Zalo

Chế độ ăn cho người bị bệnh gout

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh gout do nồng độ axit uric máu quá cao trong thời gian dài. Khi đó, các tinh thể urat lắng đọng trong khớp gây viêm và đau khớp. Bệnh có thể tiến triển tới biến dạng, cứng khớp. Các tinh thể urat lắng đọng ở thận gây viêm thận kẽ, sỏi thận. Gout không chỉ làm suy giảm sức khỏe mà còn có thể ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Võ Ngọc Nhi - Bác sĩ Nội

1. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bị bệnh gout

Để điều trị gout, ngoài việc sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì việc xây dựng chế độ ăn hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh và phòng ngừa cơn gout cấp.

Chế độ ăn cho người bị bệnh gout cần đảm bảo hợp lý với các nguyên tắc sau:

  • Đảm bảo đủ năng lượng theo nhu cầu cơ thể để đạt được cân nặng phù hợp. Với người bệnh gout có cân nặng bình thường, chế độ ăn phải đảm bảo đủ dưỡng chất, năng lượng để duy trì cân nặng, tránh việc ăn kiêng làm cho cơ thể suy dinh dưỡng. Trong khi đó, những người bệnh gout bị thừa cân, béo phì cần giảm năng lượng cung cấp theo một lộ trình hợp lý để vừa giảm axit uric vừa giảm cân, giảm mỡ.
  • Ưu tiên ăn các thực phẩm chứa ít purin: Axit uric là sản phẩm chuyển hóa của purin. Giảm lượng purin đưa vào cơ thể sẽ giúp giảm nồng độ axit uric trong máu.
  • Sử dụng các thực phẩm, biện pháp giúp tăng đào thải axit uric.

2. Chế độ dinh dưỡng dành cho cho người bị bệnh gout

2.1. Người bị bệnh gout nên ăn gì?

  • Người mắc bệnh gout nên ăn các loại thịt trắng (ức gà, cá..), thay vì các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn…), vì thịt có màu trắng thường ít purin hơn. Mỗi ngày cần duy trì 50-100g lượng protein cần thiết.
Bệnh gout
Các thực phẩm ít purin như ức gà, rau xanh rất tốt cho người bệnh gout 
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây: Rau xanh đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Người bị bệnh gout nên ăn súp lơ xanh hoặc rau chân vịt để có thể làm giảm hấp thụ đạm. Từ đó giúp giảm sự hình thành acid uric. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại rau giàu chất xơ khác như: Củ cải, cải xanh, bí…và các trái cây chứa nhiều vitamin C như: Dứa, dâu tây, cam..
  • Uống nhiều nước: Người bị bệnh gout nên uống từ 2 - 2,5 lít/ ngày tùy để gia tăng lượng nước tiểu nhờ uống nhiều nước cũng làm tăng đào thải acid uric. Trong khi đó, dùng các thuốc lợi tiểu như furosemide, thiaid,…lại làm tăng acid uric máu và làm bệnh nặng hơn. 
  • Bổ sung vitamin C: Bên cạnh việc bổ sung vitamin C giúp giảm viêm, nhiều nghiên cứu đã khẳng định vitamin C khoảng 500-1000mg mỗi ngày cũng có thể giúp giảm acid uric. Tuy nhiên, cần cân nhắc sử dụng ở những người đang có viêm loét dạ dày- tá tràng, người có cơ địa dễ tạo sỏi thận.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng nên ưu tiên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu oliu, dầu vừng…để giảm bớt lượng chất béo, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào chứa nhiều dầu mỡ.

2.2. Những thực phẩm người bị bệnh gout không nên ăn

Người mắc bệnh gout nên hạn chế sử dụng các thực phẩm như:

  • Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, các hải sản (ghẹ, tôm, cua, ốc, hến…) vì đây là các thực phẩm giàu purin.
  • Tránh ăn một số loại rau như nấm, măng tây, rau bina, giá đỗ…
  • Không ăn các thực phẩm lên men vì chúng làm nồng độ axit uric máu tăng cao.
  • Tránh sử dụng rượu,bia vì rượu làm gia tăng sự tạo axit uric trong gan và giảm đào thải ở thận .
  • Các gia vị cay, nóng như ớt, hạt tiêu cũng nên dùng hạn chế vì sử dụng các loại gia vị này có thể gây hưng phấn thần kinh giao cảm gây tái phát bệnh gout.

Nói chung, khi áp dụng chế độ ăn cho người bị gout, bệnh nhân không cần quá khắt khe trong việc lựa chọn loại đồ ăn. Tuy nhiên để xây dựng một thực đơn dinh dưỡng hợp lý, khoa học thì tốt nhất người bệnh nên tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Võ Ngọc Nhi Xem thêm bài viết của Bác sĩ Võ Ngọc Nhi
Bác sĩ Võ Ngọc Nhi

BS.Võ Ngọc Nhi

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống ở người bệnh viêm khớp dạng thấp

Biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống ở người bệnh viêm khớp dạng thấp

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh gout

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh gout

Bệnh béo phì ảnh hưởng đến xương khớp thế nào?

Bệnh béo phì ảnh hưởng đến xương khớp thế nào?

Cách chữa đau khớp khuỷu tay

Cách chữa đau khớp khuỷu tay

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

27

Bài viết hữu ích?