Tăng axit uric máu là một thuật ngữ dùng để chỉ nồng độ axit uric trong xét nghiệm máu tăng cao. Axit uric là sản phẩm thải ra trong quá trình chuyển hoá một chất gọi là purin có mặt trong thực phẩm, nước uống hàng ngày của bạn. Hầu hết axit uric hoà tan trong máu, đi qua thận và rời khỏi cơ thể qua nước tiểu. Tăng axit uric máu xảy ra nếu có quá nhiều axit uric tồn tại trong cơ thể của bạn. Tăng axit uric máu khiến axit uric kết tụ thành các tinh thể sắc nhọn. Những tinh thể này có thể lắng đọng trong khớp gây ra bệnh gout hoặc tích tụ trong thận và hình thành sỏi thận.
Nhìn chung, tình trạng axit uric trong xét nghiệm máu cao rất phổ biến cứ 5 người thì có một người bị tăng axit uric máu. Đàn ông có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn so với phụ nữ. Tuy nhiên tình trạng tăng axit uric có thể điều trị được bằng cách thay đổi một số thói quen ăn uống hàng ngày như điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc uống nhiều nước. Bác sĩ có thể còn chỉ định sử dụng thuốc trong một số trường hợp để làm giảm axit uric nhằm điều trị triệu chứng mà bạn mắc phải.
Cơ thể tạo ra axit uric sau khi phân hủy purin, thông thường purin sẽ xuất hiện tự nhiên trong chế độ ăn uống và không gây hại với số lượng nhỏ. Tuy nhiên nếu bạn nạp quá nhiều thực phẩm có hàm lượng purin cao thì nồng độ axit uric trong máu cũng sẽ tăng theo thời gian. Thực phẩm và đồ uống có nhiều purin gồm:
Ngoài ra, có một số nhóm đối tượng có yếu tố nguy cơ cao bị tăng axit uric máu như:
Ban đầu việc tăng axit uric máu có thể không biểu hiện thành triệu chứng và rất khó phát hiện nếu chỉ tăng nhẹ. Tuy nhiên theo thời gian sự tích tụ axit uric trong máu có thể dẫn tới đau khớp và các triệu chứng khác Thậm chí nồng độ axit uric cao không được điều trị cuối cùng có thể dẫn tới tổn thương vĩnh viễn ở xương, khớp, gân, dây chằng,… Nghiên cứu cũng cho thấy, mối liên hệ giữa tăng nồng độ axit uric trong máu với các tình trạng sức khoẻ như bệnh thận, bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ, hội chứng chuyển hoá,…
Đa số mọi người sẽ không biết mình mắc bệnh cho tới khi nồng độ axit uric đủ cao để gây ra tình trạng bệnh gout hoặc sỏi thận. Các triệu chứng của cơn gout tấn công ở một trong các khớp có thể gồm:
Sỏi thận do tăng axit uric máu cũng có thể gây ra các triệu chứng như:
Nếu bạn có nồng độ axit uric trong xét nghiệm máu tăng cao nhưng không gặp bất kỳ triệu chứng nào thì bạn có thể không cần phải điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ định tần suất xét nghiệm máu để theo dõi bất kỳ thay đổi nào về nồng độ axit uric trong máu. Cách tốt nhất để giúp giảm axit uric là tránh các loại thực phẩm và đồ uống có hàm lượng purin cao như:
Tuỳ thuộc vào bệnh lý do tăng axit uric gây ra mà bạn có thể cần được điều trị bằng các loại thuốc khác nhau:
Cách tốt nhất để ngăn ngừa tăng axit uric máu là tuân theo kế hoạch ăn kiêng và tập thể dục lành mạnh. Bên cạnh đó, việc hạn chế tần suất ăn hoặc uống các loại thực phẩm có nhiều purin sẽ giúp bạn giữ nồng độ axit uric trong máu ở mức thấp. Nó cũng sẽ giúp bạn duy trì sức khoẻ tổng thể tốt hơn.
Tóm lại, có rất nhiều người có thể tăng axit uric máu nhưng không biểu hiện cho tới khi phát triển thành bệnh lý gout hoặc sỏi thận gây đau. Vì vậy, việc thực hiện các thay đổi trong chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp giảm mức axit uric, ngăn ngừa mọi triệu chứng trong tương lai và cải thiện sức khoẻ tổng thể. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu gặp bất kỳ các triệu chứng của tăng axit uric máu, đặc biệt là khi đi tiểu hoặc sưng tấy khớp nhằm điều trị kịp thời.
11
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
11
Bài viết hữu ích?