Zalo

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh gout

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Gout là một bệnh xuất hiện với dấu hiệu viêm khớp cấp tính gây đau dữ dội, sưng và cứng khớp. Bệnh thường do di truyền, giới tính, tuổi, thói quen ăn uống, luyện tập…. Việc xác định sớm được các yếu tố nguy cơ bệnh gout giúp chúng ta chủ động phòng ngừa bệnh được tốt hơn.

1. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh gout 

Bệnh gout là tình trạng rối loạn chuyển hoá nhân purin với đặc điểm chính là tăng acid uric máu cùng với tình trạng lắng đọng tinh thể monosodium urate ở các khớp cũng như vị trí phần mềm của khớp trên khắp cơ thể. 

Bệnh xảy ra ở trạng thái cấp tính đột ngột, khiến người bệnh đau khớp dữ dội. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến các khớp ngón chân cái, hoặc khớp bàn chân, mắt cá chân… Cơn đau có thể kéo dài từ 5 đến 10 ngày rồi ngưng. Trong giai đoạn phát bệnh, người bệnh cảm thấy khớp nóng rát, sưng phồng, đau đớn rất khó chịu.

Các yếu tố nguy cơ bệnh gout được nhận định từ các nghiên cứu bao gồm: 

  • Giới tính. Đa phần theo thống kê nam giới mắc bệnh gout chiếm tới 95%. Các nguyên nhân gây bệnh gout ở nam giới một phần là do lối sống hay chế độ ăn không lành mạnh, sử dụng rượu bia hay chất kích thích hoặc cũng có thể do di truyền. 
  • Tuổi. Khi người bệnh có tuổi càng cao thì yếu tố nguy cơ của gout gia tăng càng cao. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nam giới có tuổi mắc bệnh gout thường trong khoảng từ 40 đến 50 tuổi, còn với phụ nữ thì thường xuất hiện bệnh sau thời kỳ mãn kinh. 
  • Tình trạng uống bia rượu hoặc sử dụng chất kích thích chính là các nguyên nhân gây bệnh gout. Sự kết hợp của các loại đồ uống này với bệnh đã được nhắc đến từ xa xưa. Nhiều nghiên cứu cũng nhận định có tới 75 đến 85% bệnh nhân mắc gout uống rượu bia thường xuyên với thời gian trung bình từ 7 đến 10 năm. Uống rượu bia trong thời gian dài là các nguyên nhân gây bệnh gout, bởi vì nó dẫn đến tình trạng tăng acid uric trong máu. 
  • Thừa cân, béo phì với chỉ số khối cơ thể trên 25 là yếu tố nguy cơ mắc bệnh gout tăng gấp 5 lần so với những người bình thường. 
  • Thói quen ăn uống của người bệnh với chế độ ăn nhiều thịt, hải sản hay nội tạng động vật sẽ là yếu tố nguy cơ của gout
  • Tăng acid uric máu và các rối loạn chuyển hoá khác. Khi đường huyết tăng cao và các rối loạn lipid máu xảy ra thì sẽ ảnh hưởng đến các triệu chứng của bệnh gout làm cho bệnh tiến triển nhanh. Tăng cholesterol có nguy cơ tăng khoảng 20% bệnh nhân mắc gout, tăng triglycerid tăng khoảng 40% bệnh nhân mắc gout. 
  • Yếu tố gia đình có thể liên quan đến gen nhưng chưa được phát hiện hoặc do các thói quen sinh hoạt của gia đình như ăn uống, luyện tập…
  • Thuốc sử dụng trong một thời gian dài có thể làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hoặc bài tiết các acid uric khiến tăng acid uric trong máu. Những thuốc này có thể là thiazide, aspirin, …
  • Phơi nhiễm với kim loại chì. Các nghiên cứu đã nhận định được mối quan hệ giữa phơi nhiễm chì mãn tính với tăng nguy cơ mắc bệnh gout khá cao. 
  • Một số các bệnh mãn tính có liên quan đến yếu tố nguy cơ gây bệnh gout và tăng acid uric, trong đó chủ yếu gặp ở bệnh lý thận. Những trường hợp tổn thương thận ở bệnh nhân mắc gout nguyên phát là do xơ hóa thận gây tăng huyết áp. Tuy nhiên, vấn đề tăng acid uric trong máu vẫn là nguyên nhân trực tiếp tiến triển của bệnh thận và tăng huyết áp
95% người mắc bệnh gout là nam giới
95% người mắc bệnh gout là nam giới

