Zalo

Bệnh béo phì ảnh hưởng đến xương khớp thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh béo phì là 1 vấn đề đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng triệu người. Ngoài việc gây ra các vấn đề về tim mạch, đường huyết và hô hấp, béo phì cũng có tác động tiêu cực đến xương khớp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tác động béo phì ảnh hưởng đến xương khớp và các biện pháp để ngăn ngừa.

1. Béo phì ảnh hưởng đến xương khớp như thế nào?

Béo phì là tình trạng khi cơ thể tích trữ quá nhiều chất béo, khiến khối lượng cơ thể tăng lên gây ra nhiều áp lực lên các khớp, điều này gây ra một loạt các vấn đề liên quan đến xương khớp, bao gồm:

1.1. Sưng khớp và đau nhức

Khi tải trọng lên khớp tăng lên, các mô sụn trong khớp bị bào mòn nhanh hơn, do đó làm cho chúng dễ bị tổn thương hơn. Bề mặt mô sụn có thể trở nên mỏng và không còn đàn hồi, gây ra sự ma sát giữa các xương, dẫn đến sưng đau khớp và việc di chuyển khó khăn, đặc biệt là ở các khớp chịu áp lực như gối, cổ tay và hông.

1.2. Thoát vị đĩa đệm

Béo phì có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm - tình trạng 1 hoặc nhiều đĩa đệm bị lún xuống hoặc trượt khỏi vị trí bình thường. Áp lực lên đĩa đệm do trọng lượng cơ thể tăng lên sẽ khiến bao xơ của đĩa đệm bị mài mòn, mỏng dần và dễ gây ra các chấn thương. Khi thoát vị xảy ra, người bệnh có thể trải qua các triệu chứng như đau lưng, đau cổ, tê bì, yếu tay hoặc chân và thậm chí là bại liệt.

1.3. Viêm khớp

Không những béo phì gây đau khớp mà còn có thể dẫn đến viêm khớp. Khi đó, cơ thể sẽ sản xuất nhiều chất viêm, trong đó có các chất cytokine và adipokine, gây ra sự viêm và tổn thương đến các khớp. Các chất viêm được sản xuất bởi tế bào mỡ thừa trong cơ thể, những tế bào này sẽ tụt xuống các khớp và gây ra sự viêm và đau nhức trong các khớp. Điều này gây ra đau đớn khi vận động và đi lại.

1.4. Thoái hóa khớp

Béo phì ảnh hưởng đến xương khớp bằng việc tạo ra các vết nứt và sứt mẻ trên bề mặt sụn khớp, dẫn đến thoái hóa khớp. Đồng thời, việc tích lũy mỡ càng nhiều, càng tạo ra nhiều gai xương xung quanh khớp, gây đau nhức và khó chịu hơn khi vận động.

Béo phì ảnh hưởng đến xương khớp bằng việc tạo ra các vết nứt và sứt mẻ trên bề mặt sụn khớp, dẫn đến thoái hóa khớp
Béo phì ảnh hưởng đến xương khớp bằng việc tạo ra các vết nứt và sứt mẻ trên bề mặt sụn khớp, dẫn đến thoái hóa khớp

1.5. Loãng xương

Khi cơ thể vị béo phì thì hàm lượng lượng lipid trong máu tăng lên làm cho mật độ xương giảm, làm cho xương trở nên mỏng và dễ gãy hơn.

1.6. Bệnh Gout

Béo phì có thể gây ra bệnh gout - một loại viêm khớp mạn tính do tăng acid uric trong máu. Khi có quá nhiều acid uric trong cơ thể, nó có thể tạo thành các tinh thể urat trong khớp, gây ra đau và sưng. Béo phì là một trong những yếu tố góp phần vào việc tăng acid uric trong cơ thể. Chính vì vậy mà người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao hơn mắc bệnh gout so với những người có cân nặng bình thường

2. Các biện pháp để ngăn ngừa đau xương khớp vì thừa cân

Để ngăn ngừa các vấn đề xương khớp liên quan đến béo phì, có một số biện pháp mà bạn có thể thực hiện như:

2.1. Giảm cân

Để tránh tình trạng béo phì gây đau khớp thì việc giảm cân sẽ là biện pháp hiệu quả nhất, Việc giảm cân sẽ giúp giảm áp lực lên các khớp và giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.

Để tránh tình trạng béo phì gây đau khớp thì việc giảm cân sẽ là biện pháp hiệu quả nhất
Để tránh tình trạng béo phì gây đau khớp thì việc giảm cân sẽ là biện pháp hiệu quả nhất

2.2. Tập thể dục

Tập thể dục định kỳ là một trong những cách hiệu quả để giảm béo phì và giữ gìn sức khỏe của xương khớp. Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe xương khớp bằng cách cải thiện cơ bắp và linh hoạt của các khớp. Nếu bạn đang bị béo phì, bạn có thể bắt đầu với các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga hoặc đi xe đạp. Khi cơ thể của bạn trở nên khỏe mạnh hơn, bạn có thể tăng cường tập thể dục và tập các bài tập thể dục có tác động trực tiếp đến sức khỏe của xương khớp như bài tập chống đẩy, bài tập cử động khớp và bài tập kéo dãn.

2.3. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống của mình bằng cách giảm thiểu các loại thực phẩm giàu đường và chất béo, và tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ và chất dinh dưỡng. Các thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, hạt chia và quả óc chó cũng giúp giảm viêm khớp và bảo vệ xương khớp.

2.4. Hạn chế tác động lên khớp

Hạn chế tác động lên khớp bằng cách sử dụng các loại giày phù hợp và đúng kích cỡ, tăng cường nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và tránh các hoạt động có tác động mạnh lên khớp như chạy bộ hoặc leo núi.

2.5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Bạn đang bị thừa cân gây đau khớp. Tốt nhất là bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về xương khớp liên quan đến béo phì. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng như đau nhức, sưng khớp hoặc khó di chuyển. Tóm lại, bệnh béo phì là một trong những nguyên nhân gây hại đến sức khỏe của xương khớp. Tuy nhiên, việc giảm cân, tập thể dục định kỳ, ăn uống lành mạnh, hạn chế tác động lên khớp và kiểm tra sức khỏe định kỳ là các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe xương khớp của chúng ta. Đặc biệt, nếu bạn đang thực hiện các chế độ ăn kiêng lành mạnh để giúp giảm cân thì có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân Y khoa Cấn Thị Mai Huê xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vì sao tăng cân nhiều lại thêm rủi ro sức khỏe?

Vì sao tăng cân nhiều lại thêm rủi ro sức khỏe?

Ung thư vú và béo phì có mối liên hệ với nhau thế nào?

Ung thư vú và béo phì có mối liên hệ với nhau thế nào?

Mối liên quan giữa béo phì và ung thư

Mối liên quan giữa béo phì và ung thư

54

Bài viết hữu ích?