Chào chị Nhi,
Xin giới thiệu cho chị Nhi được biết axit uric là sản phẩm chuyển hóa đạm trong nhiều loại thực phẩm mà chúng ta ăn vào hàng ngày như phủ tạng động vật, thịt bò, thức uống có cồn như rượu, bia… Chỉ số axit uric trong máu là một trong những yếu tố giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh gút. Chỉ số axit uric kết hợp với các đặc điểm lâm sàng khác sẽ phản ánh rõ mức độ bệnh gút và giúp xác định giai đoạn bệnh.
Giá trị của chỉ số axit uric bình thường trong máu được áp dụng ở nhiều quốc gia như sau:
Tuy nhiên, định nghĩa về phạm vi bình thường của chỉ số axit uric nói chung cần phải được xem xét kỹ càng hơn. Theo kiến thức khoa học mới, giá trị axit uric ngưỡng <360 µmol/L cho thấy đối tượng đang ở trạng thái khỏe mạnh thực sự. Ngưỡng axit uric cần được cân nhắc hướng đến cho mọi đối tượng, giúp giảm được nguy cơ mắc bệnh gút. Như vậy, chỉ số axit uric 430 μmol/lít của chị Nhi được xem là một chỉ số CAO, cần hết sức chú ý. Vậy với chỉ số này chị đã mắc bệnh Gút hay chưa?
Cơn gút cấp tính đầu tiên thường hay xuất hiện ở người thuộc lứa tuổi 35 - 55 tuổi, ít khi xuất hiện trước 25 tuổi hoặc sau 65 tuổi. Ở phụ nữ, bệnh gút ít xảy ra trước tuổi mãn kinh, ở nam giới nếu mắc bệnh gout khi tuổi càng trẻ thì bệnh càng nặng. Trong trường hợp chị Nhi 38 tuổi có chỉ số axit uric 430 nhưng chị chưa đề cập đến việc có/không xuất hiện các dấu hiệu bệnh.
Khi axit uric máu tăng > 420 µmol/l được xem là một gợi ý bệnh gút, tuy nhiên khoảng 40% bệnh nhân có cơn gout cấp nhưng chỉ số axit uric máu vẫn bình thường. Chỉ số axit uric 430 của chị Nhi chỉ đủ kết luận chị đang có tình trạng tăng axit uric máu, chưa thể khẳng định chị có mắc bệnh gút hay không.
Với chỉ số axit uric 430, để kết luận chị có mắc bệnh gút hay không, chị cần tham vấn thêm ý kiến bác sĩ để được khai thác kĩ hơn về tiền sử bệnh, triệu chứng bệnh, các loại thuốc đang dùng và thực hiện thêm các xét nghiệm để khẳng định chính xác bệnh gút.
Các xét nghiệm chị Nhi có thể tham khảo thực hiện để định bệnh như:
Có thể thấy chị Nhi được xem là đang có tình trạng tăng axit uric máu, do đó chị nên áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng này:
Như vậy, chỉ số axit uric 430 μmol/lít của chị Nhi được xem là một chỉ số CAO, cần thăm khám chuyên sâu với bác sĩ để kết luận đã mắc bệnh gút hay chưa và có hướng can thiệp. Chị có thể tham khảo thêm các biện pháp giúp cải thiện chỉ số này để có hướng chăm sóc sức khoẻ chủ động cho bản thân.
Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi. Nếu có thắc mắc nào khác, chị vui lòng liên hệ trực tiếp để nhận được hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ bác sĩ và chuyên gia của Dripcare.
102
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
Chỉ số acid uric 800 có cao quá không? Có chắc chắn bị gút không?
Kết quả xét nghiệm axit uric 650 có bị gout không?
Chỉ số acid uric 530 có bị gout không?
Nồng độ axit uric trong xét nghiệm máu cao: Nguyên nhân, rủi ro, điều trị, phòng ngừa
Mức Acid uric trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?
102
Bài viết hữu ích?