảm bảo kết quả xét nghiệm.
  • Việc nhịn ăn để làm xét nghiệm đối với phụ nữ mang thai thường không gây ảnh hưởng nào đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, thai phụ nên thông báo với bác sĩ điều trị trước khi làm xét nghiệm để được hướng dẫn nhịn ăn an toàn trước khi làm xét nghiệm.
  • Nếu bạn đã lỡ ăn hoặc uống trong thời gian trước khi lấy máu xét nghiệm canxi, nguyên nhân do quá đói hoặc nhầm lẫn giờ thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ và dời lại lịch xét nghiệm canxi máu.
  • Xét nghiệm máu nói chung là an toàn. Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra thường biến mất trong vài giờ, hoặc tệ nhất trong thời gian từ 1 đến 2 ngày. Dù hiếm gặp nhưng 1 số tác dụng không mong muốn nghiêm trọng hơn có thể phát triển nên bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.

Xét nghiệm máu, trong đó có xét nghiệm canxi máu hay xét nghiệm nồng độ canxi trong máu là xét nghiệm tương đối đơn giản nên có thể thực hiện được ở hầu hết các cơ sở y tế hay các phòng thí nghiệm trên phạm vi cả nước.

Khi thực hiện các gói xét nghiệm máu từ cơ bản đến chuyên sâu, bạn sẽ được thăm khám, đo lượng tử, xét nghiệm,… và thực hiện nhiều loại xét nghiệm đạt tiêu chuẩn khác qua đó xác định những vấn đề sức khỏe của mình và xác định được sức khỏe tổng thể một cách tối ưu nhất.

Đối với những người thừa cân, béo phì hoặc những người mắc các bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa thì việc thực hiện xét nghiệm nồng độ canxi trong máu đóng vai trò quan trọng. Nguyên nhân là do thông qua xét nghiệm này bác sĩ điều trị sẽ đánh giá tổng thể được vấn đề sức khỏe hiện tại. Nhờ đó mà bác sĩ điều trị sẽ đưa ra hướng chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bệnh. Đồng thời, việc xét nghiệm nồng độ canxi trong máu với nhiều giá trị chẩn đoán sẽ góp phần làm giảm thiểu được tối đa những biến chứng không mong muốn về sức khỏe đối với người bệnh.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền Xem thêm bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Những xét nghiệm nào có thể phát hiện khối u tuyến yên?

Những xét nghiệm nào có thể phát hiện khối u tuyến yên?

Chỉ số acid uric 800 có cao quá không? Có chắc chắn bị gút không?

Chỉ số acid uric 800 có cao quá không? Có chắc chắn bị gút không?

Chỉ số axit uric 430 là cao hay thấp? Có phải đã bị gút không?

Chỉ số axit uric 430 là cao hay thấp? Có phải đã bị gút không?

391

Bài viết hữu ích?