2.  Dự phòng yếu tố nguy cơ gây bệnh gout

Bệnh gout hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để. Tuy nhiên, nếu tự chăm sóc bản thân tốt, cùng với việc thay đổi lối sống trong sinh hoạt, ăn uống, luyện tập nghỉ ngơi thì có thể giúp giảm hoặc ngăn ngừa một số triệu chứng của gout: 

  • Giảm cân, duy trì cân nặng ở mức ổn định và hợp lý, giảm nồng độ acid uric máu, từ đó giảm bớt được sức chịu đựng của khớp. Tuy nhiên, không nên nhịn ăn để giảm cân vì điều đó có thể làm tăng acid uric trong máu nhiều hơn, 
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật có hàm lượng đạm cao. Bởi vì trong thành phần của những thực phẩm này chủ yếu chứa rất nhiều purin. Chẳng hạn như phủ tạng động vật như gan, thận, não, lách…hoặc các loại cá có hàm lượng purin cao như cá trích, cá thu…
  • Giới hạn hoặc tránh sử dụng rượu bia hoặc đồ uống có chứa chất kích thích. Bởi vì những thành phần trong các loại đồ uống này có thể làm giảm bài tiết acid uric. 
Dự phòng yếu tố nguy cơ gây bệnh gout
Dự phòng yếu tố nguy cơ gây bệnh gout

3. Các lưu ý cần biết để có sức khỏe tốt, phòng tránh bệnh gout

Để giảm yếu tố nguy cơ bệnh gout đồng thời duy trì sức khỏe tốt người bệnh nên lưu ý: 

  • Những người đã từng mắc bệnh gout cần có sự kiểm soát thông qua chế độ ăn và uống. Khi thực hiện chế độ ăn giảm purin có thể đảm bảo nồng độ acid uric trong máu.
  • Người bệnh nên duy trì chế độ ăn giàu rau xanh, thực phẩm tươi sống. Hạn chế tối đa đồ đóng hộp, đồ ăn sẵn…
  • Bệnh gout là nhóm bệnh của cơ xương khớp. Vì vậy một người bệnh gặp các triệu chứng của bệnh gout có thể áp dụng các phương pháp điều trị viêm khớp tại nhà. Chẳng hạn như duy trì cân nặng vừa phải, hoặc luyện tập các động tác hỗ trợ cho sức khoẻ của khớp và xương. 

Có thể thấy việc phát hiện sớm và có biện pháp dự phòng các yếu tố nguy cơ bệnh gout giúp người bệnh không phải đối mặt với những biến chứng, thay đổi ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Người bệnh có thể duy trì thói quen lành mạnh với chế độ ăn hợp lý và luyện tập thường xuyên để có một sức khỏe tốt. Từ đó, giúp tăng cường sức đề kháng để có cuộc sống khỏe mạnh, trường thọ hơn. 

Nguồn: arthritis-health.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cảnh giác tăng đường huyết dịp Tết

Cảnh giác tăng đường huyết dịp Tết

Ăn các bữa sớm hơn có thể giúp giảm cân

Ăn các bữa sớm hơn có thể giúp giảm cân

Năng lượng chuyển hóa trong cơ thể như thế nào?

Năng lượng chuyển hóa trong cơ thể như thế nào?

Nguyên nhân bạn không giảm cân

Nguyên nhân bạn không giảm cân

Cách nào giảm mỡ bụng cho nam giới?

Cách nào giảm mỡ bụng cho nam giới?

5

Bài viết hữu ích?