Béo phì có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (Nonalcoholic fatty liver disease - NAFLD). Tình trạng gan nhiễm mỡ xảy ra khi tốc độ gan hấp thu axit béo từ huyết tương và tổng hợp axit béo, lớn hơn tốc độ oxy hóa và giải phóng axit béo (dưới dạng Triglyceride trong VLDL). Đặc điểm nổi bật của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là có quá nhiều Triglyceride trong gan. Tình trạng nhiễm mỡ đã được định nghĩa về mặt hóa học là hàm lượng Triglyceride chiếm > 5% thể tích gan hoặc được xác định về mặt mô học khi trên 5% tế bào gan chứa Triglyceride có thể nhìn thấy được.
Tỷ lệ phổ biến của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu tăng lên khi chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng lên. Một phân tích về mô học gan thu được từ những người hiến gan cho thấy tỷ lệ phổ biến của bệnh nhiễm mỡ và viêm gan nhiễm mỡ tương ứng là khoảng 15% và 3% ở những người không béo phì, 65% và 20% ở những người béo phì loại I và II (BMI 30,0 – 39,9 kg/m2), 85% và 40% tương ứng ở những bệnh nhân cực kỳ béo phì (BMI ≥40 kg/m2). Mối quan hệ giữa BMI và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bị ảnh hưởng bởi nền tảng chủng tộc/dân tộc và biến thể di truyền trong các gen cụ thể.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu bệnh lý này có gây ra rối loạn chức năng chuyển hóa hay liệu rối loạn chức năng chuyển hóa có phải là nguyên nhân tích tụ mỡ trong gan hay không. Hiểu được các yếu tố chính xác liên quan đến cơ chế bệnh sinh và sinh lý bệnh học của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu sẽ cung cấp những hiểu biết quan trọng về các cơ chế chịu trách nhiệm cho các biến chứng của bệnh béo phì.
Gan nhiễm mỡ ở người béo phì phát triển khi lượng acid béo đầu vào (hấp thu và tổng hợp với quá trình este hóa tiếp theo thành Triglyceride) lớn hơn lượng acid béo đầu ra (oxy hóa và bài tiết). Ở những bệnh nhân béo phì, cả lượng acid có trong gan và cả acid béo tự do đều tăng lên, do vậy làm tăng nguy cơ hình thành gan nhiễm mỡ.
Có một mối tương quan sinh lý giữa chuyển hóa axit béo, kháng insulin, rối loạn lipid máu và hàm lượng Triglyceride trong bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Tốc độ giải phóng acid béo tự do từ mô mỡ và vận chuyển đến gan và cơ xương tăng lên ở những người béo phì mắc NAFLD, dẫn đến sự gia tăng hấp thu acid béo tự do ở gan và cơ. Ngoài ra, quá trình tạo mỡ mới trong gan của axit béo ở những đối tượng mắc bệnh béo phì lớn hơn những người bình thường, điều này càng góp phần vào sự tích tụ axit béo nội bào gan. Quá trình chuyển hóa axit béo có thể dẫn đến sự tích tụ Triglyceride trong gan (và trong cơ), kích thích bài tiết VLDL - Triglyceride với chứng tăng triglyceride máu sau đó và gây ra tình trạng kháng insulin ở gan và cơ xương.
Acid béo ban đầu được tích lũy trong tế bào gan dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ đơn thuần. Nếu tình trạng gan nhiễm mỡ đơn thuần không được quản lý kịp thời, gan sẽ bị xâm nhập bởi các tế bào miễn dịch, do đó, quá trình viêm bắt đầu hình thành, đây là một tình trạng được đặc trưng của viêm gan nhiễm mỡ không do rượu. Một lần nữa, nếu tình trạng viêm không được kiểm soát kịp thời, bệnh sẽ biến chứng thành xơ gan ở một nhóm bệnh nhân.
Một chức năng giống như tế bào mỡ đã được quy cho tế bào gan, khi khả năng lưu trữ năng lượng dư thừa của mô mỡ bị giảm đi. Ví dụ, trong tình trạng béo phì thông thường hoặc các tình trạng thiếu mô mỡ như rối loạn phân bố mỡ. Trong những trường hợp này, tế bào gan lưu trữ thêm chất béo, chủ yếu ở dạng Triglyceride, dẫn đến gan nhiễm mỡ đơn thuần. Cụ thể hơn, lượng axit béo tự do lưu thông dư thừa do quá trình phân giải mỡ tăng lên và giảm hấp thu axit béo ở mô mỡ dưới da có thể dẫn đến tích tụ mỡ ở gan, cơ xương và sau đó gây ra tình trạng đề kháng Insulin ở nhiều cơ quan.
Ảnh hưởng của việc cho ăn quá nhiều đối với hàm lượng Triglyceride trong gan và chức năng trao đổi chất chưa được nghiên cứu cẩn thận ở người. Dữ liệu từ một nghiên cứu được thực hiện ở loài gặm nhấm cho thấy rằng việc cho ăn quá nhiều trước tiên có tác động đến quá trình trao đổi chất ở gan, sau đó là tác động đến cơ bắp. Kháng insulin ở gan được quan sát thấy sau 3 ngày và ở cơ sau 7 ngày ăn quá nhiều.
Hạn chế calo và giảm cân là một liệu pháp hiệu quả cho bệnh nhân béo phì mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Hàm lượng Triglyceride trong gan giảm rõ rệt và quá trình cải thiện độ nhạy insulin ở gan xảy ra rất nhanh, trong vòng 48 giờ, do hạn chế calo (chế độ ăn ~1100 kcal/ngày).
Một đánh giá toàn diện về 14 nghiên cứu đánh giá hiệu quả của liệu pháp giảm cân theo lối sống đối với bệnh gan nhiễm mỡ và viêm gan nhiễm mỡ không do rượu. Dữ liệu từ các nghiên cứu can thiệp chế độ ăn uống trong tương lai gần đây đã phát hiện ra rằng giảm cân 5 – 10% đã cải thiện sinh hóa gan, mô học gan (nhiễm mỡ và viêm) và hàm lượng Triglyceride trong gan.
Phẫu thuật giảm béo là liệu pháp giảm cân hiệu quả và nhanh nhất hiện nay. Đã có lo ngại rằng việc giảm cân nhiều và nhanh chóng do phẫu thuật giảm béo gây ra có thể thực sự làm trầm trọng thêm bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bằng cách tăng viêm gan và xơ hóa. Tuy nhiên, dữ liệu từ loạt phẫu thuật gần đây cho thấy giảm cân do phẫu thuật giảm béo làm giảm nhiễm mỡ, viêm và xơ hóa. Ngoài ra, giảm cân do phẫu thuật giảm béo có tác dụng chuyển hóa có lợi đáng kể ở gan biểu hiện bằng việc:
Có thể thấy, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu thường là hậu quả của rối loạn chức năng chuyển hóa liên quan đến tình trạng béo phì. Hiểu rõ hơn về các cơ chế chịu trách nhiệm về sinh bệnh học và sinh lý bệnh học của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và béo phì, cũng như tình trạng này sẽ giúp cho người bệnh có được một cái nhìn chính xác hơn.
45
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
45
Bài viết hữu ích?