Zalo

Acid uric trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Axit uric là sản phẩm hoá học của quá trình phân huỷ các loại thực phẩm chứa hợp chất hữu cơ purin có trong các loại thức ăn như gan động vật, cá, bia rượu và thậm chí purin còn được tạo ra thông qua quá trình phân huỷ tế bào tự nhiên trong cơ thể. Hầu hết acid uric trong máu sẽ được lọc qua thận và thải ra ngoài qua nước tiểu tuy nhiên một số trường hợp nồng độ acid uric trong máu cao bất thường do các nguyên nhân sức khoẻ khác nhau. Lúc này chỉ số acid uric trong xét nghiệm máu sẽ đóng vai trò chẩn đoán các bất thường về sức khoẻ mà người bệnh mắc phải. Vậy thực sự chỉ acid uric trong xét nghiệm máu là gì?

1. Chỉ số acid uric trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số acid uric trong máu là nồng độ acid uric có trong máu của người bệnh được đánh giá thông qua xét nghiệm máu thông thường. Acid uric là một chất thải mà cơ thể tạo ra khi phân huỷ các hoá chất gọi là purin mà cơ thể có được thông qua các loại thực phẩm và đồ uống cũng như quá trình phân huỷ tự nhiên của tế bào. Hầu hết acid uric hòa tan trong máu sẽ được thận lọc và đưa ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Tuy nhiên, nếu acid uric tích tụ trong máu có thể hình thành các tinh thể urat xung quanh khớp gây nên tình trạng bệnh gout. Ngoài ra, nồng độ acid uric cao trong máu cũng có thể dẫn tới sỏi thận nhưng không phải ai có nồng độ acid uirc ao cũng gặp phải vấn đề này.

Ảnh 1: Chỉ số acid uric trong xét nghiệm máu dùng để đánh giá nồng độ acid uric trong máu và các vấn đề sức khỏe liên quan
Ảnh 1: Chỉ số acid uric trong xét nghiệm máu dùng để đánh giá nồng độ acid uric trong máu và các vấn đề sức khỏe liên quan

2. Vai trò của chỉ số acid uric trong xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu thông thường sử dụng acid uric trong một số trường hợp sau:

  • Giúp chẩn đoán bệnh gout.
  • Theo dõi nồng độ acid uric ở những người đang hoá trị ung thư hoặc tham gia một số phương pháp điều trị ung thư khác. Vì khi điều trị tiêu diệt tế bào ung thư một cách nhanh chóng có thể giải phóng một lượng lớn purin vào trong máu dẫn tới các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do nồng độ acid uric tăng quá cao. Xét nghiệm giúp nắm bắt sự gia tăng acid uric kịp thời để điều trị sớm.
  • Ngoài ra, xét nghiệm acid uric còn có thể dùng cho mẫu nước tiểu để tìm hiểu xem nồng độ acid uric cao có gây sỏi thận hay không hoặc theo dõi nguy cơ phát triển sỏi thận ở những người mắc bệnh gout.
Ảnh 2: Giá trị acid uric trong máu đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh gout
Ảnh 2: Giá trị acid uric trong máu đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh gout

3. Mục đích của chỉ số acid uric trong xét nghiệm máu

Không phải lúc nào xét nghiệm máu thông thường cũng có chỉ số acid uric mà tuỳ thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ mới yêu cầu chỉ số này như:

  • Bệnh nhân có triệu chứng của bệnh gout: Sưng đau khớp thường ảnh hưởng đầu tiên ở ngón chân cái, rồi tới các ngón chân, mắt cá hoặc đầu gối khiến bạn đau nhức nhối, sưng tấy và đỏ ở các vùng này.
  • Bệnh nhân đang điều trị ung thư với một số phương pháp khác nhau như hoá trị hoặc xạ trị
  • Kiểm tra chức năng thận sau chấn thương
  • Tìm nguyên nhân sỏi thận

4. Ý nghĩa của chỉ số acid uric trong xét nghiệm máu

Chỉ số acid uric trong xét nghiệm máu được đo bằng đơn vị mg/dL, các chỉ số bình thường còn tùy thuộc vào phòng thí nghiệm tuy nhiên nhìn chung mức acid uric sẽ có giá trị như sau:

  • Đối với nam giới: 2,5- 7 mg/dL
  • Đối với nữ giới: 1,5- 6 mg/dL

Nếu giá trị acid uric trong máu cao hơn ngưỡng trên có thể là do bạn ăn nhiều thực phẩm chứa purin như một số loại cá, đậu khô, thịt đỏ, rượu bia hoặc biểu hiện cho các tình trạng sức khoẻ như:

  • Cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric (bệnh nhưng ung thư đang đáp ứng điều trị).
  • Thận không thể loại bỏ acid uric khỏi máu.
  • Bệnh gout.
  • Bệnh bạch cầu, đa u tủy hoặc ung thư di căn.
  • Rối loạn sử dụng rượu.
  • Tiền sản giật (tình trạng cao huyết áp nguy hiểm ở phụ nữ mang thai).
  • Đái tháo đường.
  • Suy tuyến cận giáp làm giảm chức năng tuyến cận giáp.

Ngược lại, nồng độ acid uric trong máu thấp thường ít phổ biến hơn và không gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên nồng độ acid uric máu thấp có thể gợi ý cho một số tình trạng bệnh lý hiếm gặp như bệnh Wilson (rối loạn di truyền khiến đồng tích tụ trong các mô), Hội chứng Fanconi (rối loạn thận do bệnh u nang thận gây ra).

Tóm lại, acid uric trong xét nghiệm máu có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị một số bệnh lý như bệnh gout, bệnh nhân ung thư đang điều trị hoặc sỏi urat ở thận. Tuy nhiên xét nghiệm acid uric máu thường không phải xét nghiệm duy nhất được thực hiện để chẩn đoán vì còn bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn nhiều hoặc ít purin. Do đó các bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm khác để đánh giá và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng người bệnh.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Kết quả xét nghiệm axit uric 650 có bị gout không?

Kết quả xét nghiệm axit uric 650 có bị gout không?

Nồng độ axit uric trong xét nghiệm máu cao: Nguyên nhân, rủi ro, điều trị, phòng ngừa

Nồng độ axit uric trong xét nghiệm máu cao: Nguyên nhân, rủi ro, điều trị, phòng ngừa

Mức Acid uric trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Mức Acid uric trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Chỉ số xét nghiệm acid uric cao có phải bị gút?

Chỉ số xét nghiệm acid uric cao có phải bị gút?

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

12

Bài viết hữu ích?